Một số cas bệnh tim biểu hiện trên điện tâm đồ

Đây là bản Ppt bài thảo luận điện tim do anh Quyền chủ biên.
Mọi người xem trước để chuẩn bị thảo luận nhé.
Buổi thảo luận tổ chức vào sáng T5 (25-11) tuần này, lúc 8h.

Link down load
http://www.box.net/shared/nu15pptk09

Đáp án Đọc thêm!

Câu chuyện về 05 ông người mù nghiên cứu về 01 ông voi

Suy diễn câu chuyện ta có nhiều ông người nghiên cứu về thế giới. Mỗi ông nghiên cứu một mảng, và mỗi ông phán một thuyết khác nhau về thế giới. Nhưng tóm lại nó chỉ là cái đuôi hoặc cái vòi của con voi thế giới này mà thôi. Thu hẹp lại một chút, con voi-ông người, các nhà giải phẫu Phương Tây mổ ông người ra và phát biểu ông người là như thế này. Các nhà hiền triết Phương Đông ngắm nhìn và chiêm nghiệm ông người rồi phát biểu ông người thế như thế này. Chỉ là đưa ra cái hình ảnh của cái chân và cái tai ông voi mà thôi. Ai dám bảo cơ thể con người đơn giản hơn thế giới, ai dám bảo chúng ta không phải là những thầy mù kia? Ta chỉ sáng mắt ở một vài khía cạnh mà thôi, rất nhiều khía cạnh khác chúng ta đang mù. Nói điều này ra đây để chúng ta nhận thấy dù Tây y hay Đông y phát biểu gì đi nữa nó vẫn là những phát biểu thiếu sót về cơ thể người. Tạng tâm của Đông Y là cái chỗ mà Tây y chưa sờ đến được và không ngược lại. Tất nhiên rằng cái vòi nhất định không phải là cái chân như tạng Tâm của Đông Y không phải là Tim của Tây Y vậy. Cái quan trọng là chúng ta cần phải nhìn nhận những cấu tạo và chức năng phủ tạng của Đông Y khác Tây Y chính là những cấu tạo và chức năng của tạng Tây y mà Tây Y chưa tìm ra, và ngược lại.

Trong bài viết “Mấy dòng suy nghĩ về cách nhìn nhận của Phương Đông và Phương Tây” tôi đã nói về phương pháp nghiên cứu của Phương Đông và Phương Tây. Nếu xét trên quan điểm Âm-Dương thì với bất kể sự vật, sự kiện nào chúng ta đều có thể chia nó làm hai với hai đặc điểm đối lập nhau. Vậy Phương Đông và Phương Tây sẽ có 2 phương pháp nghiên cứu thế giới, mặc nhiên chúng ta có 2 phương pháp nghiên cứu con người. Phương pháp nghiên cứu con người của Phương Đông là gì? Tuyệt nhiên không thể là kinh nghiệm từ việc mổ trâu mổ gà và ngắm nhìn những chiến binh phòi ruột trên chiến trường được. Người ta dễ dàng gán Phương pháp nghiên cứu của Phương Đông là kinh nghiệm bởi kinh nghiệm là khó hiểu. Nhưng thử đưa ra 1 ví dụ về Khí : Từ kinh nghiệm nào mà người Phương Đông có kinh nghiệm về khí còn người Phương Tây thì không? Trong hàng ngàn năm tồn tại cùng với những ông hàng xóm Phương Đông tại sao Phương Tây lại không có 1 tí tẹo nghiên cứu nào về khí? Một nền Y học đứng vững hàng ngàn năm không thể chỉ dựa trên kinh nghiệm, nó phải có phương pháp. Buộc phải có một hệ thống các phương pháp thì kinh nghiệm về khí mới tồn tại và phát triển được. Chúng ta đang học về những sản phẩm của nền văn hóa Phương Đông vậy phương pháp để tạo ra những sản phẩm đó là gì? Phương Đông hiện tại quá lười để trả lời câu hỏi đó, và đó là lý do tại sao văn hóa Phương Đông đã và đang suy thoái.

