Chàm

Phần tóm tắt hay đầu bài đăng
PHÂN LOẠI CHÀM THEO YHCT
1. Thể thấp nhiệt: Thể này thường gặp ở giai đoạn cấp tính
- Do thấp nhiệt cùng thịnh, xâm nhập vào bì phu rồi gây nên bệnh.
- Bệnh phát cấp tính, diễn biến ngắn.
- Tổn thương da đỏ và nóng, phù nề nhiêu, xuất tiết nhiều.
- Tâm phiền, miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng.
2. Thể Tỳ hư thấp thịnh
- Do Tỳ hư thấp thịnh làm bì phu không được nuôn dưỡng mà sinh bệnh.
- Bệnh kéo dài, tổng thương da hô và dày.
- Có thể xuất tiết nhẹ, thường có vảy da.
- Đại tiện khô hoặc lỏng, chất lưỡi nhợt, bệu có hằn răng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm hoãn hoặc mạch hoạt.
3. Thể huyết hư phong táo: Thể này hay gặp ở giai đoạn chàm mạn tính
- Bệnh kéo dài lâu ngày làm hao tổn âm huyết, huyết hư sinh phong táo mà gây ra tình trạng bệnh.
- Bệnh diễn biến mạn tính.
- Tổn thương da dày, nứt nẻ, hay có vảy máu
- Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế hoặc trầm hoãn.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TOÀN THÂN CHÀM
1. Nguyên tắc:
- Tìm nguyên nhân rồi cách ly với nguyên nhân: tránh các kích thích da, loại bỏ các ổ nhiễm trùng, điều trị tốt các bệnh mạn tính toàn thân như các rối laonj ở đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng đường ruột, bệnh tiểu đường, giãn tĩnh mạch
- Tăng cường vệ sinh da, không dùng nước nóng và xà phòng nơi có chàm, không dùng các thuốc trừ ngứa có tính kích thích.
- Chú ý mối quan hệ giữa ăn uống và bệnh để điều chỉnh chế độ ăn cho thích hợp.
- Làm việc hợp lý, tránh lao lực và căng thẳng quá độ.
2. Điều trị toàn thân cho từng thể bệnh:
*Thể thấp nhiệt cùng thịnh: Thường gặp ở giai đoạn cấp tính
- Pháp: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, giải độc
- Phương; Long đởm tả can thang gia giảm: Long đởm thảo, Sinh địa, Chi tử, Hoàng cầm, Sài hồ, Đương quy, Sa tiền, Mộc thông, Trạch tả, Sinh cam thảo. Nhiệt thịnh gia Bạch mao căn, Thạch cao. Nhiệt độc gia Đại thanh diệp. Đại tiện táo gia Đại hoàng.
*Thể Tỳ hư thấp thịnh:
- Pháp: Kiện Tỳ táo thấp, dưỡng huyết nhuận phu
- Phương: Trừ thấp vị linh thang gia giảm: Bạch truật, Cam thảo, Hậu phác, Hoạt thạch, Mộc thông, Phục quế, Phòng phong, Chi tử, Thương truật, Trần bì, Trạch tả, Trư linh, Xích linh. Nếu thấp thịnh xuất tiết nhiều thì gia Tỳ giải, Xa tiền
*Thể huyết hư phong táo:
- Pháp: Dưỡng huyết, sơ phong, trừ thấp, nhuận táo
- Phương: Tiêu phong tán: Phòng phong, Kinh giới, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Thạch cao, Tri mẫu, Đương quy, Bạch truật, Cam thảo, Đại hoàng, Hồ ma.
Thấp thịnh gia Sa tiền tử, Trạch lan.
Ngứa nhiều gia Bạch tật lê, Khổ sâm.

Đọc thêm!

Viêm tắc động mạch (nhiệt độc, thấp nhiệt)

Phần tóm tắt hay đầu bài đăng
NHIỆT ĐỘC NỘI UẨN
- Tr/ c: Vùng bệnh sưng nóng đỏ đau rát, da phỏng dịch về sau tím đen ở nh ngón, lên mu chân rồi hoại tử, loét chảy dịch or chảy mủ hôi thối. Sốt, phiền táo, khát muốn uống, táo bón, nước tiểu vàng, tinh thần mê muội, chân đau hức lên đùi, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, nhớt, mạch hồng sác hoặc huyền sác.
- Pháp: thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết dưỡng âm.
- Phương: Tứ diệu dũng an thang gia vị: Huyền sâm, cam thảo, xích tiểu đậu, địa đinh, bồ công anh mỗi 15g. Ngân hoa, xà thiệt thảo, đan sâm mỗi vị 30g. Hoàng cầm, liên kiều, chi tử, đan bì mỗi vị 10g.
- Châm cứu: Thái khê, phục lưu, liệt khuyết, xích trạch, ngư tế, âm lăng tuyền.
- Thuốc dùng ngoài: Sinh khương 120g, cam thảo 60g, sắc lấy nước ngâm rửa ngày 2 lần, mỗi lần ngâm 20p.

