Bệnh học


BÀI 1.  TĂNG HUYẾT ÁP
Bệnh danh: Huyễn vựng, Đầu thống, Can dương vượng
Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh  
Âm hư dương xung; Can thận hư (Yếu tố tình chí)
- Do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí ko thư thái, lo nghĩ tức giận khiến Can khí nội uất, uất hoá hoả làm hao tổn Can âm. Âm ko liễm được Dương → Can dương nhiễu loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện những cơn bốc hoả
-  Can và Thận có quan hệ mật thiết với nhau, hoả nung đốt phần âm của Can thận dẫn tới Can Thận âm hư, Can dương vượng
Tâm tỳ hư; Đàm thấp (Yếu tố về ăn uống)
- Do ăn uống nhiều chất các chất ngọt béo làm tổn thương Tỳ Vị khiến chức năng vận hoá của Tỳ suy giảm → đàm thấp nội sinh nên phát bệnh
- Hoặc uống nhiều rượu làm thấp trọc sinh ra lâu ngày hoá nhiệt, nhiệt nung nấu tân dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức năng kiện vận của tỳ vị… làm thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên chứng huyễn vựng

Tăng HA do các nguyên nhân
Pháp: Bình can, tiềm dương, an thần, lợi niệu
Phương dược: Đối pháp lập phương
- Thiên ma, Câu đằng bình can tiềm dương                                      
 - Hoàng cầm, Chi tử → thanh can tiết nhiệt
- Mộc thông → thanh nhiệt lợi thấp qua đường tiểu tiện                 
 - Sài hồ → dẫn thuốc vào Can đởm
- Xuyên khung, Bạch thược, Đương quy→ hoạt huyết, giãn mạch
Phương huyệt: Thái xung, Túc lâm khấp, Huyết hải, Thái khê                     
- Nhức đầu gia Phong trì, Bách hội- Chóng mặt gia Nội quan, Thần môn
Phòng bệnh
- Tránh cảm xúc đột ngột, cac trạng thái strees căng thẳng
- Chế độ ăn: kiêng mỡ ĐV, ăn dầu TV, giảm muối, tăng cường hoa quả
- Kiểm tra HA định kỳ, phát hiện sớm bệnh tăng HA từ khi chưa có dấu hiệu LS, điều trị ngay g/đ sớm

1. Âm hư dương xung Gặp ở b/n tăng HA trẻ tuổi, rối loạn tiền mãn kinh,…
Triệu chứng: Hoa mắt, nhức đầu, ù tai, dễ cáu gắt ; Miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê ; Rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng ; Mạch huyền hoạt sác
Thiên về âm hư (ức chế giảm): chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ hay quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác
Thiên về dương xung hay can hoả thịnh (hưng phấn tăng): đầu đau dữ dội, mắt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác có lực
Chẩn đoán      - BC: thiên âm hư (Lý - Hư - Nhiệt) ; thiên dương xung (Lý-Thực-Nhiệt)  - TP: Can, Thận
- NN: Nội nhân                                                                       - BD: Huyễn vựng, Đầu thống
Pháp: Tư âm tiềm dương                  Âm hư nhiều → Tư dưỡng can thận âm
Dương xung nhiều → Bình can tiết dương hoặc thanh can tả hoả
Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm
-   Thiên ma, Câu đằng bình can tiềm dương                                      - Chi tử, Hoàng cầm → thanh tiết can nhiệt
-   Dạ giao đằng, Phục thần, Thạch quyết minh → an thần định trí    - Ngưu tất, Ích mẫu hoạt huyết, giãn mạch
-   Đỗ trọng, Tang kí sinh bổ ích can thận
Âm hư dùng Lục vị quy thược hay Kỷ cúc địa hoàng gia giảm
-   Thục địa tư âm bổ thận, sinh huyết                         - Sơn thù→ đuổi phong, nhiếp tinh
-   Hoài sơn→ thanh hư hoả ở phế tỳ, bổ thận                        - Phục linh → lợi thấp, thông thận
-   Đ.qui, B.thược → tư âm, dưỡng huyết                               - Trạch tả → tả thuỷ ở Bàng quang
-   Đan bì → làm lui nóng ở tâm thận
Dương xung hay can hoả thịnh dùng Long đởm tả can thang
-   Long đởm thảo tả thực hoả ở can đởm                               - Sài hồ dẫn thuốc vào can đởm
-   Hoàng cầm, Chi tử thanh tiết can nhiệt                              - Sinh địa, Đương quy → tư âm, dưỡng huyết
-   Sa tiền, Trạch tả, Mộc thông → thanh nhiệt, lợi thấp đưa nhiệt ra ngoài bằng đường tiểu tiện
-   Cam thảo điều hoà các vị thuốc
Phương huyệt: Thái xung, Thái khê, D.lăng tuyền, Phong trì, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao
Tại chỗ: nhức đầu châm huyệt: Đầu duy, Thái dương, Bách hội
Nhĩ châm: điểm hạ áp, can thận
2. Can Thận hư Hay gặp tăng HA ở ng già, xơ vữa ĐM
Triệu chứng
Thiên về âm hư: Nhức đầu hoa mắt, chóng mặt ù tai hoảng hốt dễ sợ, miệng khô, ngủ ít hay mê, mặt đỏ , lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác
Thiên về dương hư: sắc mặt trắng chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh, mạch trầm tế
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư - Nhiệt                                     - TP: Can, Thận
- NN: Nội nhân                                                           - BD: Huyễn vựng, Đầu thống
Pháp: Tư dưỡng can thận     Âm hư → Bổ can thận âm
Dương hư→ Ôn dưỡng can thận
Phương dược: Lục vị qui thược
Thiên về Can Thận âm hư  dùng Lục vị kỉ cúc gia giảm
Thiên về can thận dương hư  dùng 1 trong 2 bài trên gia thêm thuốc trợ dương: Ba kích 12, Ích trí nhân 12, Đỗ trọng 8
Phương huyệt:           Thiên về âm hư: bổ Thận du, Thái khê, Can du, Huyết hải, Tam âm giao
Thiên về dương hư ôn châm hoặc cứu: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn
- Mất ngủ châm Nội quan, Thần môn, Tam âm giao

3. Tâm Tỳ hư Tăng HA ở người già kèm theo bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và viêm đại tràng mạn
Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô. Mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém. Đầu choáng. Hay đi phân lỏng ; Rêu lưỡi nhạt. Mạch huyền tế
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư – Hàn                           - TP: Tỳ, Vị, Tâm
- NN: Bất nội ngoại nhân                               - BD: Huyễn vựng, Đầu thống
Pháp: Kiện tỳ, bổ huyết,  an thần
Phương dược: Quy tỳ thang gia giảm
-   Bạch truật, Đẳng sâm kiện tỳ ích khí                                              - Đương quy dưỡng can, sinh tâm huyết
-   Viễn trí, Táo nhân, Long nhãn → dưỡng tâm, an thần                   - Hoàng cầm thanh nhiệt táo thấp
-   Ngưu tất → hoạt huyết                                                                    - Hoè hoa → sơ can tán ứ
-   Tang kí sinh → bổ ích can thận                                                      - Mộc hương lý khí, tỉnh thần (hành khí)
Phương huyệt: Châm bổ Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải, Thần môn, Nội quan

4. Đàm thấp Hay gặp ở người béo có tăng huyết áp và Cholesterol máu cao
Triệu chứng
Đàm thấp: Người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn; Ngủ kém, ăn ít; Rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt; Mạch huyền hoạt
Đàm thấp hoá hoả: Ngủ hay giật mình; Đầu có cảm giác tức căng; Mạch hoạt sác
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư Thực - thiên Hàn                                 - TP: Tỳ, Can
- NN: Bất nội ngoại nhân                                           - BD: Huyễn vựng, Đầu thống
Pháp: Kiện tỳ, trừ thấp, hoá đàm
Phương dược: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm
-   Bán hạ, Trần bì → chỉ khái hoá đàm                                  - Thiên ma, Câu đằng bình can tức phong
-   Phục linh lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ                                  - Hoè hoa thanh nhiệt lương huyết
-   Tang ký sinh → thông kinh hoạt lạc                                   - Ngưu tất → hoạt huyết
-   Ý dĩ, Bạch truật → kiện tỳ trừ thấp                                    - Cam thảo điều hoà các vị thuốc
Đàm thấp hoá hoả dùng bài Ôn đởm thang gia giảm
-   Trần bì, Bán hạ → chỉ khái hoá đàm, dẫn đàm xuống dưới                       - Phục linh lợi thấp, rút ẩm ướt
-   Chỉ thực → phá ứ                                                                - Trúc nhự khai uất vị hoả, thanh khô táo của phế
-   Long đởm thảo tả nhiệt ở can đởm                                                 - Hoàng cầm thanh can tiết nhiệt
-   Hoè hoa → thanh can nhiệt                                                 - Tang ký sinh → trừ thấp, bổ can thận
-   Cam thảo điều hoà các vị thuốc
Phương huyệt: Châm Túc tam lý, Túc lâm khấp, D.lăng tuyền. Can du. Đởm du. Phong long


.BÀI 2  VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Bệnh danh: Vị quản thống
Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh
Can khí phạm Vị: Do tình chí bị kích thích, u uất buồn giận lâu ngày gây Can khí uất kết
→ mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ, hoành nghịch phạm vị làm Can - Vị bất hoà
→ rối loạn sự thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị gây ra đau, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn
Tỳ vị hư hàn: Ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn sống lạnh làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ, huyết ứ gây đau

1. Can khí phạm Vị
Khí trệ (khí uất)
Triệu chứng: Đau thượng vị từng cơn, đau lan ra sau lưng và hai bên mạng sườn, ấn đau (cự án) ; Bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng ; Mạch huyền
Biện chứng:
-   Can chủ sơ tiết, khi tình chí ko được thư thái làm Can khí uất kết phạm Vị và gây đau.
-   Hông sườn là phân giới của Can nên khi Can khí uất kết gây đau vùng mạng sườn.
-   Bệnh về khí hay di chuyển nên đau thường đau lan ra sau lưng. Khí cơ bất lợi trở trệ ở trung tiêu ko thông giáng được mà gây bụng đầy chướng, ợ hơi
Chẩn đoán      - BC: Lý - Thực - thiên Nhiệt                        - TP: Can, Vị
- NN: Nội nhân                                                           - BD: Vị quản thống
Pháp: Sơ can lý khí (Sơ can hoà vị)
Phương dược: Sài hồ sơ can thang gia giảm
-   Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ sơ Can lý khí hoà vị chỉ thống.                                  - Thanh bì hoà vị giáng nghịch
-   Bạch thược dưỡng huyết nhu can                                                                - Xuyên khung hoạt huyết hoá ứ
-   Cam thảo điều hoà bài thuốc, hoà hoãn giảm đau
Gia giảm - Đau nhiều gia Khổ luyện tử, Diên hồ sách
- Nếu ợ chua nhiều thêm Ô tặc cốt, Mẫu lệ
- Nếu đau bụng dữ dội dùng bài Trầm hương giải khí tán (Trầm hương 6, Sa nhân 8, Trích thảo 6, Hương phụ 10, Diên hồ sách 8, Khổ luyện tử 8)
Phương huyệt: Tả: Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm giao, Lương khâu

