TĂNG HUYẾT ÁP

TĂNG HUYẾT ÁP Là một chứng bệnh thuộc phạm vi chứng huyễn vựng đầu thống, can dương vượng. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh do: - Yếu tố tình chí: tình chí căng thẳng lâu ngày , không thư thái lo nghĩ nhiều tức giận khiến can khí nội uất hóa hỏa làm hao tổn can âm. Âm ko liễm được dương can dương nhiễu loạn lên làm đau đầu mắt đỏ, và những cơn bốc hỏa. can thận có quan hệ với nhau, hỏa nung đốt phần âm làm can thận âm hư, can dương vượng. - Yếu tố ăn uống: ăn nhiều chất ngọt béo làm tổn thương tỳ vị chức năng vận hóa kém dẫn tới đàm thấp nội sinh mà phát bệnh. Uống nhiều rượu đàm thấp nội sinh phát nhiệt nhiệt nung tân dịch tràn thành đàm, lại làm rối loạn kiện vận của tỳ vị không phân thanh giáng trọc được mà huyễn vựng. 1. Chữa tăng huyết áp do các nguyên nhân: - Pháp: Hạ hưng phấn, giãn mạch, lợi niệu. Thuốc: thiên ma 8, câu đằng 12, sài hồ 12, hoàng cầm 12, chi tử 8, mộc thông 12, xuyên khung 8 bạch thược 8, đương quy 8. Thiên ma câu đằng bình can tức phong, hoàng cầm chi tử thanh tiết can nhiệt, mộc thông thanh nhiệt lợi thấp để đưa nhiệt ra ngoài bằng tiểu tiện, Sài hồ dẫn thuốc và can. Xuyên khung , bạch thược , Đương quy dưỡng huyết giãn mạch. Châm cứu : huyệt chung Thái xung, Túc lâm khấp,huyết hải, thái khê. Nhức đầu thêm phong trì bách hội.chóng mặt thêm nội quan thần môn. Nhĩ châm điểm hạ áp. 2. Chữa tăng huyết áp phân loại theo triệu chứng: a. Thể âm hư dương xung: gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh… các triệu chứng thiên về hưng phấn nhiều và ức chế giảm. Ức chế biểu hiện là âm hư, hưng phấn biểu hiện là dương xung hay can hỏa thịnh. Hoa mắt chóng mặt ù tai, dễ cấu gắt ,miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền sác. Thiên về âm hư thì hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ hay quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác. Thiên về dương xung thì đầu đau dữ dội mắt đỏ họng khô, táo bón, đầu lưỡi đỏ rêu vàng khô mạch huyền sác có lực. Pháp :tư âm tiềm dương. Âm hư thì nặng về tư dưỡng can thận, nếu dương xung nhiều thì bình can tiết dương hay thanh can tả hỏa. Thuốc: thiên mà câu đằng ẩm Thiên ma 6, câu đằng 12 chi tử 8, hoàng cầm 12, dạ giao đằng 16, phục thần 12, thạch quyết minh 20, ngưu tất 12, ích mẫu 16, đỗ trọng 12, tang ký sinh 16. Thiên ma câu đằng bình can tiềm dương. Chi tử hoàng cầm thanh can nhiệt. Dạ giao đằng Phục thần, thạch quyết minh an thần định trí, Ngưu tất ích mẫu hoạt huyết giãn mạch, Đỗ trọng tang ký sinh bổ ích can thận. Nếu âm hư dùng “ Lục vị quy thược”: thục địa 16, đương quy 8, sơn thù 8 , hoài sơn 12, bạch thược 8, trạch tả 8, đan bì 8, phục linh 8. Thục địa tư âm bổ thận sinh huyết, Sơn thù đuổi phong nhiếp tinh, Hoài sơn thanh hư hỏa ở phế bổ thận, phục linh lợi thấp thông thận, Đương quy bạch thược tư âm dưỡng huyết, trạch tả tả thủy ở bàng quang, đan bì làm lui nóng ở tâm thận. Dương xung hay can hỏa thịnh dùng “ long đởm tả can thang”: long đởm thảo 8, sài hồ 