THỂ THẤP NHIỆT

- Tr/c: thích lạnh, ghét nóng, đùi sưng đau, chân nặng ko muốn bước, ngón chân lở loét chảy dịch, hoại tử. sắc mặt trắng xám or vàng úa, ngực sườn đầy tức, khát ko muốn uống, ăn kém, tiểu đỏ và ít, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng bệu, mạch hoạt sác or tế sác.
- Pháp: thanh nhiệt hóa thấp, hoạt huyết thông lạc.
- Phương: Nhân trần xích tiểu đậu thang gia giảm: Nhân trần, nhẫn đông đằng, xích tiểu đậu, ý dĩ mỗi vị 20g. Phục linh, ngưu tất, mộc qua, đan sâm mỗi vị 12g. ty qua lạc, phòng kỷ, liên kiều, địa đinh mỗi vị 10g. sa nhân( cho vào sau ) 8g.
- Châm cứu: Chiên trung, cách du, tam âm giao, xích trạch, thái khê.
- Thuốc dùng ngoài: Sinh khương 120g, cam thảo 60g, sắc lấy nước ngâm rửa ngày 2 lần, mỗi lần ngâm 20p.


Đọc thêm!

Viêm tắc động mạch (NN, Hàn thấp, KH hư, K trệ H ứ)

Phần tóm tắt hay đầu bài đăng
Ng. nhân VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH
Bệnh thuộc chứng thoát cốt thư, thoát ung, thoát cốt đinh, đôn ung, chú tiết đinh, thập chỉ linh lạc, tháp giả độc đàng.

NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ BỆNH SINH
+ Hàn thấp: hàn hợp với thủy xâm lấn vào, sống lâu ngày ở vùng ẩm thấp làm tổn thương dương khí khiến hàn tà xâm nhập vào các đường kinh, vào mạch lạc tạo thành hàn ngưng khí trở gây nên đau. Khí trệ, huyết ngưng nên ko nuôi dưỡng đc phần ngọn chi mà sinh ra chứng đau buôt, xanh- tím- đen rồi hoại tử và rụng. đó là bệnh.
+ Do ăn uống: ăn nh cao lương mỹ vị hoặc chất cay nóng, ăn đồ nướng nhiều khến tỳ vị ko hóa đc thấp nên sinh đàm, đàm tích nh sinh hỏa, rồi dồn xuống dưới lưu trệ ở cân mạch gây bệnh. Mặt khác nhiệt tích thiêu đốt tân dịch , đặc biệt là đối với tạng thận, thận thuộc về âm huyết, huyết bị bại thì tâm cũng bị bại, dẫn đến tỳ cũng bị tổn thương.
+ Can thận bất túc: Cơ thể vốn đã suy yếu, do sinh hoạt tình dục ko điều độ or lao đông nặng nhọc quá sức khiến cho can và thận bị tổn thương. Thận thì có chức năng tàng tinh, là ‘tác cường chi cung’, nơi hội của xương. Can chủ sơ tiết, chủ tông cân, lợi cơ khớp. Lao động nặng nhọc làm hại tới can và thận, khi can thận bị tổn thương thì tinh huyết cũng bị suy tổn, gân xương ko đc nuôi dưỡng. Hoặc do tình dục quá độ, ăn uống nhiều chất bổ dưỡng làm tổn hại đến phần âm trong cơ thể hoặc dâm hảo bốc lên cũng ảnh hưởng đến tạng phủ, làm tiêu hao phần âm dẫn đến can bị liễm, độc tà tích tụ ở đầu chi gây nên bệnh.
+ do tình chí: tình chí thất thường làm hại tới can và tỳ từ đó ngũ tạng ko được điều hòa, cơ năng tạng phủ bị rối loạn, truyền dẫn vào kinh lạc khiến cho khí huyết ko điều hòa do đó ko nuôi dưỡng đc ngọn chi gây nên bệnh.
+ Do thể chất suy yếu: cơ thể suy yếu sinh ra chứng thoát thư, thận tinh bất túc hoặc bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy yếu, khí huyết hư tổn, thể chất yếu dần, vận hành bất lực, do đó ngọn chi ko được nuôi dưỡng, dễ nhiễm hàn tà mà gây bệnh.

VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH - HÀN THẤP XÂM NHẬP
- Tr/c: sắc mặt xanh, thích ấm, sợ lạnh, ngọn chi tê lạnh, đau; da trắng nhợt, khô. Người mệt mỏi, thường bị chuột rút, đau cách hồi, nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì, vô lực.
- Pháp: ôn kinh tán hàn, hoạt huyết, thông ứ
- Phương: dùng bài Hòa dương thang gia giảm: Ma hoàng, bào khương, giáp châu, địa long mỗi vị 6g. thục địa, nhẫn đông đằng mỗi vị 45g. đan sâm, huyết đằng mỗi vị 15g. hoàng kỳ, đẳng sâm, ngưu tất, cam thảo mỗi vị 10g.
- Châm cứu: Dương lăng tuyền, tam âm giao, túc tam lý, hạ cự hư, thượng cự hư, thái uyên.
- Thuốc dùng ngoài: Sinh khương 120g, cam thảo 60g, sắc lấy nước ngâm rửa ngày 2 lần, mỗi lần ngâm 20p.

THỂ KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ
- Tr/c: Tổn thương lở loét lâu ngày ko khỏi, chảy dịch mủ, mu chân lộ xương, sắc mặt sạm, da khô, cơ nhục teo nhẽo ko có lực, tinh thần mệt mỏi, đoản hơi, tự ra mồ hôi, cơ thể tiều tụy, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng nhạt, mạch trầm tế vô lực.
- Pháp: bổ ích khí huyết, điều hòa vinh vệ.
- Phương: Bát chân thang gia giảm: Đương quy, bạch thược, xuyên khung, đẳng sâm, cam thảo mỗi vị 10g. Thục địa, đan sâm, hoàng kỳ mỗi vị 15g. Bối mẫu, địa đinh, bồ công anh mỗi vị 12g. xích tiểu đậu 30g.
- Thuốc dùng ngoài: Sinh khương 120g, cam thảo 60g, sắc lấy nước ngâm rửa ngày 2 lần, mỗi lần ngâm 20p.