Hoả uất
Triệu chứng: Thượng vị đau nhiều, có cảm giác nóng rát, cự án. Miệng khô đắng, ợ chua ; Tiểu tiện đỏ, đại tiện táo ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng ; Mạch huyền sác
Biện chứng
-   Do vị khí bất hoà, khí lưu hành bị uất trệ gây nên
-   Khí trệ lâu ngày hoá hoả hoặc do ăn uống các thứ sống lạnh, hàn tích ở trong khiến Vị hàn gây đau
-   Do ăn uống ko điều độ, no đói thất thường, ăn nhiều các thức béo, ngọt sinh thấp nhiệt ở trong.
-   Khí nếu ko trệ lại mà dâng lên gây ợ chua.
Chẩn đoán      - BC: Lý - Thực - Nhiệt                                  - TP: Can, Vị
- NN: Bất nội ngoại nhân                               - BD: Vị quản thống
Pháp: Sơ can tiết nhiệt (Thanh nhiệt lợi thấp, hoà vị khoan hung)
Phương dược: Hoá can tiễn hợp Tả kim hoàn gia giảm
-   Thanh bì sơ can lý khí                                                                    
-   Trần bì lý khí hoà vị
-   Thược dược dưỡng huyết nhu can hoãn cấp chỉ thống                  
-   Đan bì, Sơn chi thanh can tả nhiệt
-   Thổ bối mẫu thanh nhiệt tán kết                                                    
-   Trạch tả thẩm thấp tả nhiệt
Các vị trên để phát huy hiệu lực sơ can lý khí, tả nhiệt hoà vị.
-   Hoàng liên thanh tả hoả ở can vị
-   Ngô thù vừa sơ can giải uất, giáng nghịch vừa hạn chế bớt tính đắng hàn của Hoàng liên
Phương huyệt: Tả: Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm giao, Lương khâu, Hợp cốc, Nội đình, Nội quan.
Huyết ứ
Triệu chứng: đau ở 1 vị trí, cự án, chia 2 loại
-   Thực chứng: Nôn ra máu, ỉa phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực
-   Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhạt, chất lưỡi đỏ bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp
Biện chứng
-   Đau lâu ngày không khỏi dẫn đến khí trệ huyết ứ, gốc bệnh càng sâu. Huyết ứ là loại hữu hình nên đau cố định một chỗ.
-   Đau lâu tổn thương đến mạch lạc nên thổ huyết, ỉa phân đen.
-   Lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, mạch tế sáp cũng do huyết ứ không lưu hành được gây ra
Chẩn đoán      - BC: Thực chứng (Lý-Thực- Nhiệt); Hư chứng (Lý-Hư-Hàn)                     - TP: Can, Vị
- NN: Bất nội ngoại nhân                                                                   - BD: Vị quản thống
Pháp: Thực chứng: Lương huyết chỉ huyết
            Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết
Phương dược:
Thực chứng: Thất tiêu tán (Bồ hoàng 12; Ngũ linh chi 12) Tán bột uống 12g/24h chia 2 lần
-   Bồ hoàng hoạt huyết chỉ huyết
-   Ngũ linh chi hoạt huyết giảm đau
Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, tán kết chỉ thống
Hư chứng: Tứ quân tử thang gia giảm
-   Tứ quân tử thang là phương thuốc có tác dụng bổ khí kiện tỳ, dưỡng vị được gia thêm Hoàng kỳ làm tăng tác dụng kiện tỳ sinh huyết, chữa chứng Tỳ hư, người mệt, thiếu máu.
-   A giao, Tây thảo để chỉ huyết
Gia giảm - Nếu chảy máu nhiều gia Tam thất
- Nếu thiếu máu nhiều gia Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật
Phương huyệt:           - Thực chứng: Tả: Can du, thái xung, Huyết hải, Tỳ du, Hợp cốc
- Hư chứng: Bổ hoặc cứu: Can du, Tỳ du, Cách du, Tâm du, Cao hoang du

2. Tỳ Vị hư hàn
Triệu chứng:  - Đau thượng vị liên miên
- Nôn nhiều, nôn ra nước trong, đầy bụng
- Người mệt, thích xoa bóp, chườm nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh
- Phân nát, có lúc táo
- Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt
- Mạch hư tế
Biện chứng
-   Do Tỳ Vị hư hàn, dương khí ko vận chuyển được, lại được ăn uống đình tụ nên đau bụng, đầy bụng, nôn ra nước trong.
-   Tỳ vị dương hư, dương hư sinh ngoại hàn nên sợ lạnh, tay chân lạnh, phân nát.
-   Người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hư tế là biểu hiện của hư hàn
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư – Hàn                           - TP: Tỳ, Vị
- NN: Bất nội ngoại nhân                               - BD: Vị quản thống
Pháp: Ôn bổ tỳ vị (Ôn trung kiện tỳ)
Phương dược: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
Bài thuốc có tác dụng ôn trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp
-   Quế chi, Can khương, Cao lương khương ôn trung trừ hàn, giảm đau, chỉ nôn
-   Hương phụ lý khí giảm đau, ôn ấm trung tiêu
-   Đại táo, Hoàng kỳ, Cam thảo kiện tỳ ích khí, hoà hoãn giảm đau
-   Bạch thược giảm đau, điều hoà dinh vệ, đảm bảo sự cân bằng hàn nhiệt của bài thuốc
Gia giảm - Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm Chỉ xác 6, Mộc hương 6
- Nôn ra nước trong bỏ Quế chi, gia Bán hạ 8, Phục linh 8 để hoá đờm giáng khí
Phương huyệt: ôn châm hoặc cứu  Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải
BÀI 3:  SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
-   Sỏi đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng Sa lâm, Thạch lâm của YHCT. Gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó, …
-   Nguyên nhân do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là Sa, to gọi là Thạch. Sa và Thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây ra tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu
1. Thể thấp nhiệt
-   Tương ứng với sỏi đường tiết niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu
Triệu chứng: bụng, lưng đau kịch liệt lan lên vùng hạ vị hay lan xuống bộ phận sinh dục, đái nhiều lần, mót đái, đái đau, nước tiểu xuống không hết thường kèm theo đái ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, dính, mạch huyền sác hay hoạt sác
Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch
Phương: Bài 1: Kim tiền thảo 40; Sa tiền 20; Trạch tả 12; Ngưu tất 12; Kê nội kim 8; Tỳ giải 20; Uất kim 12
Bài 2: Đạo xích tán gia giảm (Sinh địa 16; Đạm trúc diệp 16; Mộc thông 8; Cam thảo sao cháy 8; Kim tiền thảo 40; Sa tiền 20; Kê nội kim 8). Nếu đái ra máu → thêm Cỏ nhọ nồi 16; Tiểu kế 12. Nếu đau nhiều → thêm Ô dược 8; Diên hồ sách 8, Uất kim 8)
Châm cứu: Châm kích thích mạnh, ngày 1 lần. Chọn huyệt tuỳ vị trí của sỏi trên đường tiết niệu
-   Sỏi thận và đoạn trên của niệu quản: châm Thận du, Kinh môn, Túc tam lý
-   Sỏi niệu quản (đoạn dưới), sỏi bàng quang: châm Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý
Nhĩ châm: các vị trí Giao cảm, Thận, Bàng quang
2. Thể ứ trệ
-   Tương ứng với các trường hợp sỏi gây xung huyết, chảy máu nhiều
Triệu chứng: đau lưng liên miên, đau tức, vùng hạ vị đầy trướng đau, tiểu tiện khó không dứt, tiểu tiện ra máu hoặc ra máu cục, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền sác.
Pháp: Lý khí hành trệ, hoạt huyết thông tiểu
Phương: Bài 1: Kim tiền thảo 40; Sa tiền 20; Đào nhân 8; Uất kim 8; Ngưu tất 12; Chỉ xác 8; Đại phúc bì 8; Kê nội kim 8; Ý dĩ 16
Bài 2: Tứ vật đào hồng thang gia giảm (Sinh địa 16; Bạch thược 12; Xuyên khung 12; Đương qui 12; Đào nhân 8; Hồng hoa 8; Chỉ thực 8; Đại phúc bì 12; Uất kim 8; Kê nội kim 8; Liên kiều 12)
Châm cứu: Châm kích thích mạnh, ngày 1 lần. Chọn huyệt tuỳ vị trí của sỏi trên đường tiết niệu
-   Sỏi thận và đoạn trên của niệu quản: châm Thận du, Kinh môn, Túc tam lý
-   Sỏi niệu quản (đoạn dưới), sỏi bàng quang: châm Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý
Nhĩ châm: các vị trí Giao cảm, Thận, Bàng quang
3. Trường hợp sỏi tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không tiểu tiện buốt và rắt → uống thường xuyên các vị thuốc bổ tỳ, bổ thận phối hợp với các vị thuốc lợi niệu làm sỏi tiêu dần hoặc bài tiết ra ngoài
Phương: Bài 1 (Đẳng sâm 16; Bạch truật 8; Sa tiền 16; Ý dĩ 12; Ba kích 8; Phục linh 8; Trạch tả 12; Kim tiền thảo 24; Thỏ ty tử 8; Ngải cứu 16)
Bài 2: Kim tiền thảo 40; Kê nội kim 8; Ngải cứu 16
Bài 3: Lợi niệu bài thạch thang (Kim tiền thảo 20; Sa tiền tử 20; Bạch mao căn 20; Ý dĩ 12)


BÀI 4.  ĐAU THẦN KINH HÔNG
Bệnh danh: Toạ cốt phong – Yêu cước thống
Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh
Phong hàn: Do ngoại tà (phong hàn) nhân cơ hội chính khí suy yếu, vệ khí ko vững vàng, tấu lý sơ hở, xâm nhập vào cơ thể làm kinh lạc bị bế tắc (chủ yếu là kinh Đởm, Bàng quang)
Phong hàn thấp: Do bệnh lâu ngày làm ảnh hưởng tới chức năng các tạng Can, Thận. Hoặc người bệnh có chức năng Can Thận bị suy giảm làm cho tấu lý sơ hở, phong hàn thấp tà thừa cơ xâm nhập làm khí huyết bị ứ trệ, gây đau
Phong thấp nhiệt
-   Do ngoại tà (phong nhiệt) nhân cơ hội chính khí suy yếu, vệ khí ko vững vàng, tấu lý sơ hở, xâm nhập vào cơ thể làm kinh lạc bị bế tắc (chủ yếu là kinh Đởm, Bàng quang)
-   Thấp nhiệt úng tắc ở kinh mạch → sưng, nóng, đỏ, đau vùng hông lưng lan xuống chân
-   Thấp nhiệt dồn xuống → tiểu tiện sẻn đỏ, rêu luỡi vàng nhớt, mạch nhu sác
Huyết ứ: Do sang chấn hay bệnh lý gây ra huyết ứ - khí trệ ở 2 kinh Đởm và Bàng quang làm cho kinh lạc bị bế tắc, khí huyết ko thông gây đau

