PT Mất ngủ


MN tâm tỳ lưỡng hư

- Phải chú ý tình trạng hoãn cấp 1 cách hợp lý. Mất ngủ là tình trạng bệnh do chính khí hư tổn, ngũ tạng bất hòa. Mất ngủ thể tâm tỳ lưỡng hư là do công năng của tạng tỳ hư yếu không sinh đủ huyết, ko nuôi dưỡng được tâm làm tâm và tỳ đều hư vì vậy khi điều trị phải chú ý chữa vào gốc của bệnh  nên pháp điều trị thường là dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần.
Khi sử dụng thuốc thường dùng bài Quy tỳ thang.  Quy tỳ thang( …) Phân tích
Trong châm cứu thường dùng thủ pháp châm bổ các huyệt: Nội quan, Thần môn, tam âm giao, Thái bạch, Tâm du, Tỳ du, Túc tam lý 20-30p/ngày
- Phù chính phải tiến hành từ từ. Với người cao tuổi trong quá trình điều trị tuy dùng bổ pháp là chủ yếu nhưng phải tiến hành từ từ, dùng điều bổ ko dùng tuấn bổ vì tỳ vị hư công năng vận hóa giảm sút, khả năng hấp thu kém. Điều trị theo nguyên tắc bổ mà ko trệ, có đóng có mở, có bổ có tả, có thăng có giáng.
- Ở thể này chức năng của tạng  tỳ hư suy nên cần ưu tiên bổ tỳ, bài thuốc cơ bản là Quy tỳ thang.
- Theo lý luận YHCT,  mất ngủ thể tâm tỳ hư là do tạng tỳ và tâm  suy giảm.Vì vậy trong chẩn đoán cần khai thác nguyên nhân chính gây tâm tỳ hư từ đó mới có thể sử dụng thuốc hoặc các p 2 ko dùng thuốc cho phù hợp.
Chứng tâm tỳ lưỡng hư là tâm huyết bất túc, tỳ khí hư suy mà biểu hiện ra. Tâm chủ huyết mà tàng thần, tỳ sinh huyết mà thống huyết. Ăn uống mất điều độ, sau khi bị bệnh ko điều bổ, tuổi cao làm cho tỳ khí hư nhược. Tỳ hư sinh huyết ko đủ  hoặc ko thống nhiếp dc huyết làm cho tâm huyết mất đầy đủ.
- Khi điều trị cần chú ý đến chế độ ăn và luyện tập.
Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn ko quá no, dùng các loại thức ăn dễ tiêu: đậu, cá, trứng, món luộc…uống đủ nước, ko nên uống nhiều hoặc uống quá ít.
Tránh những giấc ngủ gà ban ngày, chỉ lên giường khi thực sự buồn ngủ, luyện tập thể dục thường xuyên.Hạn ché các stress tâm lý.