KHÍ TRỆ HUYẾT Ứ
- Tr/c: sắc mặt vàng bủng, ngọn chi đau nhức liên mien, đêm đau nh hơn, có màu hồng tía, đau, lạnh. Móng dày khô. Ngoài nơi tổn thương da trắng bệch, ra mồ hôi. Chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, mạch trầm tế or trầm nhược.
- Pháp: hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ thống.
- Phương: Đào nhân tứ vật thang gia giảm: đương quy 30g. thục địa, xích thược, bạch thược, ngưu tất, thanh bì mỗi vị 10g. đan sâm, nhũ hương, 1 dược, diêm hồ sách, bồ công anh, ngân hoa mỗi vị 12g. huyết đằng, ngũ gia bì mỗi vị 15g.
- Châm cứu: Liệt khuyết, xích trạch, cách du, thượng cự hư, hạ cự hư.
- Thuốc dùng ngoài: Sinh khương 120g, cam thảo 60g, sắc lấy nước ngâm rửa ngày 2 lần, mỗi lần ngâm 20p.


Đọc thêm!

VIÊM DA DỊ ỨNG

Phần tóm tắt hay đầu bài đăng

TRIỆU CHỨNG
- Tổn thương cơ bản là những nốt sần tập hợp lại thành đám, thường khu trú lại ở mặt ngoài chi, 2 bên cổ gáy và có tính chất đối xứng. Thời kỳ đầu nốt sần nhỏ, thưa nhưng do ngứa và gãi nhiều nên đám sần lan rộng, nốt sần dày hơn. Thường ngứa nhiều về đên, ngứa từng cơn dữ dội. Vùng da ngứa bị gãi nhiều nên chuyển màu đỏ sẫm, hơi nhăn, hơi cộm, rồi nổi những nốt sần dẹt và bóng, sau đó hình thành đám bầu dục, đám đa giác hoặc thành vệt dài. Thời kỳ này da có màu nâu nhạt, khô cứng, bề mặt bóng.
- Nếu bội nhiễm kết hợp sẽ có viêm nang lông, lở loét. Hình thành tổn thương da rất đa dạng: đơn lẻ, đối xứng, khu trú hoặc nhiều nơi
- Bệnh tiến triển hàng năm, hàng tháng, dễ tái phát, lâu ngày da dày cộm, sẫn màu, lằn cổ trâu rõ rệt.
- Khi khỏi hường để lại mảng sẫn màu hoặc trắng như bạch biến.

Dựa theo giai đoạn bệnh mới mắc hoặc lâu ngày mà chia thành 2 thể lâm sàng, từ đó mà có phương pháp điều trị khác nhau

a. THỂ PHONG NHIỆT

- Tr/c: da bị tổn thương nhẹ, chưa dày cộm, màu hơi hồng, ngứa nhiều.
- Pháp: Khu phong thanh nhiệt
- Phương: Dùng bài tiêu phong tán gia giảm: kinh giới, sinh địa, phòng phong, ngưu bàng tử, đương quy, tri mẫu, địa phu tử mỗi thứ 12g. thuyền thoái 6g. sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc dùng bài Sơ phong thanh nhiệt ẩm gia giảm: kinh giới, sinh địa mỗi thứ 16g, phòng phong, kim ngân, cúc hoa, tạo giác thích, khổ sâm mỗi thứ 12g. thuyền thoái 6g. sắc uống ngày 1 thang.

b. THỂ HUYẾT TÁO
- Tr/c: da dày khô, ngứa nhiều, gãi nh làm xước da và chảy dịch, có khi dớm máu
- Pháp: dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong
- Phương: Dùng bài địa hoàng ẩm tử gia giảm: hà thủ ô, sinh địa mỗi thứ 16g. đương quy. Huyền sâm, kinh giới bạch tật lê mỗi thứ 12g. cương tằm 8g. toàn yết 6g. sắc uống ngày 1 thang.

Cả 2 thể:
- Thuốc dùng ngoài: phèn phi 5g, khinh phấn 5g, lưu huỳnh 25g tán mịn tất cả cho vào 200ml cồn 70 độ để 5 ngày sau đó lắc đều rồi bôi 3 lần/ ngày.
- Châm cứu:
+ Châm xung quanh vùng da bị bệnh ngày 1 lần, kết hợp với xông khói thương truật, và thiên niên kiện (hàm lượng = nhau) trong 20 phút.
+ Huyệt chính: ủy trung, phong môn. Bệnh ở tay châm thêm Khúc trì, bệnh ở mặt thêm hợp cốc, nghinh hương, nếu bệnh ở chân thêm phong trì, tam âm giao, huyết hải. Nếu bệnh ở bụng, ở ngực thêm túc tam lý, dương lăng tuyền.


Đọc thêm!

Vẩy nến

Phần tóm tắt hay đầu bài đăng
VẨY NẾN - Thể huyết hư Phong Táo
*TC:
- Các tổn thương thành đám, mảng, sẩn cộm, thường có màu hồng đỏ hoặc tím nhợt, có thể có sắc hồng xám thâm.
- Thời kỳ này ngứa giảm, hầu như không ngứa, tổn thương da thu nhỏ hơn, có chỗ tự tiêu đi hoàn toàn chỉ còn lại mặt da trắng bạc phẳng.
- Ăn uống, đại tiện thời kỳ này hầu như bình thường.
- Chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch đới huyền hoặc huyền mà tế.
*Pháp: Dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.
*Phương: Bài thuốc thường dùng: Đương quy 12, Đan bì 12, Hà thủ ô đỏ 16, Sinh địa 16, Bạch tật lê đều 12, Ô tiêu xà 16, Phòng phong 12, Thuyền thoái 8.