Phương pháp của Phương Đông tôi đã trình bày trong bài viết đã dẫn trên. Đó là phương pháp để đạt tới cái nhìn của “ngộ”, sự giác ngộ ở mức cao, đạt đến sự thật hay chân lý về sự vật, sự việc. Đó là sự tri thức từ phía trên của bậc thang tri thức, nghĩa là ngộ ra việc tính diện tích bằng phương pháp tích phân ngay lập tức, không thông qua giai đoạn tính diện tích các hình đơn giản. Điều đó giải thích cho việc những gì người “ngộ” nói thường khó hiểu và điều đó cũng đưa ra phương pháp học cho ĐY đó là chấp nhận những gì người thầy nói. Không thể giải thích được cho đến khi chúng ta “ngộ” như người thầy hoặc đủ kiến thức để giải thích vấn đề đó.

Vậy có điểm mâu thuẫn với ý tôi đã nói ở trên kia, Phương Đông đạt đến chân lý tại sao lại thiếu sót? Trích:”Nói điều này ra đây để chúng ta nhận thấy dù Tây y hay Đông y phát biểu gì đi nữa nó vẫn là những phát biểu thiếu sót về cơ thể người”. Hãy để ý ý nghĩa chữ “phát biểu”. Biết con voi nhưng khi nói về voi mà chỉ nói tới vòi voi nghĩa là phát biểu thiếu sót vậy, mặc dù ta vẫn biết hình dạng đầy đủ của con voi.
TT,2010-10-03
Đọc thêm!

Oánh giá buổi thảo luận 29-10

Hôm vừa rồi thảo luận về "Tinh" nhóm 2 đảm nhận nhưng do khâu thông tin của mình ko hiệu quả nên mọi người chưa chuẩn bị. Hiệu quả thảo luận kém do nhiều nguyên nhân. Theo ý kiến của một số thành viên là nên tổ chức lại buổi thảo luận này. Mời mọi người góp ý.
TT
Đọc thêm!

Tinh

Chủ đề thảo luận thứ 2 là "Tinh"
Dự kiến sẽ được thảo luận sau 2 tuần nữa.

Chiều thứ 6, 29-10 sẽ tổ chức thảo luận. Mọi người sắp xếp lịch ăn chơi ngủ nghỉ nhé. Đọc thêm!

Khí - nhóm 3

Loa loa…loa…loa
Kính thưa cô dì chú bác gần xa, ba con lối xóm.hihi…nhóm 3 tui sau 1 hồi nghiên cứu trao đổi sôi nổi, xin được gửi tới mọi người vài ý kiến.
Hềhề….

1)khái niệm về khí:


Khí là một thành phần cấu tạo nên cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống con người, có tác dụng thúc đẩy huyết và công năng tạng phủ kinh lạc hoạt động
Khí : -chỉ vật chất. khí vừa hữu hình (chất dinh dưỡng…) lại vừa vô hình (sự hoạt động, công năng của các tạng phủ..).
Cụ thể: Thiên “quyết sách linh khu” cho rằng con người nhận khí từ thức ăn  vào vị :
+dinh (phần thanh) tuần hoàn trong mạch,nuôi dưỡng cơ thể
+ vệ (phần trọc) tuần hoàn ngoài mạch để bảo vệ cơ thể.


-chỉ vật chất có tác dụng thúc đẩy công năng tạng phủ hoạt động: khi còn là bào thai trong bụng mẹ thì xuất hiện nguyên khí do mẹ truyền cho. Sau khi chào đời thì tiếp nhận thê khí của trời và khí của đất (thức ăn) để nuôi dưỡng nguyên khí đồng thơi kết hợp với nguyên khí để thúc đẩy nuôi dưỡng sự sống. ví dụ ta có thận khí, phế khí, …hay như khí trệ thì huyết trệ, gây đau tức..
-chỉ vị trí bệnh: khí được phân bổ ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Không nơi nào là không có khí. Trong ôn bệnh khi nhiệt độc vào đến vệ khí thì còn chữa được, nếu vào đến dinh huyết thì…te tò te..

2) mối quan hệ giữa khí và tinh, khí, huyết.
khí có mối quan hệ mật thiết với tinh, khí huyết. tuy nhiên phần này rộng, va lien quan tới tinh huyêt. Xin cáo lỗi bà con để anh chị em chúng tôi trình bày sau. Hề.hề…
3) Nguồn gốc của khí:
Có nhiều cách để phân loại, nhưng chủ yếu dựa vào nguồn gốc.