MN tâm huyết hư

- Phải chú ý tình trạng hoãn cấp 1 cách hợp lý.
Mất ngủ là tình trạng bệnh do chính khí hư tổn, ngũ tạng bất hòa. Mất ngủ thể tâm huyết hư là do khí huyết trong cơ thể hư suy, ko nuôi dưỡng đc tâm. Vì thế khi điều trị phải chú ý chữa vào gốc bệnh, bồi bổ chính khí từ từ .
Pháp điều trị thường là: dưỡng tâm, an thần
Khi sử dụng thuốc thường dùng bài Thiên vương bổ tâm đan làm chủ để điều trị thể tâm huyết hư.
Thiên vương bổ tâm đan ( 3 sâm, 2 môn linh quy ngũ vị, viễn trí, cát cánh, bá tử nhân, táo nhân, sinh địa) Phân tích
Trong châm cứu thường dùng thủ pháp châm bổ các huyệt: Nội quan, Thần môn, tam âm giao, Cách du, Tâm du, Trung đô 20-30p/ngày
- Phù chính phải tiến hành từ từ. Với người cao tuổi trong quá trình điều trị tuy dùng bổ pháp là chủ yếu nhưng phải tiến hành từ từ, dùng điều bổ ko dùng tuấn bổ vì tỳ vị hư công năng vận hóa giảm sút, khả năng hấp thu kém. Điều trị theo nguyên tắc bổ mà ko trệ, có đóng có mở, có bổ có tả, có thăng có giáng. Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan đáp ứng đc yêu cầu.
- Ở thể này tâm huyết  hư suy nên cần ưu tiên bổ tâm huyết.
- Theo lý luân YHCT, mất ngủ thể tâm huyết hư do khí huyết hư ko nuôi dưỡng đc tâm nên khi điều trị phải chú ý khái thác nguyên nhân gây khí huyết hư từ đó mới có thể sử dụng thuốc hoặc các p 2 ko dùng thuốc cho phù hợp.
Do bẩm tố tiên thiên kém hoặc hậu thiên ko đầy đủ, dụng tâm quá nhọc, mất huyết quá nhiều, bệnh lâu hao huyết làm tâm huyết hư hao. Mặt khác tỳ hư suy ko sinh đc huyết cũng làm cho tâm huyết kém.
- Khi điều trị cần chú ý đến chế độ ăn và luyện tập.
Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn ko quá no, dùng các loại thức ăn dễ tiêu: đậu, cá, trứng, món luộc…uống đủ nước, ko nên uống nhiều hoặc uống quá ít..
Đọc thêm!

MẤT NGỦ


1.    Mất ngủ thể tâm tỳ lưỡng hư

+ Chứng hậu:
- Mất ngủ, ngủ hay mê
- Hồi hộp, trống ngực
- Hay quên
- Chóng mặt
- Sắc mặt vàng nhợt, mệt mỏi
- Chán ăn
- Tứ chi nặng
- Chất lưỡi đạm nhạt
- Mạch nhược
+ Biện chứng luận trị:
- Người bệnh do lo nghĩ quá độ làm ảnh hưởng đến 2 tạng Tâm và Tỳ, khiến Tâm Tỳ lưỡng hư. Tâm chủ huyết, tàng thần, Tỳ là thổ vạn vật chi mẫu sinh hóa chi nguyên, Tỳ hư nên chán ăn, ăn kém, khiến nguồn sinh hóa khí huyết kém, Tâm chủ huyết, nhưng Tỳ lại sinh huyết, Tỳ hư khiến Tâm huyết cũng hư theo nên sinh chứng Tâm quý: Hồi hộp, trống ngực.
- Tâm hư, thần không có chỗ nương náu nên sinh chứng thất miên (mất ngủ), ngủ hay mê, lại sinh chứng hay quên.
Tỳ hư, khí thanh dương có chức năng nuôi dưỡng để đưa lên trên kém nên sinh chứng huyễn: chóng mặt.
- Tỳ lại chủ tứ chi nên Tỳ hư khiến tứ chi nặng, người mệt mỏi, không muốn hoạt động.
- Màu vàng là màu của Tỳ, sắc mặt vàng là biểu hiện của của Tỳ hư.
- Vì Tâm Tỳ lưỡng hư nên chất lưỡng đạm nhạt, mạch lại nhược do khí huyết đều kém.
- Từ đó phép điều trị cần kiện Tỳ, dưỡng Tâm, an thần. Tâm Tỳ được bổ, thần được yên thì bệnh hết.
+ Chẩn đoán:
- Bát cương: Lý hư
- Kinh lạc, tạng phủ: Tâm, Tỳ
- Nguyên nhân: Nội nhân: Lo nghĩ quá độ ảnh hưởng tới Tâm Tỳ.
- Bệnh danh: Thất miên thể Tâm Tỳ lưỡng hư
+ Pháp:
Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần
+ Phương dược:
- Cổ phương: Quy tỳ thang: Đẳng sâm 16, Bạch truật 16, Hoàng kỳ 16, Phục thần 12, Long nhãn 12, Táo nhân 12, Viễn chí 6, Cam thảo 6, Đại táo 12, Sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút.
+ Châm cứu:
- Châm bổ: Nội quan, Thần môn, Thái bạch, Tâm du, Tỳ du, Tam âm giao, Túc tam lý. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
- Nhĩ châm: Tâm, tỳ, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
+ Khí công dưỡng sinh:
Tập các bài luyện ý, luyện thở. Thời gian tập tối đa 20 phút/lần x 1 – 2 lần/ngày.