*Thuốc bôi ngoài:
- Đại phong từ nhân: Ma nhân 16, Mộc triết tử 12, Long não 12, Thủy ngân 12g. Nấu thành cao, bôi ngày 2 lần.
- Cao mềm thạch lựu bì: bột Thạch lựu bì 1 phần, dầu vừng 3 phần, luyện thành dạng hồ để bôi.
*Châm cứu: Khúc trì, Nội quan, Thần môn, Huyết hải, Phi dương, Tam âm giao. Châm ngày 1 lần, 1 liệu trình 15 ngày.

Vẩy nến - Thể Phong huyết Nhiệt:
*TC:
- Mặt da nổi lên sẩn đỏ hoặc tím, có thể nhỏ như đinh ghim, có thể tụ thành từng đám, mảng.
- Bề mặt da tăng sinh nhiều tầng, trắng như sáp nến, ngứa nhiều, sau khi bong đi để lại lớp da đỏ và có điểm xuất huyết nhỏ.
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
*Pháp: Thanh nhiệt, lương huyết.
*Phương: Dùng bài Hoè Hoa Thang gia giảm: Sinh Hoa hoè, Sinh địa, Thổ phục linh, Thạch cao đều 40g, Thăng ma, Tử thảo, Địa phu tử đều 12g, Thương nhĩ tử 20g. Sắc uống.
Hoặc dùng bài:
Cúc hoa, Khổ sâm, Xích thược, Thương nhĩ tử mỗi vị 12g, Đan bì 8, Cam thảo 8, Kim ngân hoa 16, Sinh địa 16, Thổ phục 20.
*Thuốc bôi ngoài:
- Đại phong từ nhân: Ma nhân 16, Mộc triết tử 12, Long não 12, Thủy ngân 12g. Nấu thành cao, bôi ngày 2 lần.
- Cao mềm thạch lựu bì: bột Thạch lựu bì 1 phần, dầu vừng 3 phần, luyện thành dạng hồ để bôi.
*Châm cứu: Khúc trì, Nội quan, Thần môn, Huyết hải, Phi dương, Tam âm giao. Châm ngày 1 lần, 1 liệu trình 15 ngày.


Đọc thêm!

Trĩ



Câu 4 – Định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ

1.YHHĐ
*ĐN: Trĩ là một bệnh mạn tính, do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị giãn không hồi phục và xung huyết, tĩnh mạch xung huyết thành 1 búi hoặc nhiều búi.
*NN: Nhiều nguyên nhân:
- Viêm đại trạng mạn tính gây táo bón thường xuyên, đại tiện rặn nhiều
- Viên gan, xơ gan gây xung huyết tĩnh mạch
- Các bệnh nghề nghiệp do đứng lâu
- Có thai làm trương lực cơ thành bụng và
*Cơ chế bệnh sinh:
Có các thuyết giải thích cơ chế sinh bệnh của Trĩ:
- Thuyết mạch máu: Nói tới vai trò của các shunt động - tĩnh mạch, khi các yếu tố khởi bệnh tác động làm các shunt này mở rộng, máu chảy ồ ạt từ động mạch vào các đám rối tĩnh mạch khiến các đám rối tĩnh mạch bị đầy giãn quá mức, nếu lúc đó lại có một nguyên nhân cản trở máu về như rặn mạnh vì táo bón,… thì khi đó các tĩnh mạch sẽ bị giãn ra và xung huyết. Đồng thời thuyết này cũng giải thích tại sao máu chảy ra trong bệnh trĩ là máu đỏ tươi, vì là máu trực tiếp từ động mạch đổ sang tĩnh mạch.
- Thuyết cơ học: Dưới tác động của áp lực tăng cao khi rặn ỉa do táo bón,… khiến các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo. Các búi trĩ bị sa xuống dưới và dần dần nằm ngoài lỗ hậu môn. Luồng máu trở về bị cản trở, trong khi luồng máu động mạch vẫn tới, lại tạo áp lực cao ở tĩnh mạch, quá trình này tạo một vòng xoáy bệnh lý, diễn ra lâu ngày làm mức độ sa giãn trĩ ngày càng nặng.

2. YHCT:
*ĐN: Bệnh trĩ thuộc phạm vi chứng Hạ trĩ. Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết Trĩ
*Nguyên nhân – cơ chế bệnh sinh: Nguyện nhân cơ chế bệnh của bệnh trĩ không ngoài thấp nhiệt và 2 tạng Tỳ, Đại trường. Nội kinh có ghi: nguyên nhân bệnh trĩ hạ là do cân mạch bị dãn rộng, phát sinh bệnh trĩ không đơn giản chỉ do bệnh lý tại chỗ, mà còn do cơ thể, âm dương, khí huyết không điều hòa. Bên ngoài do lục đâm, bên trong do thất tình:
- Ngoại tà: Thấp nhiệt sinh kiết lỵ, kiết lỵ lâu ngày rặn nhiều sinh trĩ.
- Đại trường tích nhiệt: Đại tiện táo bón lâu ngày, hay nín nhịn đại tiện sinh trĩ
- Ăn uống không điều hòa, khi no quá, khi đó quá, uống rượu, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhờn béo khiến Tỳ Vị mất điều hòa, Tỳ hư gây thấp trệ, thấp nhiệt dồng xuống giang môn, lại cộng với Tỳ hư mà sinh chứng hạ hãm từ đó mà sinh bệnh.
- Lao động nặng nhọc, ngồi xổm, phụ nữ có thai khiến khí hãm gây trĩ.