8, hoàng cầm 12, sinh địa 14, chi tử 12, đương quy 8, sa tiền 16 ,trạch tả 12, mộc thông 4, cam thảo 4. Long đởm thảo tả thực hỏa ở can đờm. sài hồ dẫn thuốc và can đởm, hoàng cầm chi tử thanh tiết can nhiệt, sinh địa đương quy tư âm dưỡng huyết, sa tiền trạch tả Mộc thông thanh nhiệt lợi thấp đưa nhiệt ra bằng đường tiểu tiện. Cam thảo điều hòa các vị thuốc. Châm cứu : thái xung thái khê, dương lăng tuyền phong trì, Nội quan, thần môn, tam âm giao. Nhức đầu châm đầu duy thái dương, Bách hội. Nhĩ châm điểm hạ áp can thận. b. Thể can thận âm hư:hay gặp tăng huyết áp người già, sơ vữa động mạch. Nhức đầu hoa mắt chóng mặt ù tai hoảng hốt, dễ sợ miệng khô, ngủ ít hay mê mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác( thiên về âm hư). Thiên về dương hư thì mặt trắng chân gối mỏi yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh mạch trầm tế. Pháp: tư bổ can thận..nếu âm hư thì bổ can thận âm, nếu dương hư thì tư bổ can thận. Thuốc: “lục vị quy thược” : “lịc vị kỷ cúc” nếu thiên về can thận âm hư. Nếu thiên về can thận dương hư thì dùng 1 trong 2 bai trên gia thêm thuốc trợ dương: ba kích 12, ích chí nhân 12, đỗ trọng 8. Châm cứu: châm bổ thiên về âm: thận du, thái khê, can du,huyết hải, tam âm giao. Thiên về dương hư ôn châm hoặc cứu: quan nguyên, khí hải mệnh môn. c. Thể tâm tỳ hư: tăng huyết áp người già kèm theo bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng. Sắc mặt trắng, da khô, ngủ ít mệt mỏi, ăn kém đầu choáng, hay đi phân lỏng, rêu lưỡi nhạt mạch huyền tế. Pháp: kiện tỳ bổ huyết an thần Thuốc: quy tỳ thang gia giảm: bạch truật 12, đẳng sâm 12, đương quy 8, mộc hương 4, táo nhân 12, viễn chí 12, long nhãn 12 , tang ký sinh 12, hòe hoa 8, ngưu tất 12, hoàng cầm 8. Bạch truật đẳng sâm kiện tỳ ích khí, đương quy dưỡng can sinh tân huyết, viễn chí táo nhân long nhãn dưỡng tâm an thần, ngưu tất hoạt huyệt, hòe hoa sơ can tán ứ, tang ký sinh bổ ích can thận, mộc hương ích khí tỉnh thần. Châm cứu:châm bổ tam âm giao, túc tam lý , huyết hải thần môn, nội quan. d. Thể đàm thấp: hay gặp ở người béo có tăng huyết áp và cholesterol máu cao. Người béo mập ngực sườn đầy tức hay lợm giọng buồn nôn ngủ kém, ăn kém, rêu lưỡi trắng dính miệng nhạt, mạch huyền hoạt. đàm thấp hóa hỏa thì ngủ hay giật mình đau đầu có cảm giác căng tức, mạch hoạt sác. Phương: kiện tỳ trừ thấp hóa đờm. Thuốc: : Bán hạ bạch truật thang gia giảm: bán hạ chế 6, trần bì 6, cam thảo 6, phục linh 8, thiên ma 16, bạch truật 12, câu đằng 16, hoa hòe 16, tang ký sonh 16, ý dĩ 16, ngưu tất 16. Bán hạ, trần bì chỉ khái hóa đàm. Thiên ma , câu đằng bình can tức phong. Ngưu tất hoạt huyết.ý dĩ bạch truật kiện tỳ thẩm thấp. cam thảo điều hòa vị thuốc. Nếu đàm thấp hóa hỏa dùng ôn đởm thang gia giảm: trần bì 16, bán hạ 8 cam thảo6 , phục linh 8, chỉ thực 8, trúc nhự 12, hoa hòe 16, hoàng cầm 12, tang ký sinh 16, long đởm thảo 12. Châm cứu:châm các huyệt túc tam lý, túc lâm khấp, dương lăng tuyền, can du, đởm du, phong long. Đọc thêm!