2.    Mất ngủ thể thận âm hư

+ Chứng hậu:
- Mất ngủ, ngủ hay mê, hay quên
- Hoa mắt chóng mặt, ù tai
- Lưng gối đau mỏi
- Di tinh, mộng tinh.
- Đại tiện phân táo.
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
- Mạch trầm nhược
+ Biện chứng luận trị:
Thận âm hư khiến chân âm không thăng lên để giao với Tâm gây chứng Tâm Thận bất giao gây mất ngủ (thất miên), ngủ hay mê. Chân âm không thăng khiến Tâm hỏa quá găng lên một phía, bốc lên trên mà sinh hoa mắt chóng mặt.
- Thận hư trí tuệ tổn thương thì hay quên.
- Thận âm hư không kiềm chế được Thận hỏa, hỏa ở đây là hư hỏa, hư hỏa quấy rối tinh thất nên gây di tinh, mộng tinh.
- Thận khai khiếu ra tai, Thận âm hư nên sinh chứng ù tai.
- Âm hư sinh nội nhiệt nên đại tiện phân táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi thì vàng, đều là triệu chứng của âm hư.
- Thận hư nên mạch trầm nhược
+ Chẩn đoán:
- Bát cương: Lý hư (trung hiệp thực) nhiệt.
- Kinh lạc, tạng phủ: Thận âm
- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân
- Bệnh danh: Thất miên thể Thận âm hư
+ Pháp:
Tư bổ thận âm, giao thông tâm thận
+ Phương dược:
- Cổ phương: “Lục vị địa hoàng hoàn” kết hợp với “Giao thái hoàn”: Thục địa 320, Hoài sơn 160, Sơn thù 160, Đan bì 120, Trạch tả 120, Phục linh 120, Hoàng liên 120, Nhục quế 40. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 – 12g/lần x 2 – 3 lần/ ngày với nước sôi để nguội. Có thể làm thang với liều lượng thích hợp sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Châm cứu:
- Châm bổ: Thái khê, Thận du, Thần môn, Tam âm giao. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
- Nhĩ châm: Tâm, thận, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
+ Khí công dưỡng sinh:
Tập các bài luyện ý, luyện thở. Thời gian tập tối đa 20 phút/lần x 1 – 2 lần/ngày.