Trĩ Nội Xuất Huyết hoặc Thể Huyết Ứ:
Đi ngoài xong huyết ra từng giọt, đau, táo bón.
Pháp: Lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ.
Phương:
- Hoạt Huyết Địa Hoàng Thang gia giảm: Sinh địa 20g, Đương quy, Xích thược, Hoàng cầm, Địa du, Hòe hoa, Kinh giới đều 12g. Sắc uống.
Nếu táo bón gia thê Hạt vừng đen 12g, Đại hoàng 4g
- Tứ Vật Đào Hồng Thang gia giảm: Sinh địa, Bạch thược, Trắc bá diệp, Hắc chi ma đều 12g, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Hòe hoa, Chỉ xác đều 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống
- Châm cứu: trường cường, thứ liêu, tiểu tường du, đại trường du, túc tam lý, tam âm giao, thừa sơn, hợp cốc.

Trĩ Lâu Ngày Gây Thiếu Máu ở Người Lớn Tuổi (Thể Khí Huyết Đều Hư):
Đi ngoài ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.
Pháp: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
Phương:
- Tứ vật gia vị nếu huyết hư: Thục địa, Xuyên quy, Bạch thược, Địa du, Hoàng kỳ mỗi vị 12g, Xuyên khung 8g, A giao 8g, Cam thảo 4g.
- Bổ Trung Ích Khí Thang gia giảm: Đẳng sâm 16g, Hoàng kỳ, Bach truật, Sài hồ, Kinh giới sao đen mỗi vị 12g, Đương quy, Thăng ma, Địa du sao đen, Hòe hoa sao đen mỗi vị 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g.

Trĩ Ngoại Bị Viêm Nhiễm (Hoặc thể Thấp Nhiệt):

Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.
Pháp: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ thống.
Phương:
- Hòe Hoa Tán gia vị: Hòe hoa, Trắc bá diệp, Địa du, Chi tử (sao đen) đều 12g, Kinh giới (sao đen), Kim ngân hoa đều 16g, Chỉ xác, Xích thược đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống.
- Chỉ Thống Thang gia giảm: Hoàng bá, Hoàng liên, Xích thược, Trạch tả đều 12g, Sinh địa 16g, Đào nhân, Đương quy, Đại hoàng đều 8g. Sắc uống .
- Châm cứu: châm tả các huyệt :trường cường, thứ liêu, tiểu tường du, đại trường du, túc tam lý, tam âm giao, thừa sơn, hợp cốc.


Đọc thêm!

Phì đại TLT


1.Định nghĩa:
*Theo yhhđ: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH) bao gồm tăng sản tế bào tổ chức đệm và tăng sản các tuyến, từ đó làm tăng kích thước của tiền liệt tuyến.
*Đông y xếp vào chứng long bế. Là loại bệnh tiểu tiện khó khăn, thậm chí bế tắc không thông. Bệnh tiến triển từ từ, tiểu tiện nhỏ giọt, lượng ít gọi là Long. Bệnh tiến triển cấp tính, tiểu tiện không thông, muốn bài tiết mà không được gọi là Bế.

2.Cơ chế bệnh sinh:
*Theo yhhđ:
Nguyên nhân chủ yếu do rối loạn nội tiết tố nam và estrogen dẫn tới tiền liệt tuyến tăng kích thước chèn ép vào niệu đạo gây khó khăn cho đi tiểu: tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần.
*Theo yhct:
- Âm hư hỏa vượng: sinh hoạt tình dục quá mức làm cho tinh khí hao tổn, thận tinh bị tổn hại, âm hư hỏa vượng, tướng hỏa vọng động làm cho tinh khí bị tổn hại, bị ngăn trở rót vào tinh cung, thấp trệ hóa thành nhiệt khiến cho bại tinh, hợp với hỏa sinh ra.

- Thận nguyên hư suy: Người lớn tuổi, thân thể suy yếu hoặc phòng lao quá độ làm cho tinh bị hao tổn, âm tổn khiến cho thận dương và thận nguyên bị suy yếu, mệnh môn hỏa suy, không cố nhiếp được, tinh quan ko vững, tinh ko bế tàng được thì phải tiết ra.

- Do thấp nhiệt ứ trở: Ngoại cảm thấp nhiệt độc tà hoặc cảm hàn tà hóa thành nhiệt, nhiệt và thấp tương tranh, thấp nhiệt dồn xuống phía dưới rót vào tinh cung, uẩn kết không tan làm cho khí trệ, huyết ngưng, kinh lạc bị ngăn cách. Thấp nhiệt dồn xuống vào bàng quang khiến cho khí ở bàng quang ko hóa được, hoặc do ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ủ thấp sinh nhiệt, Thận nhiệt chuyển xuống Bàng quang, làm Bàng quang tích nhiệt, khí hóa bất thông.

- Tỳ khí hư hạ hãm: Lao nhọc quá sức, ngồi lâu, tương tư hoặc do ăn uống thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ không hóa được thấp trở trệ ở tinh cung, Tỳ hư trung khí hạ hãm, cốc khí ko chuyển đc xuống dưới, tinh và trọc tương bác nhau khiến cho tiểu ra chất đục.

- Tinh cung bị ứ trở: Thấp nhiệt lâu ngày không được thanh đi, tướng hỏa lâu ngày không tiết ra được, tinh bị ứ lại thành trọc, tinh ứ lâu ngày, tinh đạo, tinh cung, khí huyết bị ngưng kết gây nên.