Khí Cơ quan điều phối Huyệt mộ
Khí tiên thiên (bao gồm:
_ nguyên khí: do tinh trùng của cha và noãn bào của mẹ kết hợp thành. Nguyên khí ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Nếu nguyên khí yếu dẫn tới tiên thiên bất túc, báo thai phát triến kém, một khi khô cạn sẽ gây tử vong. Và ngược lại. nguyên khí bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như dâm dục quá độ..có trường phái cho rằng luyện co bóp hậu môn không cho phóng tinh ra ngoài là giữ nguyên khí  chấp nhận nguyên lý tinh khí thần bất khả phân.
_có ý kiến cho răng tong khí nằm trong khí của tiên thiên Thận Mệnh môn
Khí hậu thiên: bao gồm
_Thiên khí là khí thu hút tư trời qua 4 cửa ngõ tự nhiên : mũi, hậu môn, 2 bàn tay với huyệt lao cung. Những nhà luyện khí điêu luyện có thể thu hút khí qua làn da
_Địa khí la khí thu hút qua miệng và 2 bàn chân (huyệt Dũng Tuyền). địa khí gồm thổ khí và thủy cốc khí
_T.ă tỳ vịchất tinh vi: +dinh khí đi từ trung tiêu ( phế) đi trong mạchđtrgvịtỳtâmttrg…mỗi ngày đi tuần hoàn 50 vòng. Nuôi dưỡng cơ thể và trở thành huyết thúc đẩy tuần hoàn của huyết dịch trong cơ thể
+Vệ khí xuất phát từ hạ tiêu, có tính linh hoạt cương cường, thích dong duổi, xuyên thấu, đi ở ngoài mạch. Ban ngày 1 mặt đi tư ặttay: tản ra ở tay, 1 mặt đi tới chân qua kinh thận vào mạch kiểu, về mắt, làm ấm cơ thể, đống mở tấu lý. Ban đêm lại từ thận về tim qua các tạng phủ khác để lam ấm, nhu nhuận. vệ khí ma yếu đi thì sự ấm áp của cơ thể sẽ gỉam sút, sức chống đỡ kém, khiến cho ra mồ hôi vào ban ngày Phế Thần khuyết
Thủy cốc khí là do tiết thực (tất cả các loại ẩm thực) hàng ngày mang lại qua miệng và có tác dụng chủ yếu là dinh dưỡng Tỳ - vị Thần khuyết

Ngòai ra còn có phân loại theo âm dương và ngũ hành như âm khí, dương khí, mộc khí, hỏa khí…
Hay phân loại theo tính chất: chính khí, tà khí.
Tà khí là khí không trong sach hay còn gọi là lục dâm, lục khí gồm:
3 khí dương là:
- hàn khí thuộc thủy
- táo khí thuộc kim
-hỏa khí thuộc tướng hỏa

3 khí âm là:
-thử hay nhiệt khí thuộc quâ hỏa
- phog khí thuộc mộc
-thấp khí thuộc thổ

Trong lục khí thì hà khí và hỏa khí la chính. Lục dâm ảnh hưởng tới môi sinh và khi được hấp thụ vào cơ thể thì gây rối loạn sinh lý:
Hàn hại can
Táo hại phế
Hỏa hại tâm
Thử hại thận
Phong khí hại tâm bào, tam tiêu
Thấp khí hại tỳ
Điều nay được vận dụng không ít vào trong luyện khí công
Ngoài ra còn có phân loại khí theo châu thân…


3) tác dụng của khí:

a) kích thích thúc đẩy tạng phủ hoạt động

kích thích thúc đẩy sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể, đồng thời kích thích thúc đẩy công năng tạng phủ hoat động ột cách bình thường. ví dụ : phế khí thúc đẩy trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Tỳ khí thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn…
Nếu không thì công năng tạng phủ suy yêú cơ thể sinh bệnh.
b) làm ôn ấm cơ thể: như đã nói ở trên khí vận hành khắp cơ thể làm cho cơ thể ôn ấm, nhu nhuận
c) bảo vệ cơ thể.
Chống lại tà khí xâm nhập vào cơ thể: vệ khí ở ngoài bảo vệ cơ thể khỏi tà khí. Chính khí đấu tranh với tà khí trong quá trình đẩy lùi bệnh tật
d) tác dụng cố nhiếp
khí cố nhiếp các chất ở trạng thái lỏng trong cơ thể, tránh thất thoát ra ngoài.
-khí nhiếp huyết giúp huyết đi đúng đường, không chạy lung tung
-khí nhiếp tân dịch: mồ hôi, nước tiểu, dịch vị…vì thế mà khí suy thì di tinh, ra mồ hôi trộm…
-khí cố tinh
-cố nhiếp tạng phủ: khi khí hư gây hạ hãm thì dẫn tới sa tạng phủ như sa tử cung …