3.    Mất ngủ thể tâm huyết hư

+ Chứng hậu:
- Mất ngủ
- Hồi hộp, trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt
- Hay quên
- Hoa mắt chóng mặt
- Miệng khát
- Chất lưỡi đỏ, ít rêu
- Mạch tế sác
+ Biện chứng luận trị:
- Tâm tàng thần, tâm huyết hư, thần không có chốn nương náu nên gây chứng thất miên (mất ngủ) và hay quên.
- Tâm huyết hư khiến Tâm hỏa quá thịnh hỏa thịnh, hỏa thịnh nên mà sinh hoa mắt chóng mặt.
- Tâm huyết hư sinh chứng Tâm quý: Hồi hộp, trống ngực.
- Tâm huyết hư nên mạch tế (mạch hư), huyết hư mà huyết thuộc âm, huyết hư thuộc nhiệt chứng, nhiệt làm tân dịch hao tổn nên chất lưỡi đỏ mà ít rêu, miệng lại khát và mạch thì sác. Âm hư sinh nội nhiệt mà sinh ngũ tâm phiền nhiệt.
+ Chẩn đoán:
- Bát cương: Lý hư nhiệt
- Kinh lạc, tạng phủ: Tâm huyết
- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân
- Bệnh danh: Thất miên thể Tâm huyết hư
+ Pháp:
Dưỡng tâm an thần
+ Phương dược:
- Cổ phương: Thiên vương bổ tâm đan: Nhân sâm 10, Đương quy 16, Mạch môn 16, Thiên môn 16, Đan sâm 16, Sinh địa 10, Bạch linh 10, Cát cánh 10, Ngũ vị tử 12, Táo nhân 12, Viễn chí 6, Bá tử nhân 16. Các vị thuốc tán bột mịn, làm viên hoàn bàng hạt ngô, lấy Thần sa làm áo, uống ngày 12 – 16g/ lần x 2 lần/ ngày. Nếu dùng thang sắc thì uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sau khi sắc được nước thuốc, khi thuốc còn nóng, hòa Thần sa 6g vào cho tan rồi uống.
+ Châm cứu:
- Châm bổ: Nội quan, Thần môn, Cách du, Tâm du, Tam âm giao, Trung đô. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
- Nhĩ châm: Tâm, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
+ Khí công dưỡng sinh:
Tập các bài luyện ý, luyện thở. Thời gian tập tối đa 20 phút/lần x 1 – 2 lần/ngày.
Đọc thêm!

Tại sao Người già ...?


TI SAO Ở NGƯỜI GIÀ LẠI GIẢM VẬN ĐỘNG?
Để vận động được phải có sự hoạt động đồng bộ của ba yếu tố chính : cơ, xương khớp và thần kinh. Khi 1 trong các yếu tố trên bị tổn thương tùy vào mức độ cụ thể mà có thể gây ra các triệu chứng từ giảm vận động đến liệt hoàn toàn.
Ở người cao tuổi có những thay đổi của hệ vận động:
+       Cơ:
-        Khối nạc của cơ giảm dần theo tuổi, ở tất cả các nhóm cơ, số lượng và kích thước của các sợi tơ cơ giảm.
-        Trương lực cơ giảm do sự lắng đọng lipofuscin ở các tế bào cơ do các sợi cơ bị teo và mất thần kinh.
-        Thành phần nước trong gân và dây chằng giảm ở người cao tuổi làm cho gân trở nên cứng hơn
+       Xương khớp:
-        Ở người cao tuổi có hiện tượng mất 1 số lượng lớn tổ chức xương làm độ đặc của xương giảm, xương trở nên giòn, và dễ gãy.
-        Các tế bào sụn khớp giảm khả năng tổng hợp collagen và chất cơ bản, do đó làm giảm tính đàn hồi và khả năng chịu lực của đĩa đệm và sụn khớp.
+       Thần kinh:
-        Sự thoái hoá của hệ thần kinh: Ở người cao tuổi trọng lượng và thể tích của não giảm dần theo sự tăng lên của tuổi tác. Một số vùng của não bị mất tế bào như thuỳ thái dương, thuỳ đỉnh, chẩm... nhìn chung các Neuron càng quan trọng càng dễ bị mất, như: các tế bào mạn Purkinịie, vùng dưới vỏ, liềm xanh, liềm đen...Việc mất tế bào ở 1 số vùng của não làm giảm khả năng nhận thức, giảm vận động, liệt nhẹ hoặc liệt hoàn toàn.
-        Đồng thời với mất neuron này là sự thay đổi về hình thái cấu trúc của các tế bào não. Thường thấy nhất là hiện tượng thoái hoá Myelin vỏ sợi trục, cùng với đó là sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh giảm: Neurotensin ở liềm đen, tăng polypeptid ờ thuỳ thái dương, chất p ở nhân bèo. Tất cả những yếu tố này làm giảm dẫn truyền thần kinh qua sợi trục, dẫn truyền xung động thàn kinh qua synap giảm theo tuổi, thời gian đáp ứng với các kích thích chậm.
Vì vậy với các nguyên nhân trên từ sự thay đổi giảm cấu trúc và số lượng cơ, giảm trương lực cơ do lắng đọng, lipofuscin, thoái hoá xương khớp, thoái hoá tế bào thần kinh và sự giảm đáp ứng và giảm dẫn truyền của hệ thần kinh ... là những nguyên nhân làm cho hoạt động, vận động của người già thường chập chạp.

