CHỨNG TRÚNG HÀN, TRÚNG THỬ VÀ TRÚNG PHONG

CHỨNG TRÚNG HÀN, TRÚNG THỬ VÀ TRÚNG PHONG

1- CHỨNG TRÚNG HÀN
Định nghĩa: Trúng hàn là hàn từ ngoài vào nhân người hư yếu chính khí suy vượt qua 3 kinh dương vào thẳng 3 kinh âm hoặc tạng phủ gây nên trạng thái ngã lăn ra, bất tỉnh nhân sự, cấm khẩu, miệng lưỡi cứng đờ, chân tay giá lạnh, co quắp hoặc bụng đau như dùi đâm (Thuốc nam châm cứu, Nam dược thần hiệu – Trúng hàn)

Nguyên nhân: Nguyên nhân là hai khí dinh vệ trong người suy yếu, tấu lý sơ hở, gặp giá lạnh, hàn tà đột ngột đánh thẳng vào 3 kinh âm/tạng phủ làm các khiếu bị tắc gây bất tỉnh nhân sự, khí lạnh làm dương khí tiêu tán gây chân tay giá lạnh, cơ thể giá lạnh nên cần phải cấp cứu.
Triệu chứng: Đang đi ngoài đường lạnh giá bỗng nhiên ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự, mất cảm giác, thân thể co quắp, giá lạnh, không nói được, môi xanh/tím hoặc đau bụng dữ dội, không sốt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm khẩn hoặc trầm tế/vi.
Đặc điểm triệu chứng trúng hàn khác trúng phong là không có biểu hiện liệt 1/2 người, miệng méo, mắt lệch.

Liên hệ với YHHĐ: hay gặp trong các trường hợp
Xử trí: Đưa nhanh bệnh nhân vào nơi kín gió, ủ ấm cho bệnh nhân
Pháp điều trị: Ôn trung cứu nghịch.
Phương thuốc: Trích từ thuốc nam châm cứu – trúng hàn
Bài 1: Sinh khương 20g, rượu trắng 20ml. Giã vắt nước cốt gừng hòa với rượu hâm lên cho ấm, đổ cho uống mỗi lần 10ml, uống cho đến lúc tỉnh.
Phương thuốc dùng ngoài:
Hành củ 50g, cám gạo 60g, muối 30g hoặc chỉ dùng một vị hành củ giã nát, sao nóng chia 2 gói bằng vải thay đổi nhau chườm lên rốn hoặc cứu huyệt thần khuyết đến khi chân tay ấm.

2- CHỨNG TRÚNG THỬ
Định nghĩa: Trúng thử là người đang làm việc ở nơi nắng gắt đột nhiên ngã vật ra bất tỉnh nhân sự, người rất nóng, có mồ hôi (ít hoặc nhiều), thở dốc không nói mồm há hoặc hàm răng hơi cắn chặt, lưỡi đỏ, mạch hồng nhu hoặc sác.
Bệnh thường xảy ra vào các tiết tiểu thử, đại thử, xử thử mà nội kinh gọi là Tam phục.
Nguyên nhân: Nguyên nhân là thử nhiệt đã vượt qua dương minh (Vệ khí) vào tới tạng phủ (dinh huyết).
Liên hệ với YHHĐ: hay gặp trong các trường hợp
Xử trí: ở bệnh nhân bất tỉnh nhân sự, đưa nhanh bệnh nhân vào chỗ mát, không được cho uống nước lạnh, không được đặt xuống đất ướt.
Pháp điều trị: Khai khiếu tỉnh thần
Châm cứu: Nhân trung, thập tuyên hoặc giật tóc mai cho tỉnh đồng thời kết hợp dùng: Nước tiểu trẻ em 20 – 30ml cho uống và lấy khăn tẩm nhiều nước tiểu trẻ em khác xoa khắp người rồi đắp rốn, đắp mặt.
Đồng tiện: Tính mát, lành tác dụng thanh nhiệt khí, trừ lao, hạ xuyễn, điều trị trưng hà, cầm máu, sát trùng (Hải Thượng Y tông tâm lĩnh – Tập 3)

3- CHỨNG TRÚNG PHONG
3.1.Định nghĩa: Trúng phong là chứng bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng. Bệnh nhân bỗng nhiên ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự hoặc bán thân bất toại hoặc tứ chi không cử động được, mặt méo, mắt lệch, nói khó. Có trường hợp nhẹ hơn không bất tỉnh nhân sự nhưng vẫn có bán thân bất toại.
3.2. Bệnh danh: Trúng phong, bán thân bất toại (cần lưu ý phân biệt thuật ngữ trúng phong trong thương hàn luận: Phong tà nhập biểu)