4) hình thức vận động của khí:
- Thăng: đưa khí lên trên
- Giáng : đưa khí xuống dưới
- Xuất : đưa khí ra ngoài
- Nhập : đưa khí vào trong
+4 vận động này có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tham gia vào quá trình khí hóa trong cơ thể
+ ngũ tạng tang trữ tinh khí nên thăng là chính, lục phủ vận chuyển vật chất nên giáng là chính.

PHẦN BỆNH CỦA KHÍ XIN ĐƯỢC CÁO LỖI TRINH BÀY TRONG CÁC BÀI TIẾP THEO NHA BÀ CON?!.....



Nhóm 3 - Clb y học K2C
Đọc thêm!

Khí - nhóm 2

KHÍ

1. Nguồn gốc của khí

Ban đầu, trong vũ trụ tất cả chỉ là vô cực (1) là tình trạng có tồn tại vật chất nhưng có tính chất trống rỗng. Người xưa gọi dạng vật chất đó là Khí – khí bản căn - để chỉ cái vô hình, trống rỗng của nó. Khí bản căn đó động gọi là Khí Dương, tĩnh gọi là Khí Âm. Hai trạng thái này tương tác lẫn nhau tuân theo quy luật Ngũ hành mà tạo ra ngũ khí cũng là 5 dạng vật chất cơ bản: Thủy khí, mộc khí, hỏa khí, thổ khí, kim khí. Đây là quá trình khí hóa của vũ trụ. Từ năm thứ khí này mà hóa sinh ra muôn vật.
Khí bản căn khí hóa ---> Ngũ khí, ngũ khí kết hợp --->Vật

Khí bản căn này được quan niệm như hạt cơ bản, một dạng hạt không thể chia nhỏ hơn được nữa. Khí bản căn khí hóa – tương tác với nhau - thì thành các dạng vật chất khác nhau mà thôi.

2. Khí trong cơ thể con người

Con người cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khí tụ thành hình, khí tán hình vong. Sách Trang Tử - Ngoại thiên viết: “Người ta sinh ra là do khí tụ. Khí tụ thì sống, khí tán thì chết cho nên nói khắp cả gầm trời đất chỉ có khí mà thôi”. Nói vậy để thấy Khí là cái gốc, cái trân quý nhất của con người. Cụ thể hơn, khí chính là con người vậy.
Trong cơ thể, tùy đặc điểm cấu tạo của từng tạng phủ mà sinh ra các loại khí khác nhau. Vd: tỳ khí, thận khí, can khí…
Khí do các tạng phủ sinh ra mang tính chất của ngũ khí.
- Tỳ khí, Vị khí – thổ khí.
- Phế khí, Đại trường khí – Kim khí.
- Thận khí, Bàng quang khí – Thủy khí.
- Can khí, Đởm khí – Mộc khí.
- Tâm khí, Tiểu trường khí – Hỏa khí.
Khí của lục phủ ngũ tạng đó là do tinh của lục phủ ngũ tạng nhờ vào vận hóa thủy cốc và khí trời mà sinh ra, tinh của Tỳ sinh ra Tỳ khí, tinh của Thận sinh ra Thận khí... Như vậy Tinh của mỗi tạng phủ có 2 chức năng:
- Sinh ra tạng khí. (Tinh sinh khí) Tạng khí kết hợp lại mà thành Chân khí – nguyên khí, là Khí bản căn.
- Kết hợp với tinh của tạng khác mà tạo thành tinh hậu thiên đi nuôi cơ thể.

* Tóm lại, khí là dạng vật chất ban đầu cấu tạo nên vũ trụ, qua quá trình khí hóa mà hóa sinh ra muôn vật. Chân khí trong cơ thể chính là khí bản căn.

Tài liệu tham khảo: Trung y học khái luận, Đại cương Triết học Trung Quốc
(1) Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng.


Nhóm 2 - Clb y học k2C
Đọc thêm!