TẠI SAO NGƯỜI GIÀ HAY NGỦ NGÁY
Ngáy xảy ra khi hơi thở bị ngăn trở do siết bất thường của cơ thể nơi vùng mũi hay thanh quản có thể gây ra ngáy. Tuy nhiên nguyên nhân thường nhất của ngáy là do cơ vùng thanh quản trở nên hẹp hơn và không khí gặp khó khăn khi đi qua. Khi cần một lượng không, khí vào trong phổi không dổi thì tốc độ đưa lượng không khí phải tăng lên khiến cho áp suất nơi thanh quản tăng theo tạo ra sự rung động của ngạc mềm (phần sau vòm miệng) và lưỡi gà thanh quản. Âm thanh phát ra bởi sự rung động, này chính là ngáy.
Khi về già mọi. chức năng cũng như cấu tạo giải phẫu của các cơ quan bộ phận, các tuyến đều thay đổi theo chiêu hướng xấu đi. Trong đó có sự thay đổi của đường hô hấp như khí quản bị Canxi hóa, lớp biểu mô trụ niêm mạc ở phế quèn bị bong tróc và thay bằng biểu mô nhiều tầng. Biểu mô tuyến bị loạn dưỡng, các lớp cơ dần được thay thế bằng lớp mỡ và sợi collagen. Những thay đổi về chuyển hóa cấu trúc xung quanh vùng hàu họng, thanh quản, khí quản dẫn đến tình trạng làm hẹp đường đi của không khí khi đi qua.
Mặt khác ở người già có tình trạng giảm trương lực cơ do lắng đọng lipofuscin, khi nằm ngủ có tình trạng giảm trương lực cơ của các cấu trúc đường hô hấp trên còn tăng lên làm cho các tổ chức lỏng lẻo hơn nên làm tăng mức độ hẹp đường đi của không khí trong chu kỳ hô hấp.
Nhu cầu oxy trong cơ thể là gần như không thay đổi, lượng không khí đi vào ra ở phổi cũng không đổi nhưng do bị chít hẹp nên càn phái tăng áp suất hơn mới có thể cung cấp đủ lượng khí. Khi tăng áp suất đẩy không khí đi qua chỗ hẹp thì sẽ phát ra tiếng “ngáy”'. Vì những đặc điểm sinh lý ở người già như trên nên khi ngủ người già thường hay ngủ ngáy.

TẠI SAO NGƯỜI GIÀ HAY NUỐT NGHẸN?
Nuốt nghẹn là cảm giác chẹn lại của thức ăn, nước uống trên đường từ miệng xuống dạ dày. Tùy theo mức độ, biểu hiện của nuốt nghẹn có thể chỉ là cảm giác nuốt vướng hoặc không thể nuốt được.
-        Khi về già, mọi chức năng của cơ thể đều giảm. Do đó khi ăn uống, lượng nước bọt tiết ra để nhào trộn thức ăn cũng ít dần đi theo tuổi tác, niêm mạc của ống tiêu hóa cũng teo nhỏ ,lại và kém đàn hồi giảm lượng dịch trơn co bóp, thành biểu mô của niêm mạc miệng người già cũng mỏng hơn so với khi trẻ, cơ lợi co rút lại, khả năng nhai giảm, một số người răng cũng bị yếu hoặc rụng.
-        Mặt khác do cấu tạo giải phẫu thực quản ở người già, 1/3 trên của thực quản là cơ vân khi về già khối cơ vân đó tăng sinh phì đại làm hẹp đường đi của thức ăn, nước uống.
-        Ngoài ra khi lớn tuổi người già cũng dễ mắc 1 số bệnh hơn như: u thực quản, k thực quản, các khối u ở vùng hầu họng chèn ép làm người bệnh khó nuốt hơn.
Với các nguyên nhân trên thường gặp trên có thể giải thích được vì sao người già thường hay nuốt nghẹn.