1. Trúng phong hàn kinh lạc (YHHĐ: Đau TK toạ do lạnh)
Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau (mặt bên) đùi, cẳng chân, đau cấp, co rút, buốt giật, đi lại khó khăn, ko có teo cơ. Toàn thân: sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù
Chẩn đoán      - BC: Biểu - Thực – Hàn                    - TP: Kinh Đởm (đau sau ngoài), kinh BQ (đau chính giữa)
- NN: Ngoại nhân (phong hàn)           - BD: Toạ cốt phong, Yêu cước thống
Pháp: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc
Phương dược: Phòng phong thang gia giảm
-   Phòng phong, Khương hoạt, Tần giao → khu phong tán hàn, thư gân thông lạc
-   Ma hoàng, Quế chi giải biểu, tán hàn, ấm kinh thông dương
-   Xuyên khung, Trần bì → hành khí, hoạt huyết thông kinh lạc
-   Cam thảo điều hoà các vị thuốc
Gia giảm: Đau ghê gớm do hàn dùng Ô đầu thang gia giảm
Phương huyệt: Cứu hoặc ôn (điện) châm Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung
-   Nếu đau ở mặt sau cẳng chân (nhánh hông kheo trong) → thêm Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp
-   Nếu đau ở mặt ngoài cẳng chân (nhánh hông kheo ngoài) → thêm Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt
Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao vào các huyệt trên (Nevramin, Trivit-B…)

2. Phong hàn thấp tý - Can Thận hư (YHHĐ: Thoái hoá Cột sống)
Triệu chứng:
-   Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau (mặt bên) đùi, cẳng chân, có teo cơ
-   Bệnh kéo dài, hay tái phát, thích xoa bóp, chườm nóng, đau tăng khi trời lạnh
-   Toàn thân: thường kèm các biểu hiện của HC can thận âm hư (đau lưng, mỏi gối âm ỉ, tiểu đêm, cơ nhẽo, mông sệ...) Mạch trầm nhược
Chẩn đoán      - BC: Biểu Lý - Hư Thực - thiên Hàn           
- TP: Can, Thận, Tỳ, Kinh đởm (đau sau ngoài), kinh BQ (đau chính giữa)
- NN: Ngoại nhân (phong hàn thấp), Nội nhân
- BD: Toạ cốt phong, Yêu cước thống
Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc, bổ can thận Nếu có teo cơ → Bổ khí huyết
Phương dược: Độc hoạt ký sinh thang gia giảm
-   Độc hoạt → trừ khử các phong hàn thấp tà ở hạ tiêu, mạnh gân cốt
-   Tế tân → phát tán âm kinh phong hàn, tháo gỡ phong thấp ở gân cốt mà giảm đau
-   Phòng phong → đuổi phong tà thắng thấp
-   Tang ký sinh → trừ phong thấp, thư duỗi gân
-   Đỗ trọng, Ngưu tất → trừ phong thấp kiêm bổ can thận
-   Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa → nuôi huyết lại kiêm hoạt huyết
-   Đẳng sâm, Phục linh, Đại táo → bổ khí kiện tỳ.
-   Quế chi ấm thông huyết mạch.
-   Cam thảo điều hoà các vị thuốc
Phương huyệt: tương tự thể Phong hàn gia thêm Can du, Thận du (bổ)
3. Phong thấp nhiệt (YHHĐ: Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp cùng chậu)
Triệu chứng:  - Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau (mặt bên) đùi, cẳng chân, có thể sưng, nóng, đỏ nơi đau
         - Tiểu tiện sẻn đỏ; Rêu lưỡi vàng nhớt; Mạch nhu sác
Chẩn đoán      - BC: Biểu - Thực - Nhiệt                              - TP: Kinh Đởm (đau sau ngoài), kinh BQ (đau chính giữa)
- NN: Ngoại nhân (phong nhiệt)                    - BD: Toạ cốt phong, Yêu cước thống
Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp
Phương dược: Nhị diệu tán gia giảm Hoàng bá, Xương truật → hoá thấp thanh nhiệt làm vị thuốc chủ yếu
Gia giảm: (ko dùng Quy bản do chứng thấp nhiệt khá nặng)
-   Phòng kỷ, Tỳ giải hỗ trợ thêm và lợi thấp
-   Đương quy, Ngưu tất → hoạt huyết để chữa đau lưng
-   Gia Ngưu tất để thanh nhiệt táo thấp → bài Tam diệu tán (Nếu thấp nhiệt chạy xuống dưới làm 2 chân tê bì vô lực hoặc rất nóng
Phương huyệt: điện châm, châm tả qua vùng viêm để tiêu viêm tại chỗ (Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt)
Xoa bóp: vận động từ từ, nhẹ nhàng theo sự tiến triển tốt dần của khớp viêm. Ko nên vận động nhanh mạnh

4. Huyết ứ (Khí trệ huyết ứ) YHHĐ: Thoát vị đĩa đệm cột sống, Chấn thương cột sống, U tuỷ sống,
Triệu chứng:  - Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau (mặt bên) đùi, cẳng chân, có điểm đau khu trú, cự án
- Nhẹ thì khó cúi ngửa, nặng thì đau tăng nên khó xoay chuyển
- Chất lưỡi có điểm ứ huyết. Mạch tế sác
- Có tiền sử sang chấn, bệnh lý
Chẩn đoán      - BC: Biểu - Thực - Nhiệt                  - TP: Kinh Đởm (đau sau ngoài) Kinh BQ (đau chính giữa)
- NN: Bất nội ngoại nhân                   - BD: Toạ cốt phong, Yêu cước thống
Pháp: Hoạt huyết hoá ứ, lý khí chỉ thống
Phương dược: Tứ vật đào hồng gia giảm
-   Tứ vật thang → bổ huyết ; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, tiêu huyết ứ ; Ngưu tất hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc
Phương huyệt: điện châm, châm tả Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt
Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau. Không vận động, vặn bẻ  với các trường hợp có chấn thương, thoát vị đĩa đệm CS
BÀI 5  TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh danh: Trúng phong, Bán thân bất toại, Nuy chứng
NN: Nội phong + Ngoại phong
Cơ chế bệnh sinh: Bệnh phần nhiều do chính khí hư suy, can phong nội động kết hợp với ngoại phong thừa cơ xâm nhập gây ra

Trúng phong kinh lạc (TBMMN ko có hôn mê)
1. Âm hư hoả vượng Thường gặp ở b/n tăng HA thể Can thận âm hư
Triệu chứng: Liệt cứng 1/2 người, liệt mặt ; Có thể thoáng mất ý thức ; Hoa mắt chóng mặt ; Mạch huyền tế sác
Biện chứng: Do nội phong kết hợp với ngoại phong làm bế tắc kinh mạch mà gây nên
Chẩn đoán      - BC: Biểu Lý - Hư Thực - Nhiệt                               - TP: Can, Thận
- NN: Nội nhân + Ngoại nhân                                    - BD: Nuy chứng, Bán thân bất toại
Pháp: Tư âm tiềm dương, khứ phong thông lạc
Phương dược: Bình can tức phong thang gia giảm Thiên ma, Câu đằng (bình can tiềm dương), Bạch tật lê, Cương tàm, Hy thiêm, Nam tinh, Địa long, Ngô công, Chỉ xác, Hồng hoa
Phương huyệt: Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh dương - bổ các kinh âm, thay đổi huyệt
Mặt: Nhân trung, Thừa tương, Giáp xa → Địa thương, Nghinh hương, Ế phong, Quyền liêu, Phong trì, Toản trúc → Tình minh, Dương bạch → Ngư yêu, Ty trúc không → Đồng tử liêu, …
Tay: Kiên ngung → Tý nhu, Khúc trì → Thủ tam lý, Ngoại quan → Nội quan, Dương trì, Hợp cốc → Lao cung, Khúc trạch, Thần môn, Bát tà, …
Chân: Phục thỏ, Lương khâu, Túc tam lý, Dương lăng tuyền → Âm lăng tuyền, Huyền chung, Côn lôn → Thái khê, Giải khê, Túc lâm khấp, Thái xung, Hành gian, Thái khê, Tam âm giao → Trung đô, Huyết hải, …
Lưng và mặt sau chân: Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông, Giáp tích, Can du, Thận du, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn,..
Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều
Xoa bóp bấm huyệt: làm các động tác ở nửa người bên liệt, vận động các khớp chống cứng khớp (hướng dẫn ng nhà xoa bóp thường xuyên)
Chăm sóc: Thay đổi tư thế để chống loét. Hướng dẫn b/n tự tập luyện theo từng mức độ bài tập
2. Phong đàm Thường gặp ở những người cao HA thể Đàm thấp
Triệu chứng: Liệt cứng nửa người, liệt mặt ; Miệng nhiều dớt dãi ; Lưỡi cử động khó khăn, rêu lưỡi trắng dày ; Mạch huyền hoạt
Biện chứng: Do ăn uống thất thường làm tỳ bị tổn thương không vận hóa được thủy cốc gây đình trệ lâu ngày sinh ra đờm, đờm thấp ứ trệ lâu ngày sinh ra nhiệt. Do can thận âm hư sinh nhiệt, nhiệt sinh phong, can phong nội động mà gây ra bệnh
Chẩn đoán      - BC: Biểu Lý - Thực - thiên Nhiệt                                        - TP: Can, Tỳ
- NN: Nội nhân + Ngoại nhân                                                - BD: Nuy chứng, Bán thân bất toại
Pháp: Trừ đàm hoả, thông lạc là chính. Tức phong, kiện tỳ, trừ thấp
Phương dược: Đạo đàm thang gia giảm
-  Bán hạ chế; Phục linh; Trần bì; Cam thảo; Đởm nam tinh; Chỉ thực; Toàn yết; Cương tàm
Gia giảm:        - Hoàng cầm → thanh nhiệt táo thấp                         - Tang ký sinh → trừ thấp
- Trúc nhự → thanh hoá nhiệt đàm                                    - Bạch trụât → kiện tỳ hoá thấp
- Đào nhân hoạt huyết thông lạc
Phương huyệt: tương tự Âm hư hoả vượng thêm Phong long, Tỳ du
Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều
Xoa bóp bấm huyệt: làm các động tác ở nửa người bên liệt, vận động các khớp chống cứng khớp (hướng dẫn người nhà xoa bóp thường xuyên)
Chăm sóc: Thay đổi tư thế để chống loét. Hướng dẫn b/n tự tập luyện theo từng mức độ bài tập

Trúng phong tạng phủ (TBMMN có hôn mê)
1. Chứng bế Cấp cứu bằng YHHĐ
Triệu chứng: Liệt cứng ; Thở khò khè. Mắt đỏ ; Người nóng, ko mồ hôi. Táo bón ; Chất lưỡi vàng, rêu lưỡi vàng dày ; Mạch hoạt sác hữu lực
Biện chứng: Do nội phong được sinh ra trong cơ thể cùng với ngoại phong trực trúng vào lục phủ ngũ tạng làm bế tắc các khiếu, bế tắc kinh lạc mà gây ra bệnh
Chẩn đoán      - BC: Lý - Thực - Nhiệt                                  - TP: Can
- NN: Nội nhân + Ngoại nhân                        - BD: Nuy chứng, Bán thân bất toại
Pháp: Tức phong, thanh hoả, tiêu đàm, khai khiếu
Phương dược: Linh lương giác Câu đằng ẩm gia giảm
-   Linh dương giác; Câu đằng; Bán hạ; Trúc lịch; Nam tinh chế; Xương bồ; Uất kim; Thiên trúc hoàng; Hoàng liên
Gia giảm:        - Thở khò khè, đờm ứ đọng nhiều → gia Bối mẫu, Trúc lịch           - Táo bón → gia Đại hoàng
- Miệng họng khô → gia Thiên hoa phấn, Sa sâm
Phương huyệt: Nhân trung, Thừa tương, Liêm tuyền, Thập nhị tỉnh