3.3. Nguyên nhân – Cơ chế sinh bệnh:
Bệnh phần nhiều do chính khí hư suy, can phong nội động gây ra, chủ yếu do nội phong gây ra, có thể phối hợp với ngoại phong cùng gây bệnh, hiếm khi chỉ do ngoại phong gây ra. Cụ thể, người ta thường nói tới 3 loại nguyên nhân sau:
+ Tình chí tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người rối loạn, đặc biệt là thận âm thiếu, tâm hoả bốc mạnh, can không được nuôi dưỡng, dương bốc lên trên, cuối cùng can phong bạo phát gây bệnh.
+ Ăn uống không điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận, thấp tụ sinh đàm, đàm uất hoá nhiệt, can phong cùng đàm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu xuyên vào kinh lạc mà đột nhiêu phát bệnh.
+ Môi trường khác nhau, cũng có thể do kinh lạc hư trống phong tà xâm nhập gây nên.
Do người vốn âm hư dương cang, đàm trọc quá thịnh, lại thêm ngoại cảm phong tà thúc đấy nội phong mà gây bệnh.
Như vậy, về cơ chế bệnh sinh thấy nổi lên sự tác động qua lại của các yếu tố: Phong (can phong); hoả (tâm hoả, can hoả), đàm (thấp đàm, phong đàm), khí (khí hư, khí nghịch), huyết (huyết ứ). Một số tài liệu khác cho rằng: 4 yếu tố chính là phong, hoả, đàm và sự tắc nghẽn (khí huyết ứ).
3.4. Các thể bệnh và điều trị:
- Trúng phong kinh lạc: 2 thể: âm hư hoả vượng; phong đàm (có tài liệu xếp thêm thể: mạch lạc hư trống, phong tà xâm nhập).
- Trúng phong tạng phủ: 2 thể: chứng bế; chứng thoát.

3.4.1.Trúng phong kinh lạc: (TBMMN không có hôn mê).
a. Âm hư hoả vượng: Thường gặp ở những người CHA thể can, thận âm hư.
- Triệu chứng: liệt 1/ 2 người; liệt mặt, có thể thoáng mất ý thức, hoa măt chóng mặt, mạch huyền tế sác.
- Biện chứng: can thận âm hư, can dương bốc mạnh, âm dương mất cân bằng, huyết dâng khí nghịch, trên thịnh dưới hư, nên đau đầu, tài ù mắt mờ, ngủ ít… Can phong nội động, phong chạy vào kinh mạch gây liệt nửa người, mạch huyền tế sác.
- Pháp điều trị: tư âm tiềm dương, khứ phong thông lạc (trấn can, tức phong)
- Điều trị:
Bài thuốc: Bình can tức phong thang gia giảm:
Thiên ma 16g Nam tinh 10g
Câu dằng 16g Điạ long 10g
Bạch tật lê 12g Ngô công 12g
Cương tàm 12g Chỉ xác 12g
Hy thiêm 16g Hồng hoa 12g

Bài Trấn can thức phong thang gia giảm:
Bạch thược 12g Mẫu lệ 10g
Huyền sâm 12g Ngưu tất 10g
Quy bản 12g Câu đằng 12g
Long cốt 10g Cúc hoa 8g
Xương bồ 10g Địa long 10g
Viễn chí 8g Hồng hoa 8g

- Châm cứu: Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh dương – bổ các kinh âm, thay đổi huyệt: Một ngày châm tư thế nằm thẳng, một ngày châm tư thế nằm nghiêng. Cụ thể:
- Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều.
- Xoa bóp – bấm huyệt: làm các động tác (18) ở nửa bên liệt. Nên hướng dẫn người nhà bệnh nhận làm thường xuyên, 2h/lần đặc biệt ngay những ngày đầu tránh loét và cứng khớp.
Hướng dẫn bệnh nhân làm các động tác tự tập: Đây là vấn đề quan trọng.
b. Phong đàm: “ thường gặp ở những người CHA thể đàm thấp”.
1. Triệu chứng: Liệt nửa người, liệt mặt, miệng nhiều dớt dãi, lưỡi cử động khó khăn, rêu lưỡi trắng dày, mạch huyền hoạt.
2. Biện chứng: Đàm uất hoá hoả, sinh phong. Phong đàm chạy vào kinh mạch gây liệt nửa người, mạch huyền hoạt, lưỡi nhớt, rêu trắng dày.
3. Pháp điều trị: Thanh đàm, tức phong, thông lạc, kiện tỳ trừ thấp.
4. Phương:
- Bài thuốc:
Đạo đàm thang gia giảm:
Bán hạ chế 8g Chỉ thực 8g
Phục linh 8g Toàn yết 4g
Trần bì 6g Cương đàm 8g
Cam thảo 6g đởm nam tinh 8g
Gia: Hoàng cầm, Tang ký sinh, Trúc như, Bạch truật, Đào nhân.
Bài Trấn can tức phong thang gia giảm: giảm liều bổ âm, gia Đởm tinh, Trúc lịch, Hoàng cầm, Thạch cao.
- Châm cứu: Châm như trên thêm huyệt Phong long, Tỳ du.
- Thuỷ châm: như trên
- Xoa bóp – Bấm huyệt: như trên
- Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện: như trên