TẠI SAO NGƯỜI CAO TUỔI HAY MẤT NGỦ?
Khái niệm về mất ngủ đến nay vẫn chưa thống nhất và được tạm định nghĩa như sau:
Mất ngủ là triệu chứng với 4 biểu hiện chủ yếu:
-        khó vào giấc.
-        khó duy trì giấc nhủ.
-        Dậy sớm (bị mất 1/3 giấc ngủ so với bình thường).
-        Không tỉnh táo sau khi thức giấc.
Vậy tại sao ở người già hay bị mất ngủ?
Quá trình lão hoá liên quan đến sự thay đổi một cách tự nhiên của hệ thống sinh lý kiềm soát giấc ngủ và hành vi Gần đây người ta đánh giá cao vai trò của loại hormon melatonin trong sự liên quan với mất ngủ ở người già. Melatonin là một loại hormon thần kinh của tuyến yên và được sản xuất dưới sự kiểm soát của vùng dưới đồi. Serotonin được chuyển hoá thành melatonin thông qua hai emzym ở tế bào tuyến yên.
Thông thường loại hormon này được tạo ra nhiều về ban đêm, khi mức cường độ ánh sáng giảm. Sự sản xuất loại hormon này giảm đi vào ban đêm khi tuổi ngày một cao vì vậy sự giảm này song song với việc giảm số lượng và chất lượng giấc ngủ. Người ta đã thừa nhận rằng sự giảm melatonin ảnh hưởng tới sự gián đoạn khi ngủ. Hệ thống sinh học thần kinh kiểm soát nhịp sinh học trong ngày của cơ thể bao gồm cả chu kỳ thức ngủ có thể trở nên kém hiệu quả khi người ta già đi và giảm sự thích ứng đối với những thay đổi. có bằng chứng chỉ ra rằng hoạt động chu kỳ ngày đêm bị suy giảm đi khi tuổi cao và sự điều hoà nhiệt độ cũng bị giảm đi tương tự. Vì vậy chu kỳ ngày đêm ở những người già có thể bị ảnh hưởng và dễ dàng bị gián đoạn giấc ngủ.
Những vấn đề rối loạn giấc ngủ đặc biệt ví dụ như rối loạn vận động có chu kỳ, ngừng thở khi ngủ hoặc rối loạn hành vi trong khi ngủ dường như là tăng lên theo tuổi. Điều này làm cho người già có tỉ lệ mất ngủ tăng cao, đặc biệt là với chứng ngừng thở khi ngủ gặp ở người già với một tỉ lệ cao vì đối tượng này là những người thường có những bệnh lý về đường hô hấp ví dụ như tâm phế mạn hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...
Mức độ sản sinh ra Melatonin ở mỗi người khác nhau. Trẻ em tiết ra Melatonin nhiều nhất và lượng Melatonin sản sinh giảm dần theo lứa tuổi. Ở người già lượng Melatonin tiết ra rất ít. Lượng Melatonin tiết ra ít chính là nguyên nhân gây nên mất ngủ ở người lớn tuổi.
Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác như: ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm hoạt động thể lực, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý sa sút trí tuệ, viêm nhiễm đường hô hấp, tim mạch, đau xương khớp...
Người già thường hay lo lắng thái quá về sức khỏe, buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những điều này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn và đi đến gầy yếu. Đây là 1 trong những nguyên nhân làm người cao tuổi suy sụp sức khỏe nhanh chóng.