2. Chứng thoát Cấp cứu bằng YHHĐ
Triệu chứng: Liệt mềm, đại tiểu tiện ko tự chủ ; Mồ hôi nhiều. Mặt trắng bệch ; Chân tay lạnh. Lưỡi nhạt ; Mạch tế sác hoặc trầm tế muốn mất
Biện chứng: Tấu lý sơ hở, phong hàn nhân cơ hội xâm nhập vào làm triệt tiêu khí của các tạng phủ, làm dương khí thoát mà gây ra bệnh
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư – Hàn                           - TP: Thận, Tâm, Can
- NN: Nội nhân + Ngoại nhân                        - BD: Nuy chứng, Bán thân bất toại
Pháp: Hồi âm, hồi dương, cứu thoát
Phương dược: Độc sâm thang hoặc Sâm phụ thang Hoặc Sinh mạch tán gia vị
-   Mạch môn ; Nhân sâm ; Ngũ vị tử ; Long cốt ; Mẫu lệ ; Phụ tử chế
Phương huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Nội quan, Bách hội, Hợp cốc, Tam âm giao

TK hồi phục di chứng TBMMN
Pháp: Điều trị di chứng liệt nửa người ; Điều trị nguyên nhân gây bệnh
Phương:  Điều trị tăng HA (bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm ; Lục vị gia giảm ; Long đởm tả can thang ; Bán hạ bạch truật thang gia giảm hoặc Ôn đởm thang ; Quy tỳ thang hoặc Bát trân thang. Gia giảm: các thuốc thông kinh lạc)
Điều trị tăng choslesterol máu, xơ vữa ĐM, …
Phương huyệt: tương tự các Thể bệnh trên
Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều
Xoa bóp bấm huyệt: làm các động tác ở nửa người bên liệt, vận động các khớp chống cứng khớp (hướng dẫn ng nhà xoa bóp thường xuyên)
Chăm sóc: - Hướng dẫn tập luyện tuỳ mức độ hồi phục của b/n
- Ăn uống kết hợp với điều trị (canh dưỡng sinh,)                     
- Sinh hoạt điều độ, động viên tinh thần b/n hợp lý

BÀI 6. SUY NHƯỢC CƠ THỂ
1. Thể khí hư:  thường gặp ở 2 tạng phế và tỳ
1.1 Phế khí hư:
Hay gặp ơ những người suy hh do, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, tâm phế mãn.
Ho ko có sức thở ngắn, thở gấp, tiếng nói thều thào, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.
+Pháp: bổ phế khí
-  phương: bổ phế thang (đẳng sâm, hoàng cầm, ngũ vị tử 10, tử uyển, thục địa, tang bạch bì 12)
1.2 Tỳ khí hư: gặp ở những người mệt mỏi, sau những đượt lao động vất vả, người có các bệnh rối loạn về tiêu hóa mãn tính như; ỉa chảy mãn tính, viêm đtràng mãn….
- T/c: chán ăn, ăn kém, chậm tiêu hay đầy bụng, ỉa lỏng, người mệt mỏi, gầy sút, cơ bắp nhẽo, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu hoãn.
- Pháp; kiện tỳ ích khí:
- Phương: tứ quân tử thang.
1.3 Tỳ phế đều hư: hay gặp ở những người có bệnh mãn tính ở phổi và đường tiêu hóa.
- T/c: ho kéo dài nhiều ngày, đờm nhiều loãng, bụng trướng ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt bệu, mạch hư tế.
- Pháp: bổ phế khí, kiện tỳ
- Phương: sâm linh bạch truật tán (đẳng sâm 16, bạch truật 12, phục linh 8, cam thảo 4, hoài sơn, biển đậu 12, ý dĩ 12, trần bì 6, cát cánh 8, liên nhục 12, sa nhân 6).
2. Huyết hư:
2.1 tâm huyết hư: hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ.
- T/c: hoa mắt, chóng mặt , hồi hộp mất ngủ, hay đánh tróng ngực hay quên, sắc mặt vàng nhợt, môi nhợt, lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
- Pháp: dưỡng huyết an thần
- Phương: tư vật thang gia vị ( thục địa, đương qui 16, bạch thược, xuyên khung, dạ giao đằng 12, bá tử nhân, táo nhân, phục linh 8)
2.2 can huyết hư: thường gặp ở người già xơ cứng đm, cha, lão suy
- T/c: hoa mắt chóng mặt nhức đầu, phụ nữ bế kinh hoặc kinh ít, mạch huyền tế sác.
- Pháp: bổ huyết dưỡng can
- Phương: tứ vật thang, nhân sam dưỡng vinh thang.
3. Dương hư: thường gặp ở 2 tạng tỳ và thận
3.1 Tỳ dương hư: thường gặp ở những người rối loạn tiêu hóa kéo dài như: viêm đt mãn, tiêu chảy mãn, viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
- T/c: trời trở lạnh thường đau bụng, đầy bụng, chườm nóng đỡ đau, ỉa lỏng, người lạnh, chân tay lạnh, ăn kém, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì.
- Pháp: ôn trung kiện tỳ:
- Phương; lý trung thang gia vị
Đẳng sâm 16, can khương 6, trích thảo 4, bạch truật, liên nhục 12,  trần bì, sa nhân 6.
3.2 Thận dương hư: thường gặp ở người có biểu hiện lão suy, ỉa chảy mãn tính, suy nhược tkinh thể hưng phấn giảm.
- T/c:sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng, di tinh, nặng hơn có thể liệt dương, tiểu tiện nhiều lần, răng lung lay, thường hay ỉa lỏng vào buổi sáng.
- Pháp: ôn bổ thận dương
- Pháp; bát vị quế phụ
4. Âm hư:
4.1 Phế âm hư: Thường gặp ở những người suy nhược cơ thể, viêm quản mãn tính, lao..
- T/c: họng khô, ho khan ít đờm, có khi ho ra máu, hay ra mồ hôi trộm, người gầy, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
- Pháp: tư âm dưỡng phế:
- Phương: bách hợp có kim thang
Sinh địa, thục địa, huyền sâm, bách hợp 12, mạch môn, đương qui, bạch thược 8, bối mẫu 4, cam thảo 6, cát cánh 4. ho ra máu thêm bạch cập 8, a giao 8.
4.2 Tâm âm hư: thường gặp người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ mất máu
- T/c: hồi hộp trằn trọc, ít ngủ, hay quên sốt hâm hấp, hay ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
- Pháp: dưỡng tâm an thần định trí.
- Pháp: thiên vương bổ tâm đan.
Đẳng sâm 12, huyền sâm 12, đan sâm 8, phục linh, viễn chí 8, ngũ vị tử, cát cánh 6, đương qui, bá tử nhân, toan táo nhân 8, thiên môn, mạch môn 10, địa hoàng 12, chu sa 0,6g.
4.3 Vị âm hư: thường gặp ở người sau khi mắc các bệnh NK có sốt cao.
+ T/c: miệng họng khô nhất là sau khi ngủ dậy, sốt nhẹ, trằn trọc, không muốn ăn, táo bón, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
-  Pháp; dưỡng âm hòa vị
-  Phương: ích vị thang
Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, sinh địa 12, đường phèn 20.
4.4 Can âm hư: thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, cao HA, và xơ vữa động mạch ở người già và suy nhược thần kinh.
+T/c: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, dễ cáu gắt, lưỡi khô, mạch huyền, tế sác.
-  Pháp: bổ can âm
-   Phương :  bổ can thang
-  Thục địa, đương qui, mạch môn 12, táo nhân, xuyên khung, mộc qua 8, bạch thược 12, cam thảo 4.
-  4.5 Thận âm hư: thường gặp ở những người bị bệnh, sntk, cha…
+T/c: hoa mắt, chóng mặt ù tai, răng lung lay, miệng khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, nhức trong xương, đau lưng, ở nam giới có thể di tinh, chất lưỡi đỏ,mạch tế sác
Pháp: bổ thận âm
Phương: lục vị hoàn.




.BÀI 8.  HEN PHẾ QUẢN
Bệnh danh: Hen phế quản thuộc phạm vi chứng Háo xuyễn, Đàm ẩm của YHCT. Hay xảy ra ở người có tình trạng dị ứng (cổ họng phát ra tiếng gọi là háo, thở ít gấp gáp, hơi đưa lên thì nhiều hơi đưa xuống thì ít thì gọi là xuyễn)
Nguyên nhân – cơ chế bệnh sinh:
-   Do cảm phải ngoại tà (trong đó tà khí là phong hàn thấp là cơ bản): phong là dương tà, hàn là âm tà tác động vào phế làm cản trở công năng của phế là xuất nhập khí nên khởi đầu của hen phế quản thường thấy bệnh nhân hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, ho rồi khó thở, thường sợ gió lạnh. Thấp là âm tà thấp tác động dần vào tỳ vị làm mất công năng vận hoá của tỳ vị không phân thanh giáng trọc mà sinh đàm, đàm trở trệ phế sinh khó thở
-   Do ăn uống làm việc quá sức: làm tỳ khí kém, khí huyết kém công năng tỳ giảm sút sinh đàm trở trệ mà thành bệnh
-   Tình chí thất thường: buồn rầu quá độ làm phế khí không thư thái, phế khí bị hại làm khí cơ bị tắc. Phế chủ khí khí không thăng giáng mà nghịch lên gây khó thở. Lo nghĩ nhiều làm tỳ khí bị uất kết rối loạn công năng mà sinh đàm. Kinh sợ làm tổn khí, kinh thì làm khí loạn, tạng Thận chủ nạp khí khi khí hao tổn mà loạn thì khó thở do thận không nạp được khí
-   Tạng phủ: phế tỳ thận. Khi bị rối loạn hoạt động của các tạng: Phế, thận, tỳ sẽ biểu hiện các triệu chứng bệnh lý
Bệnh có liên quan mật thiết tới Đàm trong đó đàm sinh ra do: Tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp. Thận dương hư không ôn hoá được tỳ dương vận hoá thuỷ cốc và không khí hoá được nước. Phế khí hư không túc giáng, thông điều thuỷ đạo nên sẽ có biểu hiện trên lâm sàng triệu chứng đờm nhiều, khó thở, ngực đày tức
Đặc điểm của bệnh xảy ra mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn là chứng thực, ngoài cơn thuộc chứng hư. Như vậy khi điều trị phải phân biệt tiêu bản hoãn cấp mà xử trí: lên cơn thì điều trị triệu chứng để cắt cơn; khi hết cơn phải chữa vào gốc bệnh tức là vào các tạng: phế, thận, tỳ để phòng tái phát