- Do Phế nhiệt, khí uất không thông điều được thủy đạo, nhiệt tà rót xuống bàng quang, làm cho thượng tiêu và hạ tiêu đều bị nhiệt khí làm ủng tắc gây chứng long bế.

TIỀN LIỆT TUYẾN THỂ ÂM HƯ HỎA VƯỢNG
*TC:
- Lưng đau, chân mỏi
- Đầu váng, hoa mắt, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, rối loạn sinh dục
- Vùng hội âm có cảm giác tức nặng, khi tiểu và đại tiện thì tiết ra chất dịch đục.
- Tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu khó, mạch trầm tế sác.

*Chẩn đoán:
- BC: Lý hư trung hiệp thực nhiệt.
- Tạng phủ: Thận
- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân: Sinh hoạt tình dục quá độ.
- Bệnh danh: Long bế.

*Biện chứng:
Sinh hoạt tình dục quá mức làm cho tinh khí hao tổn, thận tinh bị tổn hại, âm hư hỏa vượng, tướng hỏa vọng động làm cho tinh khí bị tổn hại, bị ngăn trở rót vào tinh cung, thấp trệ hóa thành nhiệt khiến cho bại tinh, hợp với hỏa sinh ra bệnh. Thận âm hư mà sinh chứng lưng đau, chân mỏi. Âm hư hỏa vượng mà sinh chứng đầu vàng, mắt hoa, ngũ tâm phiền nhiệt, tiểu đỏ, mạch trầm tế sác. Thận tinh hư tổn mà sinh chứng di tinh.

*Pháp: ích khí tư âm, thanh tiết tướng hỏa
*Phương: Tri bá địa hoàng hoàn hợp với Tỳ giải phân thanh ẩm
Tri mẫu, hoàng bá, đơn bì, phục linh, trạch tả, địa hoàng, sơn dược, sơn thù, tỳ giải, thạch xương bồ, bạch truật, liên tử tâm, đan sâm, xa tiền tử.
- Phân tích: Lục vị địa hoàng hoàn để bổ thận âm. Tri mẫu, hoàng bá tiết tướng hỏa vọng động. Tỳ giải thanh tâm, ích trí, lợi thấp, hóa trọc.
- Châm cứu: Thận du, quan nguyên, tam âm giao, thái khê, trung cực

TIỀN LIỆT TUYẾN THỂ THẬN DƯƠNG HƯ
*TC:
- Lưng đau, liệt dương, tảo tinh
- Chân tay lạnh, sợ lạnh
- Tiểu trong dài, tiểu có lẫn chất tinh
- Sắc mặt trắng nhạt, tinh thần uể oải, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm trì.

*Chẩn đoán:
- BC: Lý hư hàn
- Tạng phủ: Thận dương
- Nguyên nhân: Thiên quý suy, bất nội ngoại nhân: phòng lao quá độ.
- Bệnh danh: Long bế.

*Biện chứng:
Người lớn tuổi, thân thể suy yếu hoặc phòng lao quá độ làm cho tinh bị hao tổn, âm tổn khiến cho thận dương và thận nguyên bị suy yếu, mệnh môn hỏa suy, không cố nhiếp được, tinh quan không vững, tinh không bế tàng được thì phải tiết ra. Thận dương hư mà sinh các chứng lưng đau, liệt dương, tảo tinh, tiểu trong dài, tiểu tiện có lẫn tinh. Dương hư mà chân tay lạnh, sợ lạnh, sắc mặt trắng, tinh thần uể oải, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm trì.

*Pháp: Ôn thận cố tinh
*Phương: Hữu quy hoàn hợp với Kim tỏa cố tinh hoàn:
sa uyển tật lê, liên tu, long cốt, mẫu lệ, thục địa, sơn thù, sơn dược, kỷ tử, đỗ trọng, thỏ ty tử, đương quy, lộc giác giao, phụ tử, nhục quế.
- Phân tích: Thục địa, sơn thù, sơn dược, kỷ tử, đỗ trọng, lộc giác giao đại bổ thận khí, ích âm trợ dương.Phụ tử, nhục qué ôn thận, dẫn hỏa quy nguyên. Thỏ ty tử, tật lê, khiếm thực, liên tu ích thận, cố tinh. Đương quy hòa doanh, điều huyết. Long cốt, mẫu lệ cố sáp ở hạ nguyên.
- Châm cứu: Mệnh môn, thận du, quan nguyên, thái khê, âm cốc.

TIỀN LIỆT TUYẾN THỂ THẤP NHIỆT HẠ TRÚ
*TC:
- Tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt
- Đường tiểu nóng, đau, đường tiểu thường có chất trắng đục, dính như mỡ tiết ra
- Cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm chướng đau, đau lan xuống xương cùng, âm hoành và đùi
- Toàn thân lúc nóng lúc lạnh, nước tiểu vàng, đỏ hoặc tiểu ra máu, táo bón, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch hoạt sác.
*Chẩn đoán:
- BC: Lý thực nhiệt
- Tạng phủ, kinh lạc: Bàng quang
- Nguyên nhân: Ngoại nhân: thấp nhiệt; Bất nội ngoại nhân: ăn uống
- Bệnh danh: Long bế

*Biện chứng:
Ngoại cảm thấp nhiệt độc tà hoặc cảm hàn tà hóa thành nhiệt, thấp nhiệt dồn xuống vào bàng quang; hoặc do ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ủ thấp sinh nhiệt, nhiệt chuyển xuống Bàng quang, làm Bàng quang tích nhiệt, khí hóa bất thông từ đó mà sinh ra chứng tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt. Vì nhiệt tích ở Bàng quan nên đường tiểu nóng, cảm giác khó chịu vùng bụng dưới. Khí trệ ở hạ tiêu mà sinh chứng đau ở bụng dưới. Chính tà tương tranh mà toàn thân lúc nóng lúc lạnh. Vì bệnh thuộc nhiệt nên nước tiểu vàng, đỏ, đại tiện táo, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác. Nhiệt bức huyết vong hành nên có thể tiểu ra máu.