Viêm loét Dạ dày-Tá tràng



Viêm loét Dạ dày-Tá tràng
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
-        Tình chí bị kích thích, u uất buồn giận gây Can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ, hoành nghịch fạm Vị làm Can Vị bất hòa, rồi loạn sự thăng giáng của Tỳ Vị gây đau, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
-        Ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn sống lạnh làm Tỳ Vị tổn thương mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ, huyết ứ gây đau.
-        Ngoài ra còn do Fong hàn fạm trung tiêu cũng gây nên chứng Vị quản thống.
Thể Can khí fạm Vị: 3 thể
Thể khí trệ (uất)
TC: Đau thượng Vị từng cơn, lan ra sau lưng và 2 bên mạn sườn. Ấn đau, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua. Chất lưỡi đỏ, rêu trắng hoặc hơi vàng. Mạch Huyền.
BC: Can chủ sơ tiếtm khi tình chí ko được thư thái làm Can khí uất fạm Vị và gây đau. Hông sườn là fân giới của Can nên khi Can khí uất kết gây đau mạn sườn. Bệnh về khí hay di chuyển nên đau thường đau lan ở sau lưng. Khí cơ bất lợi, trở trệ ở trung tiêu không thông giáng được mà gây chướng bụng, đầy hơi.
Pháp: Sơ Can lý khí (sơ Can hòa Vị)
Phương: Sài hồ sơ Can thang gia giảm
Bạch thược 12: Dưỡng huyết nhu Can
Xuyên khung 08: Hoạt huyết hóa ứ
Thanh bì 08: Hòa Vị giáng nghịch
Cam thảo 06: Điều hòa bài thuốc, giảm đau
Hương fụ 08
Sài hồ 12               Sơ Can lý khí, hòa Vị chỉ thống/
Chỉ xác 08
Gia giảm:
Đau nhiều: Khổ luyện tử 08, Diên hồ sách 08
Ợ chua nhiều: Ô tặc côt 20
Đau bụng dữ dội dung bài Trầm hương giải khí tán
Châm cứu: Tả Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm giao, Lương khâu.
Thể hỏa uất
TC: Thượng Vị đau nhiều, có cảm giác nóng rát, cự án, miệng khô đắng, ợ chua, tiểu tiện đỏ. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.
Pháp: sơ Can tiết nhiệt (thanh nhiệt lợi thấp, hòa vụ khoan trung)
Fương: Hóa Can tiễn fối Tả kim hoàn gia giảm
Thanh bì 08
Hoàng liên 08
Bạch thược 12-20
Ngô thù 04
Trạch tả 08-20
Trần bì 06
Chi tử 08
Đan bì 08
Bối mẫu 08
Châm: tả các huyệt Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm giao, Lương khâu, Hợp cốc, Nội đình, Nội quan.
Thể huyết ứ
TC: đau ở một Vị trí, cự án, chia 2 loại:
-Thực chứng: Nôn ra máu, ỉa fân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, hữu lực.
-Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhạt. Chất lưỡi đỏ bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận. Mạch đại hoặc tế sáp.