Khí - nhóm 1

Khí

Bất cứ vạn vật trong vũ trụ bao la. Muốn tồn tại đều phải chứa đựng khí. Khí vốn dĩ là một khái niệm rộng lớn. Khí trời gọi là thiên khí, khí của đất gọi là địa khí, khí của nước gọi là thủy khí. Khí tồn tại trong chất tinh vi của đồ ăn gọi là cốc khí. Hoặc như con người sống trong trời đất, chịu ảnh hưởng của cái khí thiên nhiên. Nhưng cái khí tồn tại trong cơ thể con người cũng mang đặc điểm, quá trình hình thành, vận hóa rất riêng, khí đó góp phần cấu tạo nên cơ thể con người. Là vật chất cơ bản duy trì sự sống và là 1 trong 3 thứ quý giá nhất của cơ thể con người bao gồm: Tinh – Khí – Thần.

Vậy khí có nguồn gốc từ đâu? Khí hình thành và phát triển như thế nào? Khí có thể suy giảm và kết thúc được không? Đó là những câu hỏi mà bất cứ ai trên con đường tìm tòi về nguồn gốc sự sống trên phương diện YHCT đều muốn tìm hiểu câu trả lời.
Theo hầu hết các tài liệu từ trước đến nay về YHCT đều nói “Khí được hình thành từ khí tiên thiên và khí hậu thiên”.

Điều này có vẻ mơ hồ nếu ta không giải thích được khí tiên thiên là gì? Và khí hậu thiên là gì?
Khí tiên thiên , hay còn gọi là nguyên khí, là cái cơ bản nhưng lại là cái cội gốc của khí. Khí tiên thiên được hình thành từ tinh tiên thiên. Dù tinh sinh khí nhưng tinh tiên thiên song hành, lồng ghép vào khí tiên thiên tạo ra tinh khí tiên thiên. Thỏa mãn mối quan hệ (-) (+). Tinh thuộc (-), Khí thuộc (+). (-) sinh (+) và ngược lại (+) thúc đẩy (-) phát triển, thỏa mãn mối thống nhất biện chứng.

Tinh khí tiên thiên ban đầu được hình thành bởi nguyên khí của người mẹ, chủ về âm kết hợp với nguyên khí của người cha chủ về dương. Sự kết hợp này đã tạo ra một nguyên khí mới bản chất là sự hòa hợp âm dương. Hay nói cách khác, nguyên khí mới này chính là tinh khí tiên thiên tàng ở điểm thái cực của thận tồn tại trong bào thai. Vì vậy YHCT có câu: “con người sinh ra là kết quả của sự tụ khí là như vậy”.

Sau khi tinh khí tiên thiên hình thành nhờ 2 mạch xung nhâm cùng thông với khí huyết của người mẹ để nuôi dưỡng cái bẩm thụ khí tiên thiên. Sau này khi sinh ra, nguyên khí sẽ được bỏ sung bằng cáu khí hậu thiên.

Theo YHCT khí hậu thiên là chất khí cần thiết để bổ sung khí tiên thiên và nuôi dưỡng cơ thể. Nó bao gồm khí của trời (thiên khí) và cách khí tinh vi của đồ ăn (cốc khí).
Khí tồn tại trong cơ thể con người, tồn tại trong suốt trong các kinh mạch, tạng phủ, hay nói cách khác khí lưu hành khắp châu thân. Nhưng toàn thân trong khí cũng tồn tại 4 loại khí. Quá trình hình thành khác nhau nhưng có quan hệ thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nguyên khí, hay còn gọi là khí tiên thiên, tàng ở thận được khí của hậu thiên bổ sung không ngừng. Tạo ra chính khí của cơ thể.

( mặc dù rất nhiều tài liệu cho rằng chính khí và nguyên khí là một. nhưng thật ra chính khí và nguyên khí có phải là một thật ko?)
Vì theo một vài ý kiến: Nguyên khí là khí tiên thiên, còn chính khí hay chân khí là nguyên khí kết hợp với tông khí ( một phần khí hậu thiên)
Nguyên khí tàng ở điển thái cực của Thận (tức điểm mệnh môn hỏa) tụ ở Khí Hải. Vì vậy, mà nói khí hải là bể của khí ở Hạ Tiêu. Nguyên khí sau khi qua Tam Tiêu sẽ đi khắp các tạng phủ. Tạo ra cái khí của tạng phủ: nguyên khí đến thận tạo thành thận khí, đến can tạo ra can khí, đến tỳ gọi là tỳ khí…