TẠI SAO NGƯỜI GIÀ SA SÚT TRÍ TUỆ?
Sa sút trí tuệ là cụm từ dùng để mô tả 1 số rối loạn thực thể của não do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh có những đặc điểm chung là: suy giảm chức năng tâm thần, đặc biệt là trí nhớ. Trí nhớ là sự lưu trữ thông tin trong hệ thống thần kinh trung ương, từ việc ghi nhận thông tin, lưu trữ thông tin cho đến tìm kiếm - truy xuất thông tin. Quá trình phát triển của hệ thần kinh bắt đầu từ trong phôi thai và đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 neuron thần kinh bị hủy đi mà không có sự sinh sản thêm. Càng lớn tuổi, cơ thể càng ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động. Giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi, chủ yếu suy giảm về trí nhớ công việc, bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài như: Quên ngay một việc mình định làm, không nhớ vị trí để đồ vật minh vừa đặt xuống, thường xuyên phải tìm kiếm đồ dùng cá nhân như mũ, chìa khoá, quên hoặc khó nhớ tên người mới gặp,...
Cho tới nay các nhà khoa học chưa biết đầy đủ n/nhân của chứng sa sút trí tuệ. Đây không phải là chứng bệnh do 1 nguyên nhân gây ra mà là do nhiều yếu tố tác động vào cơ thể ở các thời điểm khác nhau. Trong đó tuổi tác là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất.
-        Tiền sử gia đình là 1 yếu tố quan trọng, thường gặp ở độ tuổi từ 30 - 60 là do di truyền.
-        Có 1 gen được coi là nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ được tạo ra từ 1 loại Protein - tên là Apolipoprotein E (ApoE). Ai cũng có gen ApoE chúng giúp vận chuyển cholèsterol trong máu. Trong đó có khoảng 15% gây ra chứng sa sút trí tuệ ờ người già. Người già hay mắc các bệnh như: bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiếu vitamin mà những bệnh này cũng là tác nhân gây chứng sa sút trí tuệ.
Đặc điềm của ngáp.
Ngáp là một hoạt động vô thức, một đọng tác ngoài sự chỉ huy của thần kinh-trung ương (ngoài ý muốn con người), làm thành một chu kỳ hô hấp cực điểm mà yết hầu mở rộng hơn 4 lần so với khi nghỉ ngơi, mũi cũng giãn nở rộng. Như vậy theo.logic, ngáp là để tăng cung cấp oxy cho não, tạo cho nó một kích thích. Người ta chia ngáp ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 là hít vào, gồm mở rộng miệng, gốc lưỡi hạ xuống, hầu, thanh quản, lồng ngực và cơ hoành giãn ra, hít vào hết mức.
Giai đoạn 2, khi miệng đã mở rộng hết cỡ, chuyển sang .co thắt một loạt cơ mặt, đồng thời mũi giãn nở, mắt nhắm lại. Do cơ mặt, lưỡi và họng co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng, áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt khiến nước mắt chảy ra nhiều. Trong khoảnh khắc này những thông tin về giác quan như thị giác, thính giác tạm thời bị tê liệt.
Giai đoạn 3 là thở ra, kèm theo là giãn các cơ đã tham gia vào quá trình ngáp. Cơ chế sinh hóa và thần kinh của hiện tượng ngáp chưa hoàn toàn được biết rõ. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân: Chẳng hẹn, khi cơ thể tích tụ nhiều CO2 làm ta uể oải, não sẽ điều khiển đề ta ngáp loại trừ nó đi. Ngáp là cách để cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ máu một cách tức thời. Hoặc cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý... tiêu cực làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất dẫn truyền thần kinh, muốn giải phóng các chất này Không gì tốt bằng ngáp.
Theo công trình nghiên cứu của chuyên gia y học Olivier VValusỉriski, thì 90% số người khẳng định ngáp mỗi ngày từ 1 đến 15 lần. Nếu hơn 20 lần chứng tỏ có thể là một trở ngại, tất nhiên không phải.về mặt thể chất hay y học, mà là xã hội. Trong vài trường hợp quá mức ngáp có thể liên tục từng đợt, cứ mỗi phút 5-6 lần, nếu vượt quá một chu kỳ nào đó ngáp lại là vấn đề về thần kinh, hay rối loạn ám ảnh không dừng được. Cũng theo VVaiusinski: Ngáp là. một phản xạ được kích hoạt bởi sự giảm trương lực cơ. Phản xạ này huy động nhiều chất dẫn truyền thần kinh dopamine, serotonine... Các bệnh nhân Parkinson vốn thiếu dopamine nên không hề ngáp. Những chất an thần cũng gây tác dụng tương tự. Ngược lại, một số người trầm cảm được điều trị bằng thuốc làm tăng serotonine lại liên tục ngáp không cưỡng được.