3.4.2. Trúng phong tạng phủ: TBMMN có hôn mê. Bệnh cảnh lâm sàng rất nặng, cần phải phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực của YHHĐ. Đông y chia làm 2 loại là chứng bế và chứng thoát. Cần phân biệt rõ 2 chứng này để có pháp điều trị thích hợp: chứng bế là chứng thực cần gấp khử tà; chứng thoát là chứng hư cần gấp phù chính cứu thoát.
Triệu chứng chung: Lúc bắt đầu, có đột nhiên ngã vật, bất tỉnh nhân sự, chân tay bất toại, mồm méo, chảy rãi, nặng hơn có thể tử vong.
- Chứng bế thường do phong động, đờm nghịch: gồm dương bế và âm bế. Dương bế do phong dương và can hỏa gây nên.
Âm bế thường do phong đờm gây nên.
- Chứng thoát thường do chân khí bạo tuyệt.
3.4.2.1. Dương bế:
Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự (Hôn mê nông), mặt đỏ, thở phì phò, tay nắm, chân duỗi, hàm răng cắn chặt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền hoạt sác.
Xử trí: Thanh nhiệt, khai khiếu, thông lạc.
Phương thuốc: Ngải cứu 20g, nước tiểu trẻ em 1 bát, giã nát ngải cứu, cho nước tiểu trẻ em vào hòa đều, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống 2 thìa canh 1 lần, ngày uống nhiều lần (Thuốc nam châm cứu – trúng phong). Nếu hàm răng cắn chặt thì dùng ô mai thịt xát vào chân răng cho miệng há ra để đổ thuốc.
Ý nghĩa: Nước tiểu trẻ em để khai khiếu tỉnh thần, ngải diệp để khu tà.
3.4.2.2. Âm bế:
Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự yên tĩnh, thở khò khè, mạch trầm hoãn, rêu lưỡi trắng nhờn.
Xử trí: Khai khiếu.
Phương thuốc: hạt củ cải 4g sao chín, quả bồ kết bỏ hột nướng vàng 4g, tán mịn, uống mỗi lần 4g với nước sôi, nếu nôn được đờm ra là tỉnh. (Thuốc nam châm cứu – trúng phong).
Ý nghĩa: Bạch giới tử (hạt cải củ), tạo giác (Bồ kết) thuộc nhóm ôn hóa hàn đàm, trong đó hạt củ cải chữa chứng âm trở do đàm ở bên trong, bồ kết tác dụng trừ đàm thông khiếu.
3.4.2.3.Chứng thoát
Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự (Hôn mê sâu), mắt mở, miệng há, bàn tay duỗi, thở nhanh, lưỡi rụt lại, mặt sắc xanh, nặng thì vã mồ hôi hột lạnh, mạch khó sờ thấy, nhị tiện tự chảy, hơi thở rất yếu – là chứng nguy kịch.
Xử trí: Cố thoát hồi dương.
Phương thuốc: “Sâm phụ thang” Nhân sâm 16g, phụ tử 12g. Sắc uống cấp cứu. Có thể cứu kết hợp Quan nguyên, khí hải hoặc thần khuyết cho tới lúc có chân tay ấm, mạch rõ, hết mồ hôi thì thôi.
Ý nghĩa: Nhân sâm đại bổ nguyên khí, cố thoát. Phụ tử để hồi dương.
Đọc thêm!

CHỨNG QUYẾT


Định nghĩa: Chứng quyết là chứng đột nhiên bất tỉnh, chân tay lạnh toát, cũng là chứng khí thượng nghịch làm cho âm dương mất điều hòa không tương thuận.