Tông khí là khí của hậu thiên. Theo Linh Khu nói” Chất tinh vi của đồ ăn qua vị, tạo ra nguồn sinh hóa tới lưỡng tiêu ( thượng tiêu và trung tiêu) tạo thành dinh khí và vệ khí.
Còn một phần chất tinh vi đồ ăn tạo thành Đại khí ở lồng ngực thông qua phế, yết hầu thực hiện quá trình thở ra hít vào”
Theo lý đó thì “tông khi” xuất phát từ trung tiêu, được giữ lại ở thượng tiêu. Tông khí sau khi hình thành sẽ phối hợp với nguyên khí đi sung dưỡng toàn thân. Và đặc biệt “tông khí” còn có tác dụng vận hành khí huyết.

Nhưng theo Hải Thượng Lãn Ông: Tông khí còn gọi là Đại khí xuất phát từ Đan Điền thuộc Tiên Thiên ( huyệt Khí Hải) . Nghĩa là, Tông khí có nguồn gốc ở Hạ Tiêu. Như vậy, hai quan điểm, nơi hình thành của Tông Khí là khác nhau. Và điểm chung giữa hai quan điểm này là Tông khí đều được chất tinh vi của đồ ăn qua Tỳ mà góp phần hình thành.
( câu hỏi được đặt ra là Tông khí đc hình thành như thế nào?)

Thiết nghĩ, khí trong cơ thể con ngời là một khái niệm rộng lớn. Khí vỗn linh hoạt, nhẹ nhàng và thông suốt khắp cơ thể. Khí Hải vốn là bể của khí, là cội nguồn của các khí. Nên các khí trong cơ thể dù bắt nguồn từ đâu nhưng cũng phải đều quy nạp về khí hải và từ đó được bổ sung bởi chất tinh hoa của đồ ăn mà thực hiện các chức năng riêng. Ví dụ như tông khí một phần tạo bởi khí trời khí qua Phế cũng phải trở về thu nạp ở Thận và nhập vào bể khí là khí hải. Vì vậy, nếu nói tông khí khởi nguồn thừ hạ tiêu hay thượng tiêu thì cũng đều đúng trên quan điểm riêng của mỗi người. Ta không thể quy ép cái rộng lớn mênh mông của khí, cái vô hình về một điểm xuất phát cố định nào đó. Vì quả thực, khái niệm về khí là rộng lớn và trừu tượng.

Doanh khí hay còn gọi là dinh khí. Tạo ra từ chất tinh vi của đồ ăn( cốc khí) khởi nguồn từ trung tiêu. Dinh khí và huyết mạch cùng tồn tại song hành, đồng thời hóa sinh huyết đi khắp toàn thân, dinh dưỡng toàn bộ cơ quan tạng phủ.

Vệ khí hình thành từ dương khí của Thận. Đây là điểm cần chú ý, vì dương khí của Thận chứ không phải khí tiên thiên bẩm thụ tàng ở thận. Dương khí của thận được hình thành từ tinh khí tiên thiên. Nhưng tinh khí tiên thiên tạo ra cái khí riêng của Thận, gọi là dương khí. Dương khí của thận được nuôi dưỡng bổ sung bằng các chất tinh vi của đồ ăn. Vệ khí sinh ra ở Hạ Tiêu,nuôi dưỡng ở Trung Tiêu và trưởng ở Thượng Tiêu. Vì vệ khí sẽ đi lên phế, phân tán ra ngoài. Đảm bảo chức năng bảo vệ cơ thể, phát hãn, làm ấm cơ nhục.
Nhưng lại rất nhiều quan điểm như GS Hoàng Bảo Châu, hay Linh Khu lại nói “ Vệ khí và Doanh khí có cùng chung nguồn gốc ở Trung Tiêu”. Như vậy, điều này chẳng phải là mâu thuẫn sao?

Dinh khí và Vệ khí quả thật có mối liên quan mật thiết với nhau. Chúng có quan hệ đối lập thống nhất. Dinh khí đi ở trong, đi vào lý, đi cùng huyết phận. Vệ khí đi bên ngoài, đi khắp bì phu kinh lạc. Dinh khí là cái âm khí trong dương. Vệ khí là cái dương khí trong dương. Cùng là khí thuộc dương nhưng có cả âm và dương cùng tồn tại. Thỏa mãn mối quan hệ âm dương. Trong dương có âm. Trong âm có dương.