BC: đau lâu ngày ko khỏi dẫn đến tình trạng khí trệ huyết ứ, gốc bệnh càng sâu. Huyết ứ là loại hữu hình nên đau cố định một chỗ. Đau lâu tổn thương đến mạch lạc nên thổ huyết, ỉa fân đen. Lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, mạch tế sáp cũng do huyết ứ ko lưu hành được gây ra.
Phương :
chứng thực: Lương huyết bổ huyết.
Chứng hư: bổ huyết chỉ huyết
Phương:
Thực chứng: thất tiếu tán
Bồ hoàng 12: chỉ huyết hoạt huyết
Ngũ linh chi 12: hoạt huyết giảm đau
Tán bột, uống 12g/ngày chia 2 lần.
Hư chứng:
Tứ quân tử thang
Đẳng sâm 12
Bạch truật 12
Phục linh 12
Cam thảo 06
Hoàng kỳ 12
A giao 08
Tây thảo 08
Phân tích: tứ quân tử thang là fương thuốc bổ khí kiện Tỳ, dưỡng Vị được gia thêm Hoàng kỳ làm tăng tác dụng kiện Tỳ sinh huyết, chữa chứng Tỳ hư, người mệt, thiếu máu. A giao, Tây thảo để chỉ huyết.
Điều doanh liễm Can ẩm
Đương quy 12
A giao 08
Phục linh 12
Xuyên khung 10
Ngụ Vị tử 06
Mộc hương 06
Trần bì 06
Táo nhân 08
Gừng 02
Bạch thược 12
Kỷ tử 12
Đại táo 12
Phân tích: Đương quy, Bạch thược, Kỷ tử: Bổ huyết.
Phục linh, Đại táo: Kiện Tỳ, sinh huyết, bổ khí.
Xuyên khung, Mộc hương: hoạt huyết hành khí, giảm đau.
A giao bổ khí chỉ huyết
Nếu chảy máu nhiều gia tam thất 08
Thiếu máu nhiều gia Nhân sâm 04, Hoàng kỳ 12, Bạch truật 12
Châm cứu: Thực chứng: tả Can du, Thái xung, Huyết hải, Tỳ du, Hợp cốc.
Hư chứng: bổ hoặc cứu Can du, Tỳ du, Cách du, Tâm du, Cao hoang du.
Thể Tỳ Vị hư hàn
TC: đau thượng Vị liên miên, nôn nhiều, nôn ra nước trong, đầy bụng, người mệt, thích xoa bóp, chườm nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh, phân nát, có lúc táo. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt. Mạch hư tế.
BC: Tỳ Vị hư hàn, dương khí ko vận chuyển được lại do ăn uống đình trệ gây đau bụng, đầy bụng, nôn ra nước trong. Tỳ Vị dương hư, dương hư sinh ngoại hàn nên sợ lạnh, tay chân lạnh, fân nát. Người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hư tế là biểu hiện của hư hàn.
Pháp: ôn bổ Tỳ Vị (ôn trung kiện Tỳ)
Fương:
Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
Quế chi 12
Bạch thược 08
Đại táo 12
Hoàng kỳ 16
Can khương 06
Cam thảo 06
Hương fụ 08
Cao lương khương 06
Fân tích: bài thuốc có tác dụng ôn trung, bổ hư, hòa lý hoãn cấp.
Quế chi, Cao lương khương, Can khương: ôn trung, trừ hàn, giảm đau, chỉ nôn.
Hương fụ ích khí giảm đau, ôn ấm trung tiêu.
Đại táo, Hoàng kỳ, Cam thảo: Kiện Tỳ ích khí, hòa hoãn giảm đau.
Bạch thược giảm đau, điều hòa dinh vệ, đảm bảo sự cân bằng hàn nhiệt của bài thuốc.
Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm Chỉ xác 06, Mộc hương 06
Nôn ra nước trong: bỏ Quế chi, gia bán hạ 08, Phục linh 08 để hóa đờm giáng khí
Châm cứu: ôn châm hoặc cứu: Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải.
Đọc thêm!

ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH NÃO



ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH NÃO
Thời lượng: 1 tiết - Đối tượng: Đại học Y6
Bs. Nguyễn Tiến Chung - Bộ môn Nội

MỤC TIÊU
·       Nhắc lại được cơ chế bệnh sinh
·       Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
·       Lập được pháp và phương điều trị
·       Hiểu được quan điểm kết hợp trong điều trị

YHHĐ ĐIỀU TRỊ TBMN

KHÁI NIỆM
WHO 1999
·       Là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng
·       Rối loạn khu trú chức năng của não
·       Kéo dài trên 24h và thường do nguyên nhân mạch máu.

DỊCH TỄ
TG:
·       5 triệu người tử vong mỗi năm.
·       khoảng 0,2% dân số.
·       > 1 % số người> 65 tuổi  bị mắc TBMMN.

NGUYÊN NHÂN
·       Vữa xơ động mạch não: là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu cục bộ não
·       Tăng huyết áp: là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não
·       Dị dạng mạch não gây vỡ mạch
·       Huyết khối gây tắc mạch não: 60%
(5% BN đột quỵ không phải TBMMN).

PHÂN LOẠI
·       Xuất huyết não: 20-30%
·       Nhồi máu não: 70-80%


ĐẶC ĐIỂM
·       Tai biến mạch máu não điển hình thường có đặc điểm:
o   Khởi phát đột ngột (đột quỵ)
o   Xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú.
o   Diễn ra trong thời gian từ vài giây,vài phút đến vài giờ.
·       Các triệu chứng có thể gặp:
o   Rối loạn vận động: liệt, đi đứng khó, nói khó
o   Rối loạn cảm giác: tê bì, giảm cảm giác
o   Rối loạn giác quan: mờ mắt, ù tai.
o   Rối loạn thần kinh thực vật: đau đầu, chóng mặt.
o   Rối loạn tâm trí: lú lẫn, quên, kích thích, kích động.

LÂM SÀNG GỢI Ý
·       Yếu hoặc tê đột ngột ở mặt, tay và chân ở một bên của cơ thể.
·       Không nói được hoặc nói khó khăn, hoặc không hiểu lời nói của người khác.
·       Đau đầu đột ngột dữ dội.
·       Mờ mắt hoặc mất hẳn thị giác một cách đột ngột, nhất là chỉ ở một bên.
·       Chóng mặt gây mất thăng bằng.
·       Lú lẫn, u ám, quên hoặc rối loạn tác phong tính tình.

TIẾN TRIỂN
·       TBMMN thoảng qua:Các triệu chứng và dấu hiệu thoái biến trong vòng từ vài phút đến vài giờ nhưng không quá 24 giờ.
·       TBMMN đã hình thành: Các triệu chứng và dấu hiệu kéo dài > 24 giờ. Nếu hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ sẽ được gọi là TBMMN thoảng qua kéo dài hoặc TBMMN hồi phục được.
·       Mức độ hồi phục có thể một phần (không hoàn toàn) và có di chứng tồn lưu.
·       Đa số không hồi phục hoặc tiến triển nặng lên. Một số có thể tử vong.
·       Thường khởi đầu là một đột quỵ
·       Hội chứng liệt 1/2 người: giai đoạn đầu là liệt mềm sau đó chuyển dần sang liệt cứng.
o   Liệt hoàn toàn
o   Liệt không hoàn toàn: bare chi trên, mingazini, nghiệm pháp đối kháng (+).
·       Kèm theo là các hội chứng:
·       Liệt dây VII trung ương hoặc ngoại biên
·       Rối loạn ý thức
·       Rối loạn cảm giỏc: nụng – bản thể
·       Rối loạn cơ trũn
·       Rối loạn phản xạ gân xương
·       Biến chứng: loột do tỡ đè, bội nhiễm phổi…

Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định: (theo WHO)
Có triệu chứng thần kinh khu trú, và
·       Xảy ra đột ngột, và
·       Không có chấn thương sọ não.
·       Có giá trị nhất là chụp CT hoặc MRI não.













Chẩn đoán
Biểu hiện lâm sàng
Nhồi máu não
Xuất huyết não
-Tam chứng khởi đầu
+ Nhức đầu
+ Rối loạn ý thức
+ Nôn
-Thời gian tiền tới toàn phát
-Dấu hiệu màng não

Không hoặc rất hiếm nếu có thì từ ngày thứ hai trở đi
Nhanh, từng nấc, đỡ nhanh
Không có

Ðầy đủ, phổ biến ngay từ đầu, nặng lên những giờ đầu.
Nhanh (giây, phút) nặng lên liên tục trong 12 giờ đầu
Hay gặp
- Dịch não tủy

- Chụp não cắt lớp vi tính

- Dấu tòan thân

- Bệnh nguyên

Trong

Vùng giảm tỷ trọng


Không sốt

Xơ vữa động mạch
Bệnh tim
Máu không đông hoặc màu vàng hay trong.
 Tăng tỉ trọng thuần nhất, phù xung quanh, chèn ép, máu trong não thất
Sốt trong giai đọan toàn phát, bạch cầu ngoại vi tăng
Tăng huyết áp
Dị dạng mạch não

Chẩn đoán phân biệt
·       U não, apxe não: Thường khởi đầu từ từ, các dấu hiệu thần kinh khu trú  lan như vết dầu loang và có triệu chứng tăng áp lực nội sọ.
·       Tụ máu dưới màng cứng mạn. Phân biệt nhờ chụp mạch não hoặc chụp não cắt lớp vi tính (CNCLVT).
·       Ðộng kinh cục bộ: Cần xét nghiệm cộng hưỡng từ để loại trừ các nguyên nhân khác gây động kinh.