Điều trị hen phế quản trong cơn
-   Biểu hiện triệu chứng chung là cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở ở thì thở ra, ngực đầy tức, có tiếng ran rít, ran ngáy, có thể không nằm được, ra mồ hôi
1. Thể hen hàn:
Triệu chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát, thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch huyền tế
Pháp: Ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ xuyễn
Phương: Xạ can ma hoàng thang gia giảm (Xạ can 8, Khoản đông hoa 12, Tử uyển 12, Ma hoàng 6, Sinh khương 4, Đại táo 12, Ngũ vị tử 4 -6, Tế tân 4 -6, Bán hạ chế 8 -12)
-   Ma hoàng để thông dương khí ở biểu, phát hãn tuyên phế bình xuyễn; Sinh khương, Tế tân làm ôn phế hoá ẩm giúp ma hoàng phát hãn
-   Tử uyển, Khoản đông hoa để giáng phế khí, tán phong hàn, bình xuyễn. Ngũ vị tử để liễm khí. Cam thảo để giám tính mãnh liệt của Ma hoàng; Bán hạ chế để hoá đờm, Sinh khương, Đại táo để hoà trung. Xạ can là thuốc thanh nhiệt giải độc vào kinh phế, can tác dụng chữa ho và long đờm
Các bài thuốc khác tham khảo: Tô tử giáng khí thang, Tiểu thanh long thang gia giảm
Châm cứu:      - Châm bổ: Thiên đột, chiên trung, phong môn, định xuyễn, liệt khuyết, tam âm giao, phong long, túc tam lý
- Cứu: Phế du, cao hoang, thận du
- Nhĩ châm các huyệt bình xuyễn, tuyến thượng thận, giao cảm

2. Thể hen nhiệt:
Triệu chứng: Người bứt rứt, sợ nóng, mội đỏ, đờm dính vàng, thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày, mạch hoạt sác
Pháp: Thanh nhiệt, tuyên phế hoá đàm, bình xuyễn
Phương: Việt tỳ gia bán hạ thang gia giảm (Ma hoàng 6-8, Thạch cao 20, Đại táo 12, Sinh khương 4, Bán hạ chế 6, Hạnh nhân 10, tô tử 8, Đình lịch tử 4, Xạ can 10)
-   Ma hoàng để thông dương khí ở biểu, phát hãn tuyên phế, Sinh khương giúp Ma hoàng ôn trung tán hàn phát hãn. Thạch cao để thanh phế nhiệt, sinh tân chỉ khát. Bán hạ để hoá đờm giáng nghịch, Cam thảo để ích khí hoà trung làm giảm tính mãnh liệt của Ma hoàng, Đại táo để hoà trung. Hạnh nhân, Tô tử để giáng khí hoá đờm bình xuyễn. Xạ can là thuốc thanh nhiệt giải độc vào kinh phế, can tác dụng chữa ho và long đờm
Tham khảo các bài khác: Định xuyễn thang gia giảm
Châm cứu:      - Châm tả: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định xuyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phonglong, Hợp cốc
- Nhĩ châm các huỵêt bình xuyễn, tuyến thượng thận, giao cảm
Điều trị hen phế quản ngoài cơn
-   Để tránh tái phát hoặc cơn hen nhẹ, chu kỳ tái phát chậm ngoài cơn nên chữa gốc bệnh chủ yếu là hồi phục công năng các tạng : Phế, Tỳ, Thận
1. Phế hư: Hen phế quản lâu ngày kèm giãn phế nang, giảm chức năng hô hấp, thời kỳ đầu của tâm phế mạn
Triệu chứng: Phế khí hư: sắc mặt trắng, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, dễ bị cảm lạnh và hay tái phát cơn hen, ngạt mũi, chảy nước mũi, lưỡi đạm, rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực
         Phế âm hư: ho thở gấp, ít đờm hoặc không có đờm, miệng khô họng ráo, hâm hấp sốt về chiều, lưỡi đỏ ít rêu hoặc không rêu, mạch nhanh nhỏ
Pháp: Bổ phế cố biểu, ích khí định xuyễn
Phương:
-   Thể phế khí hư: Ngọc bình phong tán gia giảm (Phòng phong 6, Hoàng kì 12, Tô tử 12, Bạch truật 12)
-   Thể phế âm hư: Sinh mạch tán gia giảm (Đẳng sâm 16, Mạch môn 12, Ngũ vị tử 6, Sa sâm 12, Ngọc trúc 8, Bối mẫu 12)
Châm cứu:      Phế khí hư → Cứu: Phế du, Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Cao hoang, Chiên trung
Phế âm hư → châm bổ các huyệt trên

2. Tỳ hư:
Triệu chứng: Sắc mặt vàng, ho đờm nhiều, mệt mỏi ăn kém, bụng đầy chướng, đại tiện loãng, ăn chất béo dễ bị ỉa chảy, phù thũng, lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hoãn tế vô lực
Pháp: Kiện tỳ ích khí (ôn trung kiện tỳ)
Phương: Lục quân tử thang (Đẳng sâm 16, Bạch linh 12, Bạch truật 12, Cam thảo 6, Trần bì 6, Bán hạ chế 8)
Châm cứu: Cứu Tỳ du, Vị du, Phế du, Thận du, Quan nguyên, Túc tam lý

3. Thận hư:
Triệu chứng:
-   Thận dương hư: sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, hồi hộp, hơi thở ngắn gấp, càng lao động càng tăng, ho đờm có bọt, lưng gối mỏi yếu, nươc tiểu trong dài, tiểu tiện nhiều lần, lưỡi đạm, rêu trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực.
-   Thận âm hư: Hơi thở ngắn gấp, hồi hộp, ho đờm có bọt, lưng gối mỏi yếu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, miệng họng khô, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ khô ít rêu, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, mạch tế sác
Pháp: Ôn thận nạp khí (Thận dương hư) ; Tư âm bổ thận (Thận âm hư)
Phương: Thận khí hoàn (Bát vị quế phụ),  hoặc Hữu quy ẩm điều trị thận dương hư (Thục địa 12, Hoài sơn 12, Sơn thù 8, Đan bì 6, Bạch linh 8, Trạch tả 6, Mạch môn 12, Ngũ vị tử 6)
Châm cứu:      - Thận dương hư → Cứu : Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Phế du, Chiên trung, M