Theo Tuệ Tĩnh: “Quyết chứng là chân tay giá lạnh. Khí thuộc dương, dương hư ở dưới âm lấn vào sinh giá lạnh (Hàn quyết), huyết thuộc âm, âm huyết hư ở dưới thì dương phát vào nên phát nóng (nhiệt quyết) đó là 2 chứng trạng âm dương đối lập nhau.
Đặc điểm: Quyết chứng phát tương tự như trúng phong nhưng trúng phong thì người còn ấm, mà chứng quyết thì người lạnh. Trúng phong thường có bán thân bất toại còn chứng quyết thì thời gian bất tỉnh ngắn (cũng có khi không tỉnh lại được vì quá nặng) và thường không có bán thân bất toại. Chứng quyết cũng không có biểu hiện cân cơ máy giật như chứng kính (Nam dược thần hiệu – chứng quyết).
Cũng cần phân biệt, chứng quyết có chân tay quyết lạnh song chưa hẳn cứ chân tay quyết lạnh đã có chứng quyết.
Liên hệ với YHHĐ: hay gặp trong các trường hợp: Choáng do mất máu, trúng nắng, choáng do hạ đường huyết, cơn cao huyết áp nặng, Histeria... thuộc phạm vi chứng quyết của YHCT.
Nguyên nhân: Ngoại cảm lục dâm, nội thương thất tình, đờm, thức ăn, giun... biểu hiện trên lâm sàng tương ứng hàn quyết, nhiệt quyết, thử quyết, khí quyết, huyết quyết, đờm quyết, hồi quyết...
Cơ chế bệnh sinh:
Hàn quyết do nội tạng hư hàn dương khí không đủ để ra ôn dương tứ chi (Thuộc hư chứng)
Điểm khác: với chứng trúng hàn là người hư yếu chính khí suy, hàn tà từ ngoài vượt qua 3 kinh dương đánh thẳng vào 3 kinh âm làm các khiếu bị tắc gây bất tỉnh nhân sự, khí lạnh làm dương khí tiêu tán gây chân tay giá lạnh (thực chứng nhiều hơn hư chứng).
Nhiệt quyết thường do nội tạng ứ nhiệt đốt ở trong, dương khí uất lại ở trong không tỏa ra tứ chi.
Thử quyết thường do đi lâu, làm nặng dưới nắng gắt của mùa hạ, đột nhiên bị trúng thử tà làm khí cơ mất thăng giáng gây tắc trở cả trên và dưới gây hôn quyết.

Khí quyết do 2 nguyên nhân: Một là giận dữ hoặc khiếp sợ làm khí cơ nghịch loạn, che lấp mất tâm khiếu (thực chứng). Hai là nguyên khí suy làm việc mệt hoặc khiếp sợ làm khí hạ, thanh dương không thăng được (hư chứng).

Huyết quyết do 2 nguyên nhân: Một là can dương nguyên đã vượng, nay lại lên cơn thịnh nộ làm huyết theo khí nghịch lên, khí huyết cùng nghịch che lấp thanh khiếu (thực chứng). Hai là sau khi đẻ mất máu hoặc mất máu do các nguyên nhân khác lúc đó huyết thoát kéo theo khí thoát gây nên vựng quyết (hư chứng).

Đờm quyết thường thấy ở người to béo mà khí hư, thích ăn chất béo ngọt, uống rượu, tỳ vị bị tổn thương làm thấp tụ lại sinh đờm, đờm ứ lại ở trung tiêu làm trở ngại khí cơ gây thăng giáng mất điều hòa lâu dần, đờm làm tắc khí đạo thanh dương không lên được gây hôn quyết.

Thực quyết: Thức ăn tích lại đình ở bên trong làm bế tắc cả trên và dưới cơ hoành, khí cơ bị trở ngại nghẽn tắc gây quyết (thường gặp ở trẻ em). Người lớn ăn no gặp việc giận dữ thì thực khí chèn nhau cũng dễ xảy ra chứng quyết.