Lại cần phải nói thêm, khi chính khí suy giảm tà khí xâm nhập vào cơ thể. Ngoại tà thông thường có thể đi theo nhiều đường, đi từ ngoài vào trong theo vệ khí dinh huyết, hoặc đi vào tạng phủ qua kinh lạc liên quan, hoặc có thể trực trúng trực tiếp vào tạng phủ.
Nhưng tạm bàn về khí, thiết nghĩ khí chính khí suy, tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vì chính khí là cái nguồn của khí, chính khí suy vệ khí khắc sẽ giảm sút. Tà khí nhân hàng rào bảo vệ yếu kém mà từ đó thâm nhập vào sâu hơn. Nhẹ hơn thì vào phần dinh nặng thì vào huyết ( dinh khí tồn tại trong dinh phận và huyết phận) Trong chu chuyển của khí, dinh khí là bước xâm nhập sau cùng của tà khí.

Đông y là vây, tây y có mối liên hệ nào với Đông Y chăng?
Cái tinh khí tiên thiên được thừa hưởng bởi những gì tinh hoa nhất của bố và mẹ sau quá trình thụ tinh vậy phải chăng tinh tiên thiên chính là nhiễm sắc thể mang đặc tính di truyền.
Cái khí hậu thiên là khí trời tức O2 và CO2 kết hợp với chất tinh hoa của đồ ăn. Theo sinh lý thì các chất tinh hoa này sẽ tạo ra các chất riêng phù hợp để cấu thành nên mô của cơ thể. Ví dụ như gạo sau khi tiêu hóa sẽ tạo ra các monosaccharit, protein tạo ra các phân tử protid,…Các chất này cần thiết tạo ra các mô đặc trưng riêng cho cơ thể con người, Còn O2 , Co2 chính là thành phần cần thiết để các mô sinh trưởng và phát triển. Nhưng tại sao khi các mô này mang đặc trưng của con người và khí kết hợp với nhau lại hình thành nên con người mà không phải bất cứ một sinh vật nào khác trong vũ trụ. Sở rĩ có điều đó chính là do các gen, các NST được thừa hưởng từ bố mẹ. Chẳng phải đó chính là tinh khí tiên thiên. Cái là gốc rễ của tất cả sự sống con người. Và cái nguyên khí kia, có chăng chính là các mô trong cơ thể, từ cái gốc tiên thiên được cái khí hậu thiên bổ sung mà sinh trưởng phát triển. Còn vệ khí hay tông khí, dinh khí, tùy theo quan điểm của mỗi người mà có cách nhìn nhận khác nhau. Có người cho rằng vì vệ khí bảo vệ cơ thể nên vệ khí bao gồm cả hệ thống miễn dịch không? Hay vệ khí điều hòa thân nhiệt, phát hãn nên vệ khí có liên quan đến cơ chế điều hòa như thần kinh và thể dịch. Những điều này quả thực khó hiểu. vì có thể nó liên quan theo những cách riêng, có chỗ đúng, có chỗ không đúng. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, sâu sắc hơn có thể sẽ có những cái nhìn mới mẻ về mối quan hệ giữa Đông Y và Tây Y.


Nhóm 1 - Clb y học k2C
Đọc thêm!

Link Library

1. Đại cương triết học Trung Quốc - Tập 1. Thư viện trường, G23N3.
2. Y học tùng thư - Đức có, có thể cho mượn để đọc và foto.
3. Đặc tính của năm khí File .doc.
4. Đông Y - Đỗ Đức Ngọc File Pdf Đọc thêm!

Tinh khí thần

8h sáng t6 14/10, sẽ tổ chức thảo luận CLB, chủ để về khí. Mặc định là tầng 6 nhé, t6 hết phòng thì xuống t5.

Tài liệu:
1. Đại cương triết học Trung Quốc - Tập 1. Thư viện trường, G23N3.
2. http://dhk2c.blogspot.com/2010/02/khi-cong-y-ao-viet-nam.html
Mọi người tham khảo video ở cuối bài này.
3.Đặc tính của năm khí File .doc.
4. Hô hấp trong khí công File doc
5. Chân khí vận hành pháp - Nguyễn Duy Chính File .Prc
6. Đông Y - Đỗ Đức Ngọc File Pdf Đọc thêm!