. BÀI 9 :VIÊM PHỔI (PHONG ÔN)
3.1 GĐ khởi phát: 1 đến 2 ngày đầu của bệnh tà phạm vào phần phế và phần vệ.
+ T/C: sợ gió, sợ lạnh, ho, ko có mồ hôi, hoặc ít mồ hôi, nhức đầu, khát nước, hơi thở gấp, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phú sác.
+ Pháp trị: phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu) chỉ khái.
Bài : Ngân kiều tán
Ngân kiều, liên kiều 30 là quân; cay mát thấu biểu, thanh nhiệt giải độc, hương thơm trừ tà. Bạc hà 18, ngưu bàng tử 18: vị cay tính mát, sơ tán phong nhiệt, thanh lơi đầu mắt, giải độc lợi cho họng. Kinh giới tuệ 12, đậu xị 15; cay mà ấm hỗ trợ quân phát tán biểu tà, thấu nhiệt ra ngoài. Trúc diệp 12 thanh nhiệt sinh tân chỉ khát; Cát cánh 18 tuyên phế chỉ khái hóa đàm. Cam thảo 8g điều hòa các vị thuốc. Gia giảm, khát nhiều gia thêm thiên hoa phấn, đau ngực gia hoắc hương, uất kim.
3.2 Giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng: tà nhiệt phạm phế
+ T/c: sốt cao, mặt đỏ, ko có mồ hôi, khát nước ho ra đờm vàng hoặc dính máu, khó thở cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi hồng, mạch hoạt sác.
+ Pháp: thanh nhiệt tuyên phế bình suyễn.
Bài; Ma hạnh thạch cam thang
Ma hoàng 9, cay cay phát tán, tuyên phế bình xuyễn mà tiết tà nhiệt, thạch cao 15 cay ngọt đại hàn thanh phế tiết nhiệt, sinh tân chỉ khát. Hạnh nhân 9 giáng phế khí bình xuyễn, cam thảo 6 ích khí hòa trung. Gia giảm, nếu nhiệt nặng toàn thân nóng ra mồ hôi thì tăng liều thạch cao, thêm hoàng kỳ, tri mẫu, tang bạch bì. Không có mồ hôi sợ lạnh: giảm thach cao, thêm bạc hà, tô diệp. đờm nhiều khó thở thêm đình lịch tử, tang bạch bì, nếu đờm nhiều, vàng, đau ngực thêm; qua lâu nhân, bối mẫu, hoàng kỳ, cát cánh.
3.3 Giai đoạn toàn phát có rối loạn nước và điện giải, nhiễm độc tinh thần kinh, nhiệt chuyển tâm bào.
+ T/c: sốt cao ko giảm, đêm càng nặng, miệng khát nhiều, trằn trọc, vật vã, nói lảm nhảm, có khi mê sảng, khó thở, thở nhanh gấp. đờm khò khè, miệng khô, chất lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác.
+ pháp : thanh tâm khai khiếu.
- Phương: Thanh doanh thang (thanh dinh thang).
Sừng tê giác 30 ngọt hàn, thanh nhệt lương huyêt, giải độc hóa ban chẩn.
Sinh địa 15 , ngọt hàn tư âm lương huyết.
Mạch môn đông 9, thanh nhiệt dưỡng âm sinh tâm. Huyền sâm 9 tư âm giàng hỏa giải độc. kim ngân 9 thanh nhiệt giải độc, tuyên thấu tà, làm cho tà ở dinh chuyển ra ngoài. Trúc diệp 3g thanh tâm nhiệt. hoàng liên 5 thanh tâm tiết hỏa. hoàng liên 5 thanh tâm  tiết hỏa.
Đan sâm 5 lương huyết hoạt huyết  dẫn thuốc vào tâm hỗ trợ quân thanh nhiệt lương huyết.
+ Châm cứu: châm nặn máu: phế du, xích trạch, thiếu dương. Nhĩ châm các huyệt phế, giao cảm, thần môn, bình suyễn.
                                              BÀI 10:. MẤT TIẾNG
4.1 Ngoại cảm phong hàn:
+ T/c : tiếng nói khàn ko rõ, nóng sốt ít, sợ lạnh, khạc ra có đờm nhiều, loãng ko dính, mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng.
+ P/trị: sơ phong tán hàn.
- Phương: kim phí thảo tán: toàn phúc hoa 12, ma hoàng 12, tiền hồ 12, kinh giới tuệ 20, cam thảo 3, bán hạ 4, xích thược 4.
+ Châm cứu: tả; thiên đột, phong môn, xích trạch, phong trì, hợp cốc. Nhĩ châm vùng phế, phế quản, họng.
4.2 Đàm nhiệt:
+ t/c: nói ko ra tiếng đờm nhiều, đặc, vàng dính họng khô, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
+ Pháp: thanh phế háo đàm.
Phương ; nhị trần thang.
Bán hạ 15 cay ấm, táo thấp hóa đàm, giáng nghịch hòa vị. trần bì 15 lý khí táo thấp khu đàm. Bạch linh 10 kiện tỳ thẩm thấp. Sinh khương 7 lát, giáng nghịch hóa ẩm, ức chế độc tính của bán hạ. Ô mai 1 quả, thu liễm phế khí. Cam thảo 5 điều hòa vị thuốc, nhuận phế hòa trung.
4.3 Loại hư chứng: phế âm hư, thận âm hư.
+ Phế âm hư: người gầy họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
+ Pháp: tư âm dưỡng phế.
Phương; thanh táo cứu phế thang.
Tang diệp 12 thanh táo nhiệt ở phế, thạch cao 12 thanh tiết phế vị nhiệt, mach môn đông 12 dưỡng âm nhuận phế. Nhân sâm 4 ích vị, dưỡng phế khí. Bá tử nhân, a giao 8 dưỡng âm nhuận phế. Hạnh nhân 12, tỳ bà diệp, giáng tiết phế khí , nhuận phế. Cam thảo 4 điều hòa các vị thuốc.
+ Châm cứu: bổ; trung phủ, thiên đột, chiên trung, hợp cốc.
*Thận âm hư: họng khô, khàn tiếng, hư phiền, ko ngủ được, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch hư tế sác
+ Pháp: bổ thận âm , nạp phế khí, tuyên phế. Bài : thất vị đô khí hoàn ( lục vị  + ngũ vị tử)
+ châm cứu: bổ, thận du, thái khê, hợp nhiên cốc.
                                                          BÀI 12 : SUY TIM
1. Thể khí âm hư :
- T/c : tim hồi hộp khó thở, suyễn, mệt mỏi choáng váng, ra mồ hôi trộm, hay tự ra mồ hôi, gò má đỏ, chất lưỡi đỏ mạch kết đại. Trường hợp bệnh nặng thấy khí hư kèm theo, huyết hư, chất lưỡi nhạt, lưỡi bệu, có vết hằn răng, toát mồ hôi, khạc ra máu..
- Pháp : ích khí liễm âm, nếu khí huyết đều hư thì bổ khí huyết.
- Phương : sinh mạch thang gia giảm.
Dẳng sâm 20 bổ phế khí, mạch môn 20 nhuận phế tả nhiệt, ngũ vị tử 20 liễm phế để thâu lại khí đã hao tán. Nếu huyết hư gia thêm : thục địa, đương qui, bạch thược, đan sâm.
2. Thể tâm dương hư :
- T/c : tim hồi hộp khó thỏ ko nằm được, phù toàn thân nhất là chi dưới, đái ít, hay ra mồ hôi, tay chân lạnh, chất lưỡi dính, có nhiều điểm ứ huyết, mạch trầm tế kết đại.
- Pháp : ôn dương lợi niệu hoạt huyết.
- Phương : chân vũ thang gia giảm.
Phụ tử, nhục quế 12 ôn dương khu hàn. Phục linh bạch truật 16 kiện tỳ lợi thủy, sa tiền 12 lợi thủy, cam thảo 6 kiện tỳ ích khí, đan sâm đương qui 12 hoạt huyết dưỡng huyết.
3. Thể âm dương khí huyết đều hư :
-T/c : thường lá suy tim toàn bộ, tình trạng bệnh nặng, toàn thân mệt mỏi, khó thở nhiều, da mặt trắng bệch thở gấp, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, phù toàn thân, nước tiểu ít, mạch kết đại.
- Pháp : ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.
- Phương : sâm phụ thang + sinh mạch thang gia giảm.
Nhân sâm, hoàng kỳ 12 ich tâm khí, đương qui 12, đan sâm 16 hoạt huyết dưỡng tâm, hồng hoa đào nhân 8 hoạt huyết, trạch tả, sa tiền lợi niệu.
BÀI 13. RỐI LOẠN THẦN KINH TIM
1. Thể tâm huyết hư :
- T/c : tim đạp nhanh hồi hộp, chất lưỡi đỏ, ngư ít trằn trọc hay nằm mê, mạch tế nhanh nhược.
- Pháp : dưỡng huyết kiện tỳ an thần
- Phương : qui tỳ thang
Dẳng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đại táo 12 ích khí kiện tỳ.
Táo nhân, long nhãn, viễn chí, phục linh 8 bổ tâm an thần, đương qui 8 dưỡng can sinh huyết
Mộc hương 6 lý khí tỉnh thần.
2. Thể âm hư hỏa vượng :
-T/c : tim hồi hộp chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, triều nhiệt, lòng bàn tay chân nóng, đái đỏ rêu lưỡi ít, họng khô mạch tế sác
- Pháp : tư âm giáng hỏa
- phương : thiên vương bổ tâm đan
Long nhãn, đan sâm, thục đại 12 bổ huyết dưỡng âm.
Dẳng sâm 12 bổ khí, bá tư nhân, viễn chí, táo nhân 12 dưỡng tâm an thần. Ngũ vị tử 6 hợp với táo nhân đẻ thu liễm tâm khí bị hao tán.. thiên môn, mạch môn, san sâm 12 bổ âm dịch thanh hư hỏa. Nếu âm hư dương xung thì thêm các thuốc bình can tiềm dương : câu đằng, thiên ma, long cốt, mẫu lệ.
3. Thể dương hư :
-T/c : tâm thận tỳ dương hư hay gặp ở những người già lão suy, hồi hộp hay thổn thức, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh ngủ ít, tiểu tiện trong dài, đi tiểu luôn, mạch trầm tế.
- Pháp : ôn dương an thần
- Phương : bát vị quế phụ.
Phụ tử, nhục quế ôn bổ thận dương, bài lục vị tư bổ thận âm.
4. Sang chấn tinh thần đột ngột :
T/c : lo sợ hay hốt hoảng, buồn nôn, ăn ko ngon, ngủ ít hay bị bóng đè, mạch huyền hoạt.
Pháp : trấn kinh an thần.
Phương : quế chi gia long cốt mẫu lệ thang
Mẫu lệ 16, long cốt 20 trấn kinh an thần đtrị hốt hoàng, sợ hãi ngủ kém.
Quế chi 6, bạch thược 10 cam thảo 6, gừng 6 đại táo 12 đẻ đtrị đau đầu




BÀI 15 :TIÊU CHẢY

(TIẾU TẢ)