Hướng điều trị
·       Xử trí đột quỵ, giảm tỷ lệ tử vong.
·       Hồi phục chức năng thần kinh

ĐIỀU TRỊ
·       Điều trị chung: đảm bảo tuần hoàn, hô hấp
·       Điều trị đặc hiệu: theo cơ chế sinh bệnh học.
·       Phục hồi chức năng
·       Phòng và điều trị các biến chứng: viêm phổi, nhiễm khuẩn TN, loét ở vùng tỳ đè.
·       Phòng tái phát: kiểm soát tăng huyết áp, thuốc chống đông.

1- Thăm khám và đánh giá ban đầu:
 -  TBMMN bao giờ cũng phải được coi là một tình trạng cấp cứu vì “thời gian là não” .
 -  Trước môt người bệnh có hội chứng thần kinh khu trú (liệt nửa người) đột ngột, cấp tính, các câu hỏi đầu tiên cần phải được trả lời là: Có phải là TBMMN hay không? Hội chứng này có đe dọa tính mạng người bệnh hay không? TBMMN thuộc loại gì( chảy máu hay nhồi máu)? Vị trí tổn thương ở đâu? Quá trình sinh bệnh học là gì? Tiên lượng ra sao?
 - Tình trạng thần kinh được theo dõi tốt nhất là dựa vào các thang điểm đánh giá có giá trị: thang điểm Glasgow.

2.1. Chức năng hô hấp và bảo vệ đường thở:
      Yêu cầu cơ bản của điều trị TBMMN cấp là chức năng hô hấp bình thường và nồng độ oxy máu phải đủ. Điều này rất quan trọng để duy trì chức năng chuyển hóa ở vùng tranh tối tranh sáng.

2.2. Chức năng tuần hoàn và kiểm soát huyết áp:
   - Có mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng tim và não.

3-Điều trị đặc hiệu:
   3.1 Làm tan huyết khối:
         Sử dụng rTPA 0,9mg/kg cho trong vòng 3h sau khi bị nhồi máu não, nhưng chỉ định rất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của NINDS ( Hoa Kỳ)

  3.2 Chống kết tập tiểu cầu:
     - Aspirin: nên cho trong vòng 48h sau tai biến làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tái phát của tai biến 19%, liều lượng rất khác nhau, xu hướng hiện nay dùng liều thấp.
    - Các thuốc khác như Dipiridamol, Ticlopidine, Clopidogrel, Agrenox,v.v... ngày càng được sử dụng trong thực hành lâm sàng với kết quả đáng khích lệ.

  3.3 Thuốc bảo vệ thần kinh:
        Trong TBMMN giai đoạn cấp, với phương châm thời gian là não( Time is brain) việc sử dụng sớm các thuốc bảo vệ thần kinh có thể kéo dài cửa sổ điều trị trong TBMMN, do đó có thể làm cho người bệnh có cơ hội sử dụng các thuốc tan huyêt khối nhiều hơn. Bảo vệ, ngăn chặn chảy máu thứ phát sau sử dụng thuốc tan huyết khối, có thể làm nhỏ lại kích thước của nhồi máu não, và cuối cùng là làm giảm gánh nặng di chứng của TBMMN.
         Các thuốc hiện có trên thị trường VN: Cerebrolysin, Citicolin, Piracetam, Nimodipine...

4-Phòng và điều trị các biến chứng:
      Trong giai đoạn cấp, thường xảy ra  nhiều  biến chứng nội khoa như viêm phổi, nhiễm   khuẩn đường TN, suy dinh dưỡng,  hoặc giảm thể tích, người bệnh dễ bị huyết khối TM sâu và tắc mạch phổi. Cần chăm sóc, điều trị tích cực và theo dõi sát các thông số sinh lý để có thể phòng được các biến chứng đó. Nằm bất động nhiều có thể gây nhiễm khuẩn, co cứng cơ, cứng khớp và loét ở vùng tỳ đè.