Hồi quyết do hàn lại bị giun đũa công kích gây nên.
Triệu chứng: Gồm 2 loại chứng thực và chứng hư:

II. XỬ TRÍ CẤP CỨU CHỨNG QUYẾT
1. Chứng thực
Triệu chứng: Thở thô, chân tay cứng, răng cắn chặt, mạch thực.
Pháp điều trị: Khai khiếu tỉnh thần: Giật tóc mai, châm nhân trung, thập tuyên chích nặn máu.
Phương thuốc: Trích từ thuốc nam châm cứu
Bài 1: Sinh khương 20g, rượu trắng 30ml. Giã vắt nước cốt gừng hòa với rượu hâm lên cho ấm, đổ cho uống mỗi lần 10ml, uống cho đến lúc tỉnh (Trúng hàn bất tỉnh).
Bài 2: Nước tiểu trẻ em cho uống 30 ml (Trúng thử bất tỉnh)
Bài 3: Ngải cứu 20g, nước tiểu trẻ em 1 bát, giã nát ngải cứu, cho nước tiểu trẻ em vào hòa đều, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống 2 thìa canh 1 lần, ngày uống nhiều lần (điều trị như trúng phong bất tỉnh thể dương bế).
Phương thuốc dùng ngoài: bồ kết bỏ hạt nướng vàng12g, bán hạ sống 10g, tán mịn, dùng lượng bằng hạt đậu xanh thổi vào mũi để thông quan khai khiếu, khi bệnh nhân hắt hơi được là tốt.

2. Chứng hư

Triệu chứng: Thở yếu, mồm há, chân tay lạnh, mạch vi tế.
Pháp điều trị: Hồi dương cứu thoát.
Phương thuốc: “Sâm phụ thang”
Nhân sâm 10g (tẩm gừng), phụ tử chế 6 – 8g sắc lấy 100ml uống làm 2 lần. Nếu bệnh nhân không tự uống được phải cậy răng, nghiêng đầu để đổ thuốc, nếu không nuốt được phải cho qua ống xông.
Phương thuốc dùng ngoài: (bài này còn dùng trong điều trị chứng trúng hàn)
Hành củ 50g, cám gạo 60g, muối 30g hoặc chỉ dùng một vị hành củ giã nát, sao nóng chia 2 gói bằng vải thay đổi nhau chườm lên rốn hoặc cứu huyệt thần khuyết đến khi chân tay ấm.
Hoặc ngải cứu cứu thần khuyết cho tới khi chân tay ấm.
Các chứng trên sau khi qua giai đoạn cấp cứu bệnh nhân tỉnh thì tiếp tục điều trị theo nguyên nhân.

III. XỬ TRÍ SAU CẤP CỨU CHỨNG QUYẾT
1. Khí quyết
Triệu chứng: Bị kích động bất tỉnh nhân sự, chân tay quyết lạnh, ngực đày, khó thở, tay nắm, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền hoặc phục (thực chứng).
Pháp điều trị: Thuận khí khai uất (thuận khí điều can).
Phương: „Ngũ ma ẩm tử“ gồm 5 vị thuốc hành khí: Mộc hương 6g, chỉ thực 9g, trầm hương 6g, ô dược 9g, tân lang 9g (Binh lang).
Trong đó trầm hương, ô dược để thuận khí khai uất (Sơ can), mộc hương, chỉ thực, tân lang để hành khí hóa trệ, giáng nghịch
Trường hợp hư chứng: khí thoát, bất tỉnh, thở yếu vã mồ hôi, thân thể lạnh, mạch vi nhược dùng bài Tứ vị hồi dương ẩm (=Tứ nghịch thang+Nhân sâm)

2. Huyết quyết
Triệu chứng: Sau mất máu cấp, đột nhiên bất tỉnh, mặt tái bệch, môi bệch, chân tay máy động, tự hãn, chân tay lạnh, thở yếu, mạch vi tế (thuộc hư chứng).
Pháp điều trị: bổ dưỡng khí huyết
Phương: Độc sâm thang dùng ngay để bổ dưỡng nguyên khí sau đó dùng nhân sâm dưỡng vinh thang hoặc Quy tỳ thang.
Trường hợp đột nhiên bất tỉnh, răng cắn chặt, tai nóng, mặt đỏ, mạch huyền, chân tay quyết lạnh (Thực chứng)
Điều trị: Hoạt huyết, thuận khí
Phương: Thông ứ tiễn hoặc hóa can tiễn.