I/ĐẠI CƯƠNG:
1) Theo YHCT:
Theo sách Nội Kinh:
- Phân lỏng, loãng, khi đi khi ngừng rồi lại đi, số lần đi thưa, gọi là Tiết.
- Phân lỏng, loãng, đi xổ ra như dội nước hoặc nước chảy, gọi là Tả.
- Trong Tiết có Tả, trong Tả có Tiết, vì vậy thường được gọi chung là Tiết Tả.
II/PHÂN LOẠI:
Sách Nội Kinh nêu ra 6 loại Tiết tả:
1)- Thấp tả: còn gọi là Động Tiết hoặc Nhu Tiết, chủ yếu do Thủy Thấp trở trệ ở Vị Trường, Tỳ hư không ức chế nổi thủy gây ra. Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận (Tố Vấn 5) ghi:” Thấp thắng thì Nhu Tả”
2)- Thử Tả: tiêu chảy do cảm nhiễm Thử tà.
3)- Nhiệt Tả: cũng gọi là hỏa Tả, do nhiệt tà dồn ép ở đại trường.
4)- Hàn Tả:tiêu chảy do nội tạng hư hàn gây ra.
5)- Thực Tả:tiêu chảy do ăn uống gây ra (Thiên ‘Tỳ Luận’ Tố Vấn 43).
6)- Hư Tả: tiêu chảy lâu ngày do Tỳ Thận dương hư.
III/ NGUYÊN NHÂN:
*/ Theo YHCT:
Sách “Nội Khoa Học” của Trung Y Thượng Hải và Thành Đô đều đưa ra 5 nguyên nhân sau:
1)- Cảm Phải Ngoại Tà: do Phong, Hàn, Thử, Nhiệt, Thấp (chủ yếu là do Thấp) làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất chức năng kiện vận, không phân biệt được trong đục, thăng giáng thất thường, gây ra tiêu chảy.
2)- Do Ăn Uống Không Đều làm cho thức ăn đình trệ lại hoặc ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ (béo), sống, lạnh làm cho Tỳ Vị bị tổn thương không vận hóa được.
3)- Do Tỳ Vị Dương Hư (NKHT.Hải), Tỳ Vị hư yếu (NKHT. Đô) Tỳ Vị Hư Hàn (TYNKHG. Nghĩa): do Tỳ Vị mất chức năng vận hóa (do suy yếu, do dương hư, do bị hàn tà...) làm thức ăn bị đình trệ, tỳ khí bị hạ hãm, thanh khí không thăng, hoặc trung dương không đủ, không vận hóa được thủy cốc, âm hàn nhiều làm hại Tỳ Vị, gây ra tiêu chảy.
4)-Thận Dương Hư Yếu (T.Đô và TYNKHG. Nghĩa) hoặc Mệnh Môn Hỏa suy: Do bịnh lâu ngày hoặc ỉa lỏng kéo dài, làm cho Thận Dương bị tổn thương, không ôn được Tỳ, làm Tỳ Dương suy, gây ra tiêu chảy. Sách “ Cảnh Nhạc Toàn Thư” ghi:’ Vị là quan ải của Thận, Thận khai khiếu ở tiền và hậu âm, Thận chủ chức năng đóng mở. Nếu Thận Dương suy, Mệnh Môn Hỏa suy, âm hàn nhiều gây ra tiêu chảy’.
5)- Do Tình Chí Không Đều: Do Can Uất Khí Trệ, Can Mộc khắc Tỳ Thổ hoặc do Tỳ Khí hư yếu, Can Khí thừa cơ xâm phạm, làm cho Tỳ Suy yếu, vận hóa kém, gây ra tiêu chảy.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra tiêu chảy có 2 loại chính:
. Do bên ngoài: Ngoại tà xâm nhập Tỳ Vị.
. Do bên trong: Tỳ Vị hư yếu hoặc ăn uống không đều gây ra.
*Nên chú ý:
. Cấp tính: do Hàn, Nhiệt và chủ yếu là Thấp.
. Mạn tính: chủ yếu do Tỳ Hư.
IV/CÁC THỂ LÂM SÀNG:
A/ Bạo Tả (Cấp Tính)
1)- Ngoại Cảm Hàn Thấp:
a/  triệu chứng:   bụng đau, bụng sôi, phân lỏng và nát, nóng lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu (T. Hải) mạch Phù (T. Đô).2)- Thấp Nhiệt: bụng đau, tiêu chảy, phân vàng, mùi hôi, hậu môn nóng rát, khát, buồn bực, tiểu ít, đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Nhu, Sác (T. Hải), Hoạt, Sác (T.Đô).
b/Pháp: giải biểu, tán hàn, hóa trọc, chỉ tả. Hoặc giải biểu, hòa trung
c/ Phương: Dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán
Hoắc hương 12g, Bán hạ chế 12g, Trần bì 6g, Tô diệp 8g, Phục linh 12g, Cát cánh 6g, Bạch chỉ 6g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Bạch truật 8g, Hậu phác 8g.
Sắc uống ngày 1 thang.
2) -Thương Thực: bụng đau và sôi, tiêu chảy, phân nát, mùi thối, bụng tức, trướng, ợ chua, hôi, rêu lưỡi dầy, nhờn, mạch Hoạt Sác (T. Hải), Hoạt Thực (T.Đô).
b/Pháp: Tiêu thực, đạo trệ,
c/Phương: dùng Bài Bảo Hoà Hoàn
Sơn tra 240g, Lục khúc 80g, Bán hạ 120g, Phục linh 120g, Trần bì 40g, Thái (Lai) phục tử 40g, Liên kiều 80g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12- 24g.
3/- Tiêu Chảy Do Thấp Nhiệt
a/ Triệu chứng:bụng đau, tiêu chảy, phân vàng, mùi hôi, hậu môn nóng rát, khát, buồn bực, tiểu ít, đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Nhu, Sác hay Hoạt, Sác
b/Pháp: Đạt biểu, thanh lý hay Thanh nhiệt,lợi thấp.
c?Phương:dùng bài Cát Căn Cầm Liên Thang gia giảm:
Cát căn 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g Mộc thông 12g, Bạch linh 8g.,  Kim ngân hoa 16g
Sắc  uống ngày 1 thang.
*/bài 2 thuốc nam: Rau sam, Mã đề sắc uống.
B/. Cửu Tả (Mạn Tính)
1)- Tỳ Vị Hư Yếu:
a/Triệu chứng:đại tiện lúc lỏng, lúc bón, ăn không tiêu bụng đầy, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, không muốn nói, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch Hoãn Nhược.
b/Pháp: bổ Tỳ, kiện Vị.
c/Phương: dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán.
Nhân sâm 96g, Biển đậu (sao) 96g, Trần bì 64g, Bạch truật (sao đất) 80g, Chích thảo 64g, Ýùdĩ (sao) 64g, Phục linh 64g, Liên nhục (sao, bỏ tim) 96g, Cát cánh 64g, Hoài sơn (sao) 64g, Sa nhân 64g. Tán bột. Ngày uống 16 - 20g với nước Táo sắc hoặc nước cơm.
2)- Tỳ Thận  Dương Hư :
 a/Triệu chứng:-tiêu chảy, phân xanh, nát, ăn ít, bụng đầy, khát, thích uống nóng, ói mửa, ợ hơi, tay chân không ấm, bao tử đau, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Hoãn, không  có lực.
*/Nếu  thận dương hư:- sáng sớm bụng đau vùng rốn, bụng sôi, ỉa xong thì đỡ đau, bụng lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế.
b/Pháp: ôn Thận, kiện Tỳ
c/Phương: :, dùng bài Tứ Thần Hoàn 
Bổ cốt chỉ 160g, Nhục đậu khấu 80g, Ngũ vị tử 80g, Ngô thù du 40g. Thêm Táo (bỏ hột lấy nhục) 240g. Tán bột. Dùng Sinh Khương sắc nước làm thang, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 20 - 24g.
3/thể Can  Mộc Khắc Tỳ Thổ 
a/ triệu chứng:  hông bụng đầy trướng, ăn ít, ợ hơi, khi buồn, tức, tinh thần căng thẳng thì bụng đau, tiêu chảy, lưỡi đỏ nhạt, mạch Huyền.
b/Pháp: ức Can, kiện Tỳ.
c/Phương: Dùng bài Thống Tả Yếu Phương
Bạch Truật (sao với đất cho vàng) 12g, Trần bì 8g, Bạch thược (sao) 12g, Phòng phong 8g. Sắc uống ngày 1 thhang.
CHÂM CỨU TRỊ TIÊU CHẢY
* Cấp tính: Vị du, Tam tiêu du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du,Túc tam lý, Tam âm giao.
* Mạn tính: Tam tiêu du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Tiểu trường du, Thiên xu, Đại cự, Hành gian, Túc tam lý, Tam âm giao.
                        BÀI 17:VIÊM CẦU THẬN CẤP VÀ MÃN:
-
                      A/. VIÊM CẦU THẬN CẤP (thủy thủng thể dương thủy)
1.1 Do phong tà (phong thủy) thường gặp VCTC do lạnh do bội nhiễm.
+ T/c: phù mặt và nữa người trên, sau đó phù toàn thân,kèm theo biểu chứng sốt, gai rét, rêu lưỡi trắng dầy, tiểu tiện ít mạch phù.
+ cơ chế: phong tà làm ảnh hưởng tới phế vệ (bì mao) nên biểu phát hiện sốt, gai rét, rêu lưỡi mỏng, mạch phù. Phong tà tác động mạch vào phế làm phế khí ko tuyên thông, phế khí ko  giáng thì ko làm thông và điền hòa đường nước ở thượng tiêu, nước ko xuống được bàng quang ứ lại tràn ra thành thủy thủng và biểu hiện t/c phù ở nữa người trên, phù mặt, đái ít.
+ Pháp: tuyên phế phát hãn lợi niệu.
- Phương: Bài : việt tỳ thang gia giảm (ma hoàng 12 sơ phong tuyên phế. Sinh khương 6 sơ tán ngoại tà làm tăng t/d của ma hoàng. Thạch cao 20 để trừ phiền lợi niệu. bạch truật 12 để kiện tỳ thẩm thấp lợi niệu. mộc thông 8, sa tiền 6 để lợi thủy. Quế chi 6 để tân ôn giải biểu. cam thảo 6, đại táo 12 để điều hòa các vị thuốc)
- Châm tả: ngoại quan, liệt khuyết, khí hải, túc tam lý, phục lưu, hợp cốc.
1.2 Thủy thấp: hay gặp viêm cầu thận bán cấp.
+T/c: phù toàn thân, đái ít sốt nhẹ, thân mình nặng nề, ngực tức, ăn kém, rêu lưỡi dầy, mạch trầm hoãn hoặc đới sác.
+ Cơ chế: Do thủy thấp cảm nhiễm vào bì phu làm ủng tắc gây phù. Do thủy thấp tụ vào trong khiến tam tiêu bị trở ngại, bàng quang khí hóa thất thường nên tiểu tiện ko thông. Thủy thấp ko có đường ra nên tràn ứ ở bì phu gây nên phù càng tăng. Tỳ bị thấp dương khí ko thư thái nên người mệt mỏi thân mình nặng nề, ngực tức chán ăn..
+ Pháp:  thông dương lợi thấp.
- Phương: Bài: ngũ linh tán
Phuc linh, trư linh 12, lợi thủy thẩm thấp. quế chi 8 ôn hóa bàng quang, lợi niệu sơ tán ngoại tà. Trạch tả 12 lợi niệu giúp cho trư linh mạnh hơn. Bạch truật 12 để kiện tỳ táo thấp. hoặc phối hợp bài ngũ linh tán với ngũ bì ẩm(trần bí, sinh khương bì, tang bạch bì, đại phúc bì, phục linh bì).
+ châm tả; ngoại quan liệt khuyết, âm lăng tuyền, túc tam lý, phục lưu, hợp cốc.
1.3 Thấp nhiệt: hay gặp VCTC do mụn nhọt
+T/c; phù toàn thân nước tiểu đỏ ít, khát nươc nhiều, da cơ viêm nhiễm sưng nóng đỏ đau, bụng đầy tức khó thở, rêu lưỡi vàng mạch hoạt sác.
+ Cơ chế: da thịt do tỳ phế làm chủ cho nên da nổi mụn nhọt thấp độc chưa thanh giải tiêu tan được quay vào tạng phủ làm cho trung tiêu ko vận hóa được thủy thấp, mất khả năng phân thanh giáng trọc, mặt khác làm cho phế ko thông điều thủy đạo nên tiểu tiện ko lợi, chuyển hóa thủy dịch bị trở ngại tràn đầy bì phu mà gây phù. Vì thấp nhiệt ủng trệ ở tam tiêu, khí cơ thăng giáng thất thường mà gây ngực bụng đầy tức, khó thở. Nhiệt tà thịnh hơn làm cho tân dịch bị hao gây tiểu ít, tiểu đỏ.
+ Pháp: thanh nhiệt giải độc, trù thấp, trục thủy (nếu phù nặng).
Bài: Đạo xích tán gia giảm
Sinh địa 12, rễ cỏ tranh 20 thanh nhiệt lương huyết. hoàng cầm, hoàng bá 12, bồ công anh 20 để thanh nhiệt táo thấp giải độc. mộc thông 12, trúc diệp 16 để thanh nhiệt lợi thủy. cam thảo 4 để điều hòa các vị thuốc. nếu đái máu nhiều thêm tiểu kế, chi tử sao đen. Nếu HA cao thêm cúc hoa, mạn kinh tử câu đằng, phù nặng gia thêm trục thủy; đình lịch tử, hắc sửu.
Châm: thủy phần, khúc trì, hợp cốc, tam tiêu du, âm lăng tuyền, phục lưu.
                             2. VIÊM CẦU THẬN MÃN (thủy thủng thể âm thủy).
2.1 Thể tỳ dương hư:
+T/c: phù ít, ko rõ ràng, phù ở mí mắt và nặng 2 chi dưới, sắc mặt trắng xang, thở gấp, tay chân mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, tiểu ít, đại tiện phân nhão, lưỡi bệu có vết hằn răng, chân tay lạnh mạch trầm hoãn.
+ Cơ chế: do dương khí yếu, tỳ khí kém, nên ko chuyển hóa được nước khiến thủy tràn ứ xuống hạ tiêu gây nên phù. Tỳ dương hư ko được phấn chấn sức vận hóa kém, nên ăn ít đầy bụng, đại tiện lỏng, sắc nhợt, người mệt mỏi. do dương hkis ko vận hóa, thủy thấp ko lưu hành được nên tiểu tiện ít, lưỡi nhợt mạch trầm hoãn.
+ Pháp: Ôn bổ tỳ dương, lợi niệu.
 _ Phương thuốc: thực tỳ ẩm gia giảm.
Phục linh 12, bạch truật 12, kiện tỳ táo thấp. hậu phác,đại phúc bì, mộc hương 8, hành khí lợi niệu. can khương 4, thảo quả 8, phụ tử chế 8, ôn dương trù hàn. Mộc qua 8 lợi tiểu trừ thấp. cam thảo 4 điều hòa các vị thuốc. nếu thủy thấp nặng gia thêm quế chi, trư linh, trạch tả để trợ khí hóa bàng quang và lợi tiểu tiện, mệt mỏi nhiều gia; đẳng sâm, hoàng kỳ để ích khí, đại tiện phân lỏng thì bỏ đại phúc bì.
+ Cứu: tỳ du, vị du, túc tam lý, tam tiêu du.
2.2 Thể thận tỳ dương hư:
+T/c: phù ko rõ ràng, phù kéo dài, thường phù ở mắt cá chân, bụng chướng nước tiểu ít, sắc mặt trắng xanh, lưỡi bệu,mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm tế.
+ Do thận dương suy nhược, âm thịnh ở dưới nên nữa người dưới phù nhiều. do thận dương yếu, mệnh môn hỏa suy nên chân tay lạnh, sợ lạnh. Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý, thận dương hư dẫn đến khí hóa ở bàng quang ko lợi nên tiểu tiện ít. Tỳ dương hư nên vận hóa kém gây bụng đầy chướng. do dương khí ko thư thái nên người mệt mỏi.
+ Pháp: ôn thận tỳ dương
- Phương :bài chân vũ thang gia giảm ( Phụ tử 8, nhục quế 4, ôn dương trù hàn. Can khương 8 trợ cho phụ tử nhục quế để ôn dương trừ hàn. Bạch truật, bạch linh 12, kiện tỳ ích khí, lợi thủy. bạch thược 12 dưỡng âm, giảm tính cay của phụ tử, scan khương, nhục quế. Trạch tả, sa tiền 12, trư linh 8 lợi thủy.
Cứu: quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao.
2.3 Thể âm hư dương xung: VCTM có tăng HA
+T/c: phù ít hoặc hết phù, nhúc đầu chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, miệng khát, môi đỏ, họng khô chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
+ Cơ chế: do thận âm hư tổn ko nuôi dưỡng được can mộc dẫn đến can huyết thiếu, can dương bốc lên gây nhức đầu, chóng mặt. do thận âm hư sinh nội nhiệt sinh các chứng miệng khát, môi đỏ, họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
+ Pháp: bình can, tư âm, lợi thủy. bài kỷ cúc địa hoàng thang gia ngưu tất, sa tiền. (thục địa 12 tư âm dưỡng huyết, sơn thù 8 dưỡng can nhiếp huyết. hoài sơn 12 kiện tỳ. trạch tả 8 thanh tả thận hỏa. đan bì 8 thanh tả can hỏa. bạch linh 12 thẩm thấp lợi thấp. kỷ tử 12 cúc hoa 10 bình can giàng hỏa. ngưu tất 12 hạ HA, sa tiền 16 lợi niệu.)
+ Châm các huyệt: thái xung, can du, nội quan, thần môn, tam âm giao.
2.4 Thể VCTM có Ure máu tăng:
+T/c; sắc mặt sạm đen, lơm giọng buồn nôn, bụng chướng tức ngực, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dầy, mạch huyền tế hoặc nhu tế.
+ Cơ chế: do thận dương và tỳ dương hư nhiều, trọc âm nghịch lên gây gây những t/c trên.
+ Pháp: Ôn dương giáng nghịch.
- Phương: Bài phụ tử lý trung thang + nhị trần thang + đại hoàng, hậu phác. ( phụ tử 12 ôn dương tán hàn. Sinh khương 8 trợ phụ tử ôn dương tán hàn. Đẳng sâm 20, bạch truật 12 để kiện tỳ bổ khí.. hậu phác 6, đại hoang 12 để hạ khí tiêu đờm.  trần bì 8, bán hạ chế 12. ôn trung lý khí trù đàm. Phục linh 12 trừ thấp hóa đàm. Nếu trọc khí hóa hàn ỉa phân nát, nước tiểu trong, đau bụng, rêu lưỡi trắng trơn thêm can khương 8, ngô thù 8. nếu trọc khí hóa nhiệt, nước tiểu ít đại tiện táo, miệng hôi lở loét thêm, hoàng liên, trúc nhự, chỉ thực 12.
Nếu nôn nhiều dùng bài: bán hạ tả tâm thang ( bán hạ chế, hoàng liên, đẳng sâm, cam thảo, đại táo, can khương). Nếu có hiện tượng trụy mạch dùng bài “ độc sâm thang” hoặc “sinh mạch thang” (nhân sâm, mạch môn, ngủ vị tử) kết hợp với các thuốc hồi dương như; phụ tử chế 12, nhục quế 6, can khương 8.
                                           BÀI 18 VIÊM BÀNG QUANG
-   Viêm bàng quang cấp và mạn tính là một bệnh thuộc phạm vi chứng Ngũ lâm của YHCT
-   Nguyên nhân do thấp nhiệt xâm phạm vào cơ thể gây ra bệnh cấp tính, nếu bẩm tố âm hư hay huyết nhiệt, thấp nhiệt tiếp tục tồn tại gây ra bệnh mạn tính