·       Phục hồi chức năng

TIÊN LƯỢNG
Nặng khi có một hay nhiều tiêu chí sau đây:
·       Kích thước của tổn thương lớn, vị trí ở hố sau: thân não, tiểu não
·       Trên 70 tuổi
·       Rối loạn ý thức
·       Bệnh  tim kết hợp
·       Bị bệnh lần 2.
·       THA không kiểm soát
·       Những người sống sót sau TBMMN, ít nhất có một nửa bị tàn tật vĩnh viễn.
·       7% trường hợp tái phát hàng năm.

Kết quả chụp động mạch não, CNCLVT
Xử trí
-Xuất huyết không có tụ máu và không có dị dạng mạch.
-Ðiều trị nội khoa, 3 tháng sau chụp mạch não lại.
-Có máu tụ, không có dị dạng mạch.
Ðiều trị nội khoa nếu ý thức tỉnh táo Ngoại khoa nếu ý thức xấu dần, triệu chứng khu trú nặng lên. Chụp mạch sau 3 tháng để tìm dị dạng mạch não.
-Có dị dạng mạch không có máu tụ
-Phẫu thuật sớm tránh tái phát
-Có dị dạng và máu tụ.
-Phẫu thuật sớm nếu là túi phồng động mạch. Mổ khi đã ổn định nếu là phồng động - tĩnh mạch.

YHCT ĐIỀU TRỊ TBMN

BỆNH DANH
·       Chứng trúng phong,
·       Bán thân bất toại

NGUYÊN NHÂN
·       Chính khí hư suy, âm dương mất cân bằng, can phong nội động gây ra.
·       Phối hợp với ngoại phong cùng gây bệnh, hiếm khi chỉ do ngoại phong.
PHÂN LOẠI
·       Trúng phong kinh lạc: 2 thể : âm hư hoả vượng; phong đàm
·       Trúng phong tạng phủ: 2 thể: chứng bế; chứng thoát.

ÂM HƯ HỎA VƯỢNG
·       Triệu chứng: thường hay đau đầu chóng mặt, ù tai hoa mắt, tâm phiền hay cáu giận, mặt đỏ. Đột nhiên ngó quỵ, bỏn thõn bất toại, miệng mắt mộo lệch, khú núi, cú khi mất ý thức thoỏng qua. Lưỡi gày, sắc đỏ, rêu vàng, mạch huyền tế sác.
·       Pháp điều trị: tư âm tiềm dương, khư phong thong lạc
·       Phương thuốc: BÌnh can tức phong thang gia giảm


Thiên ma12g
Đởm nam tinh19g
Câu đằng16g
Địa long10g
Bạch tật lê12g
Ngô công12g
Cương tàm12g
Chỉ xác12g
Hy thiêm16g
Hồng hoa12g


·       Phương khụng dựng thuốc: Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh dương- bổ các kinh âm. (Kinh dương minh).

PHONG ĐÀM
·       Triệu chứng: Bệnh nhân đột ngột quỵ ngó, liệt nửa người, tay chân co quắp và khụng ấm, miệng cắn chặt, đờm dói ỳng thịnh, mặt nhợt có thể phù nhẹ, lưỡi bệu, rêu trắng nhớt, mạch hoạt. Nếu do đàm hóa hỏa thỡ bệnh nhõn cú mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt sỏc.
·       Pháp điều trị: trừ đàm thông lạc, tức phong, kiện tỳ
·       Phương thuốc: Đạo đàm thang gia giảm


Bán hạ chế8g
Chỉ thực8g
Phục linh8g
Toàn yết4g
Trần bì6g
Cương tàm8g
Cam thảo6g
Bạch truật12g
Đởm nam tinh8g
Đào nhân12g



TRÚNG PHONG TẠNG PHỦ

Phục hồi chức năng
·       Châm cứu
·       Bấm huyệt
·       Tập luyện: chủ động, thụ động
·       Làm quen cuộc sống
·       Một số vị thuốc
o   Thiên ma
o   Xuyên khung
o   Đan sâm
o   Ngưu tất
o   Sinh kỳ
·       Một số bài thuốc
o   Bổ dương hoàn ngũ thang

So sánh YHHĐ và YHCT
·       YHHĐ: hồi sức cấp cứu, kiểm soát huyết áp
·       YHCT: phục hồi chức năng
Ä Lựa chọn tùy thời điểm

Một số chế phẩm
·       Cerebrolysin
·       Citicolin
Đọc thêm!