THT BI TRONG VIỆC TÌM THUỐC TRƯNG SINH?
Con người dù sống trong thời đại nào dù là ai đi chăng nữa thì cũng có lúc suy nghĩ về tuổi già và cái chết, từ xưa đến nay con người đã mơ ước có được cuộc sổng tốt đẹp và lâu dài hơn. Ước mơ đó đã được người Hy lạp cổ đại thể hiện dưới dạng các vị thần bất tử trên đỉnh núi Olympus, cho đến các đời vua chúa thuộc thời phong kiến, hiện nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu của các giáo sư trên thể giới về sự già hoá của con người và những phương pháp làm chậm quá trình lão hoá đó bằng những nghiên cứu về tế bào học.
Đã trải qua lịch sử hàng nghìn năm nghiên cứu thử nghiệm như vậy, song cho đến nay vẫn chưa có một phương thuốc hay bài thuốc nào được tìm ra để con người có thể được trường sinh.
Vậy tại sao?
Xét về mặt y học hiện đại:
Chuyên gia tế bào học .Thonas Friesen thuộc viện nghiên cứu nhiệt lượng Thụy Điển đưa ra kết luận: trong toàn bộ cuộc đời của mình, con người luôn trải qua sự biến đổi về sinh lý, trong lúc mô của các tế bào nội tạng luôn được tái sinh, các tế bào già đi sẽ có các tế bào mới thay thế. VD: TB dạ dày sẽ chết sau 5 ngày được sinh ra, TB da là 14 ngày, TB máu là 120 ngày, TB gan là 300 - 500 ngày. Nhưng vì sao tế bào luôn tái sinh mà con người luôn già đi. Bởi vì 1 vài nhóm TB trong cơ thể không có khả năng tái sinh kể từ lúc sinh ra đến lúc chết như: TB đại não, TB cơ tim, TB nhân mắt...
Xét về mặt YHCT:
Con người là tinh hoa của trời đất, là 1 vũ trụ nhỏ, luôn vận hành không ngùng và cũng luôn tuân theo qui luật biến hoá của trời đất và chịu sự tác động của tự nhiên. Thiên nhiên có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, có Sinh - trưởng -hoá - thu - tàng. Con người có 4 giai đoạn, sinh - lão- bệnh - tử.
            (các bác tự lý luận tiếp nhé, bí từ rồi)
Con người không ai có thể thoát khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của tạo hoá, cũng không có phép thuật hay phương thuốc bí truyền huyền diệu nào có thể giúp cho con người “trường sinh bất tử”, nhưng bằng sự hiểu biết quy luật và khả năng cải tạo tự nhiên tuyệt vời của mình, con người hoàn toàn có thể đạt được mục đích sống khoẻ hơn và sống lâu hơn so với những gì mình đã có.

Đọc thêm!