Chương trình học và Phương pháp học

Theo chương trình hoạt động đã thống nhất từ hôm thứ sáu thì Clb sẽ bắt đầu với phần Y lý Y học CT (Y cổ).

Một vài tv muốn thảo luận về Âm Dương Ngũ Hành trước nhưng theo mình thì phần Âm Dương Ngũ Hành hơi khó. Vậy nên mình sẽ tập trung vào những phần dễ suy luận hơn là Tinh, Khí, Thần, Tạng tượng, Thiên nhân hợp nhất. Mọi người tìm tài liệu đọc thêm, ai có tài liệu hay thì chia sẻ với mọi người luôn nhé, mình sẽ cố gắng up một số tài liệu lên trang web này.

Tuy nhiên, việc đầu tiên cần giải quyết là Phương pháp học. Như mình nói hôm trước, kiến thức của mình không phải là cái mà bạn nhớ được từ sách, đó chỉ là thông tin mình ghi nhận được, không phải của mình và nó rất nhanh quên nếu thông tin đó không đặc biệt. Kiến thức của mình là thông tin mình đọc được đã được mình sàng lọc và kiểm chứng. Để viết được bài tham luận buộc phải có tư duy của mình trong đó, nó không phải là việc bạn viết lại những gì mình đọc được nghe được, nó phải là cái suy nghĩ của mình về cái mà bạn đọc được. Ví dụ: Tinh sinh khí, khí sinh thần chẳng hạn. Thế nào là tinh? tinh sinh khí kiểu gì? khí sinh thần kiểu gì?. Bằng cách đặt câu hỏi ở đâu? như thế nào? đặc điểm gì? mình có thể tìm hiểu vấn đề cụ thể hơn. Việc viết tham luận là rất cần thiết, mọi người cứ bắt tay vào viết bài là sẽ thấy viết khó hơn nói rất nhiều. Viết lại những gì mình suy nghĩ là 1 lần nữa mình suy nghĩ lại những điều đó. Những cái gì mình sở hữu thì mình mới có quyền nhỉ! Theo kinh nghiệm của mình thì đầu tiên mọi người cứ viết nháp 1 bài trước, về bất cứ vấn đề gì mà mình thích nhất, đừng tham khảo tài liệu. Sau đó thấy vướng mắc chỗ nào thì suy nghĩ thêm, đừng giở sách vội. Cực bí rồi thì mới giở sách, như thế là bớt Lười đi 1 tí rồi.

Như lời chào mừng của website đấy: Đây là môi trường của các Nhà Lười học. Mình nhận ra rằng mình Lười tư duy thì mình bắt đầu biết cách khắc phục.

Mong muốn của mình là tất cả thành viên CLB sau khi tốt nghiệp sẽ có một nền tảng vững chắc để có thể tự mình phát triển. Cụ thể là trước mặt bệnh nhân vẫn ứng biến được. Dân dã là điếu sợ bệnh nào hết.

Ok! Chơi nốt Đại lễ rồi chuẩn bị giết giặc Lười nhé.
TT

Đọc thêm!

Danh sách thành viên CLB

1. A.Hải
2. Cao
3. Đàm Trang
4. Diệp
5. Lệ
6. Hồng Luyện
7. Nhinh
8. Phúc
9. Phùng Trang
10. Thương
11. Đức
12. Hào
13. Đinh Trang

Nhóm 1: Phùng Trang (Nhóm trưởng), Đàm Trang, Cao, Đinh Trang
Nhóm 2: A.Hải (Nt), Đức, Thương, Phúc, Hào
Nhóm 3: Diệp, Lệ, Nhinh (Nt), Hồng Luyện



Đọc thêm!

Giới thiệu Website CLB Y học K2C

Trang tin của CLB có nhiệm vụ lưu trữ bài viết, tài liệu và đăng tải thông tin hoạt động của CLB.

Đồng thời trang tin này cũng là nơi để các thành viên Clb cùng họ hàng thân thích thảo luận với nhau về các vấn đề dính đến Y học.

Tiện thể thông báo với các thành viên: sau buổi học nghiên cứu KH chiều thứ 2 ngày 11/10/2010 Clb sẽ làm lễ phân nhóm và lên kế hoạch hoạt động cụ tỉ. Thông báo này thay cho SMS.

Homepage The sharespace of DHK2C - VATM

TT
Đọc thêm!