3. Thử quyết (liên hệ YHHĐ: Say nắng, say nóng)
Triệu chứng:
a- Bị trúng thử, (say nắng) bất tỉnh, vã mồ hôi, thở dốc, mặt bệch, da lạnh, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Thử nhiệt xâm nhập, thanh khiếu bị đóng lại nên hôn mê, thử nhiệt nung nấu bên trong tân dịch tiết ra ngoài nên toát mồ hôi, nhiệt uất vào sâu khí cơ khó cử động, tay chân da dẻ lạnh)
Pháp điều trị: Giải thử, ích khí
Phương: Nhân sâm bạch hổ thang hoặc trúc diệp thạch cao thang.
b- Nếu trúng thử (Say nóng: Nhiệt uất bên ngoài) có da nóng, mặt đỏ, mạch hư huyền sác
Pháp điều trị: trừ thử, lợi thấp
Phương: Lục nhất tán.
Nếu mồ hôi ra nhiều, tay chân lạnh dùng sinh mạch tán gia vị Biển đậu, hà diệp để thanh thử.

4. Hàn quyết

Triệu chứng: Chân tay quyết lạnh, nằm co, không khát, mặt bệch, nước tiểu trong, mạch trầm trì tế.
Pháp điều trị: Ôn kinh, tán hàn.
Phương: Phụ tử lý trung thang hoặc “Tứ nghịch thang” (cam thảo, phụ tử, can khương) nặng hơn thì dùng Sâm Phụ để hồi dương.

5. Nhiệt quyết (liên hệ YHHĐ: Sốt cao co giật)
Triệu chứng: Khi mới bị bệnh thì người nóng, đầu đau, sau đó sốt cao khát nước, bồn chồn, phân kết, đại tiện khó, tiểu tiện ít, mạch hoạt sác, nặng thì chân tay quyết lạnh. Thông thường biểu hiện nặng nhẹ của chứng nhiệt quyết liên quan tới mức độ nhiệt nhiều hay ít, nhiệt nặng gây quyết nặng, nhiệt nhẹ gây quyết nhẹ.
Pháp điều trị: Quyết nhẹ thì dùng pháp tuyên thông dương khí bị uất lại dùng bài “tứ nghịch tán” (sài hồ, chỉ thực, bạch thược, cam thảo).
Phương: Quyết nặng tà vào dương minh chưa vào phủ (Chưa có táo kết) thì dùng pháp thanh nhiệt sinh tân bài thuốc là “bạch hổ thang”.
Nặng hơn, tà khí vào dương minh và vào phủ thì dùng pháp Cấp hạ để cứu âm dùng bài “Tiểu thừa khí thang” (Đại hoàng, chỉ thực, hậu phác)

6. Thực quyết

Triệu chứng: phát sau khi ăn no, rồi bị cảm phong hàn hoặc tức giận làm thức ăn ứ lại, tỳ dương không vận hóa được, bụng đày chướng chân tay quyết lạnh, bất tỉnh, rêu lưỡi dày nhớt, mạch hoạt thực.
Pháp điều trị: Hòa trung tiêu đạo
Phương: “Bảo hòa hoàn” (Đan khê tâm pháp)
= Nhị trần thang bỏ cam thảo thêm liên kiều, la bạc tử, sơn tra, thần khúc.
Nếu bệnh nhân không đi ngoài được phân táo kết dùng bài: Tiểu thừa khí thang.
7. Đàm quyết
Triệu chứng: người vốn có đờm, đột nhiên bất tỉnh, trong họng có đờm kêu lọc xọc hoặc nôn ra đờm rãi, chân tay quyết lạnh, lưỡi có rêu trắng bẩn, mạch trầm hoạt.
Pháp điều trị: hành khí hóa đờm
Phương: Đạo đàm thang (tế sinh phương) = Nhị trần thang thêm Nam tinh, chỉ thực.

IV. TỔNG KẾT
Chứng quyết là một chứng nặng, nguyên nhân các quyết nói trên tuy khác nhau nhưng bệnh lý thường do khí cơ rối loạn, thăng giáng thất thường gây nên. Khí quá thịnh bốc lên đè tắc thanh khiếu, khí hư thiếu thì khí bị hãm mà không lên, thanh dương không thư giãn đều gây ra chứng quyết.
Trên thực tế lâm sàng thường gặp khí quyết, huyết quyết và thử quyết. Khí quyết có chứng hư và thực, thực chứng do can khí không thông, khí cơ rối loạn cần dùng phép thuận khí khai uất. Hư chứng do nguyên khí vốn yếu, nhất thời khí cơ rối loạn nên dùng phép bổ khí hồi dương. Huyết quyết cũng có hư và thực, thực chứng do can khí bốc lên huyết theo khí đi lên nên dùng phép hoạt huyết thuận khí, hư chứng do mất huyết quá nhiều, huyết không dâng lên được cần bổ khí nhiếp huyết. Thử quyết thường xảy ra vào mùa hè, cách chữa cần thanh thử ích khí.

Đọc thêm!