* Pháp: thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm hóa trọc
* Phương: Bát chính tán gia giảm: Cù mạch, xa tiền tử, biển súc, hoạt thạch, đăng tâm, chi tử, đại hoàng, cam thảo. sắc uống
- Ptích: Cù mạch lợi thấp thông lâm, thanh nhiệt lương huyết. Đăng tâm thanh tâm hỏa mà hóa thấp trọc. Xa tiền tử, biển súc, chi tử thanh can nhiệt, thông bàng quang. Đại hoàng thông phủ tả nhiệt. cam thảo hoãn cấp chỉ thống.
- Châm huyệt: trung cực, âm lăng tuyền, tam âm giao, tinh cung

*Nếu nhiệt độc thấp thịnh:
- Triệu chứng: Lạnh nhiều, sốt cao, khát muốn uống, vùng hội âm sưng đỏ, nóng, đau, tiểu nh, tiểu rắt, đường tiểu buốt, đi tiểu ko thấy thoải mái, tiểu ra máu mủ, táo bón, bụng dưới đau, hậu môn nặng, đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt sác.
- Pháp: Thanh nhiệt giải độc, tiết hỏa thông lâm.
- Phương: dùng bài Hoàng liên giải độc thang hợp với Ngũ trần thang và Bát chính tán: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng câm, chi tử, kim ngân hoa, xa tiền, địa đinh, xích linh, ngưu tất, mộc thông, biển súc, hoạt thạch, đại hoàng, cam thảo,cù mạch, đăng tâm
- Phân tích: tam hoàng, chi tử, kim ngân hoa, địa đinh thanh tả hỏa độc ở tam tiêu.xa tiền,xích linh,mộc thông, biển súc,hoạt thạch,cù mạch,đăng tâm,cam thảo để tiết hỏa thông lâm, khiến cho nhiệt đọc theo đường tiểu mà thoát ra ngoài. Đại hoàng thông phủ tả hỏa, tán nhiệt kết, trừ trọc độc, Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống dưới.


Đọc thêm!

Sỏi tiết niệu



SỎI TIẾT NIỆU – THỂ HUYẾT Ứ
*TC:
- Vùng hạ vị đầy trướng, bĩ tức khó chịu và đau, lúc nhẹ lúc nặng, thường cố định, đau xiên, đau nhói, đau kịch liệt
- Bĩ trướng lúc có lúc không, lúc tan lúc tụ: giai đoạn đầu do khí trệ. Khi có huyết ứ: Vùng bụng đau nhói, ấn vào đau tăng, nơi đau cố định.
- Tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu hoặc ra máu cục
- Chất lưỡi tía tối hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
*Biện chứng luận trị:
Do sỏi làm khí cơ của BQ bất lợi, khí không thông thời thống nên đau, bĩ trướng khó chịu, lúc có lúc không.
Khí trệ nên huyết không lưu thông, huyết ứ nên có các triệu chứng đau nhói, đau xiên, đau cố định, ấn vào đau tăng, chất lưỡi đỏ tía hoặc có điểm ứ huyết.
Bệnh thuộc thực chứng nên mạch huyền.
Vì bệnh do khí trệ huyết ứ, lại do sỏi gây ra nên pháp là lý khí hành trệ, hoạt huyết thông lâm.
*Pháp: lý khí hành trệ, hoạt huyết thông lâm.
*Phương: Tứ vật đào hồng gia giảm: Xuyên khung 12, Đương quy 16, Sinh địa 16, Bạch thược 12, Đào nhân 8, Hồng hoa 8, Chỉ thực 8, Đại phúc bì 12, Uất kim 8, Kê nội kim 8
Hoặc dùng bài: Chỉ xác 12, Đào nhân 8, Kim tiền thảo 20, Sa tiền 20, Kê nội kim 10.
*Châm cứu:
Nếu có cơn đau quặn thận thì kết hợp châm cứu, kích thích mạnh, ngày 1 lần, tùy vào vị trí sỏi mà chọn huyệt.
Nếu là sỏi thận và sỏi niệu quản trên thì châm các huyệt: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý
Nếu là sỏi niệu quản dưới, sỏi bàng quang thì châm các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý

SỎI TIẾT NIỆU – THỂ THẬN HƯ

*TC:
- Đau lưng âm ỉ đã lâu, người mệt mỏi, vô lực.
- Hay đau đầu, hoa mắt
- Bụng đầy trướng, tiểu tiện không thông, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục.
- Chất lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
*Biện chứng luận trị:
Do thận hư không khí hóa được BQ mà gây ra các chứng tiểu tiện bất thông, tiểu nhiều lần.
Khí hóa BQ bất lợi nên sinh ra sỏi mà gây các chứng nước tiểu đục, thấp ngưng trệ ở hạ tiêu nên bụng đầy trướng.
Vì thận hư nên lưng đau âm ỉ, thận khí hư yếu nên người mệt mỏi, vô lực, hay đau đầu, hoa mắt, chất lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng, mạch thì trầm tế.
Vì gốc bệnh là do thận khí hư nên pháp là ích khí bổ thận, thận hư nên sỏi hình thành vì vậy mà cần thông lâm bài thạch.
*Pháp: Ích khí bổ thận, thông lâm bài thạch
*Phương dược: Hữu quy ẩm gia giảm: Thục địa 16, Hoài sơn 12, Sơn thù 8, Cam thảo, Quế nhục 6, Phụ tử 6, Đỗ trọng 12, Trạc tả 12, Kim tiền thảo 20
*Châm cứu:
Nếu có cơn đau quặn thận thì kết hợp châm cứu, kích thích mạnh, ngày 1 lần, tùy vào vị trí sỏi mà chọn huyệt.
Nếu là sỏi thận và sỏi niệu quản trên thì châm các huyệt: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý
Nếu là sỏi niệu quản dưới, sỏi bàng quang thì châm các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý

SỎI TIẾT NIỆU – THỂ THẤP NHIỆT
*TC:
- Tiểu nóng rít và đau, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
- Nước tiểu xuống không hết, thường kèm theo đái ra máu, hoặc đái đục, đái ra sỏi
- Hoặc dang đi tiểu bị đứt quãng đột ngột
- Bụng dưới trướng đầy
- Miệng đắng, khát không muốn uống
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, dính nhớt
- Mạch huyền sác hay hoạt sác.
*Biện chứng luận trị:
Do thấp nhiệt uất kết ở BQ làm khí của BQ không lợi, sực đóng mở thất thường nên có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: Tiểu nóng rít và đau, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, nước tiểu xuống không hết.
BQ bị hỏa nhiệt hun đốt, chất nước kết lại thành sỏi đá mà gây đái đục, đái ra sỏi, có khi đang đi tiểu bị đứt quảng đột ngột do sỏi bít tắc.
Do nhiệt bức huyết, làm tổn thương đường lạc, hoặc do sỏi làm tổn thương huyết lạc mà gây đái máu.
Thấp trệ ở hạ tiêu mà sinh chứng bụng dưới trướng đầy, vì nhiệt mà miệng khát nhưng thấp trệ nên không muốn uống. Nhiệt nên chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, có thấp nên dính nhớt. Vì thực nhiệt nên mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Vì bệnh thuộc lý thực nhiệt lại kèm thấp nên pháp là thanh nhiệt lợi thấp. Vì bệnh do thạch gây nên nên pháp là thông lâm bài thạch.
*Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, bài thạch.
*Phương: Đạo xích tán gia giảm: Sinh địa 16, Đạm trúc diệp 16, Mộc thông 8, Cam thảo sao cháy8, Kim tiền thảo 40, Sa tiền 20, Kê nội kim 8.
Nếu đái máu gia: Cỏ nhọ nồi 16, Tiểu kế 12
Nếu đái nhiều gia: Ô dược 8, Uất kim 8, Diên hồ sách 8
*Châm cứu:
Nếu có cơn đau quặn thận thì kết hợp châm cứu, kích thích mạnh, ngày 1 lần, tùy vào vị trí sỏi mà chọn huyệt.
Nếu là sỏi thận và sỏi niệu quản trên thì châm các huyệt: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý
Nếu là sỏi niệu quản dưới, sỏi bàng quang thì châm các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý

Đọc thêm!

Nguyên lý kết hợp động trong điều trị gãy xương


- Quan điểm điều trị gãy xương theo Y học cổ truyền là ngoài việc cố định xương gãy còn hết sức chú trọng vận động cơ khớp trong thời gian cố định, không vì cục bộ mà quên mất chỉnh thể, không chỉ lo đến các yếu tố hỗ trợ chỉnh phục và cố định từ bên ngoài mà thiếu quan tâm đến động lực nội tại nơi tổn thương và cơ thể.
- Tĩnh có nghĩa là bất động.
- Động là bất động nhưng ko hoàn toàn và kết hợp với luyện tập.
+ Y học cổ truyền không dùng bó bột mà dùng bó nẹp, bó nẹp không bất động hoàn toàn, chỉ bó nơi xương gãy, khớp trên và dưới nơi xương gãy vẫn cử động.trong đông y có nguyên tắc: bất động ko htoan làm máu lưu thông tốt, xương gãy dễ liền , cơ năng chóng hồi phục.
+ Luyện tập theo nguyên tắc: Trong suốt tgian bất động phải huy động hết các khớp còn lại và toàn thân hoạt động để tăng cường tuần hoàn nâng cao chuyển hóa làm xương chóng liền và cơ năng chóng hồi phục phòng di chứng và biến chứng khác.
- Mặt khác liền xương có 2 cách là:nguyên lý liền xương:
+ Liền xương trực tiếp ở bó bột, xương tuy liền rất nhanh, nhưng xương liền rất yếu, phải để dụng cụ nâng đỡ 1 tgian rất lâu, có khi hàng năm.
+ Liền xương gián tiếp: do bất động ko hoàn toàn sẽ tạo lớp can thô, sau đó 3-4 tuần xương bắt đầu liền, có thể tháo dụng cụ bó nơi gãy ra. Sau này hủy cốt bào sẽ gọt dần lớp can thô và khoảng một năm sau thì liền chắc hoàn toàn.
Có nghĩa là cục bộ ảnh hưởng đến chỉnh thể, chỉnh thể cũng có khả năng tác động đến cục bộ. Nhờ đó mà kiến lập được nguyên tắc điều trị: “Trong tĩnh có động, động tĩnh kết hợp”.
Đọc thêm!