1. Viêm bàng quang cấp tính (thấp nhiệt)
Triệu chứng: đái dắt, đái buốt, đau tức vùng hạ vị, đái ra máu, sốt, lưỡi vàng, táo bón, mạch huyền sác
Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp
Phương: Bài 1 Bồ công anh 20, Thài lài tía 12, Mã đề 16, Râu ngô 12, Chi tử 12, Rau má 12, Cam thảo dây 12, Mộc thông 12)
Bài 2: Đạo xích tán (Sinh địa 12, Mộc thông 12, Cam thảo 6, Lá tre 16, Đăng tâm 6, Hoàng cầm 12)
Bài 3: Chỉ trọc cố bản giao nhị thang (Hoàng bá 12, Hoàng liên12, Phục linh 12, Trư linh 8, Mộc thông 8, Sa tiền 16, Hoạt thạch 8, Bán hạ chế 8, Rễ cỏ tranh 12)
Bài 4: Bát chính tán gia giảm (Sài hồ 12, Hoàng cầm 12, Hoạt thạch 12, Cù mạch 12, Biển súc 12, Mộc thông 6, Tỳ giải 20, Bồ công ânh 20)
-   Nếu tiểu tiện ra máu, thêm Sinh địa 12, Chi tử sao đen 12, Rễ cỏ tranh 12
-   Nếu đau tức trướng, co thắt vùng bàng quang, hạ vị thêm Ô dược 8, Khổ luyện tử 8
Châm cứu: châm tả các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Khúc cốt, Tam âm giao, Thái khê

2. Viêm bàng quang mạn tính Do âm hư, thận hư, kết hợp với thấp nhiệt (hư thực lẫn lộn, hư nhiệt)
Triệu chứng: Đau mỏi lưng, người mệt, chóng mặt, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu vàng, rêu lưỡi mỏng hoặc hơi vàng, chất lưỡi đỏ, vùng hạ vị hơi tức, đái dắt, mạch tế sác
Pháp: Dưỡng âm bổ thận, thanh nhiệt thấp (tư âm thanh nhiệt trừ thấp)
Phương: Bài 1: Thục địa 12, Thạch hộc 12, Tỳ giải 16, Sa tiền 16, Sa sâm 12, Ngưu tất 12, Kim ngân hoa 20, Hoàng bá nam 12)
Bài 2: Bát vị tri bá gia giảm (Thục địa 12, Sơn thù 8, Hoài sơn 12, Trạch tả 8, Đ an bì 8, Phục linh 8, Tri mẫu 8, Hoàng bá 12)
-   Nếu dung tích bàng quang giãn, kèm thêm đái són, tiểu tiện nhiều lần, mệt mỏi, hoa mắt bỏ Tri mẫu, Hoàng bá thêm các vị thuốc bổ khí: đẳng sâm 16, Hoàng kỳ 12, Bạch truật 12
-   Nếu lưng đau mỏi, lưng lạnh, chân tay lạnh, triệu chứng thiên về dương hư (hư hàn), bỏ Tri mẫu, Hoàng bá thêm các thuốc ôn thận trợ dương như Thỏ ty tử 12, Ba kích 12, Phụ tử chế 8, Nhục quế 4, (hoặc dùng bài thận khí hoàn, còn gọi là bát vi quế phụ; bài Tế sinh thận khí hoàn)
Bài 3: Ngân kiều thạch hộc thang (tức là bài Lục vi địa hoàng thang thêm Kim ngân 12, Liên kiều 12, Thạch hộc 12
Châm cứu: Châm bổ các huỵêt Thận du, Bàng quang du, Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao,
-   Nếu thiên về hư hàn thì cứu các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Mệnh môn, Thận du, Tam âm giao
-   Có thê căn cứ vào sự phân loại các bệnh cấp tính và mạn tính và cách chữa bệnh bàng quang mà ứng dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu khác
ệnh môn
-     Thận âm hư → Châm bổ Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Phế du, Chiên trung, Mệnh môn, Tam âm giao, Thái khê
-                                                       BÀI 19: DI TINH –LIỆT DƯƠNG.
Chứng di tinh tảo tiết thường có những thể lâm sàng sau đây:
1- Tướng hỏa vọng động và tâm thận bất giao :
a/ Triệu chứng:Với biểu hiện ngủ ít, hồi hộp, đầu choáng váng, dương vật hay cương, hay mộng tinh hoặc tảo tiết, miệng khô lưỡi đỏ, đau eo lưng, mạch huyền sác.
-Đầu váng, hồi hộp, tinh thần bải hoải, mộng tinh hoặc tảo tiết, hay quên, cảm giác bốc hỏa ở mặt, họng khô cổ ráo, lạnh 2 chân, tiểu đỏ ngắn, mạch tế sác.
b/Pháp: An thần định tâm cố tinh.
-          Nhằm mục đích chống lo âu và ức chế giao cảm trung ương.
c/ Phương:       Bài thuốc sử dụng:Bài thuốc An thần định chí thang gia giảm (Y học tâm ngộ) gồm Sài hồ 12g, Đảng sâm 12g, Viễn chí 8g, Phục linh 8g, Long cốt 16g, Thảo quyết minh 16g, Khiếm thực 12g, Liên nhục 12g.
Sắc uống ngày 1 thang.

Phân tích bài thuốc
Vị thuốc
Dược tính Y học cổ truyền
Vai trò
Khiếm thực
Ngọt, sáp, bình. Ích thận cố tinh
Quân
Liên nhục
Ngọt, sáp, bình. Ích thận cố tinh. Dưỡng tâm an thần
Quân
Long cốt
Ngọt, sáp, bình. An thần sáp tinh
Thần
Thảo quyết minh
Ngọt, đắng, hơi hàn. Bình can tiềm dương
Thần
Sài hồ
Đắng, hơi hàn. Thoái nhiệt sơ can giải uất
Thần
Phục linh
Ngọt, bình, an thần
Đảng sâm
Ngọt, bình. Bổ tỳ ích khí sinh tân
Viễn chí
Cay, đắng, hơi ấm. Định tâm an thần
Nếu trường hợp bệnh nhân bị tảo tiết do xúc động hoặc hưng phấn quá mức có thể thay Liên nhục bằng Liên tâm 12g.

2- Thận khí bất cố (Thận khí bất túc):
 a/Triệu chứng:Thường đau lưng, ngủ ít, chóng mặt, ù tai, tinh tự xuất ra khi nghĩ đến chuyện tình dục hoặc khi gắng sức, hoặc tinh loãng, tinh ít, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, tự hãn, tiểu trong dài, mạch trầm nhược.
b/   Pháp: Ôn bổ thận dương, nạp khí cố tinh.
-          Nhằm mục đích: ức chế giao cảm ngoại vi gây dãn cơ trơn mạch máu đến dương vật, gây trạng thái ham muốn tình dục và sinh tinh như tác dụng của Testosterone hoặc cung cấp Arginine (tiền chất của nitric oxide).
c/Phương:      Bài thuốc sử dụng :Bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm gồm Thục địa 12g, Hoài sơn 8g, Sơn thù 6g, Kỷ tử 12g, Đương quy 12g, Đỗ trọng 12g, Thỏ ty tử 8g, Phụ tử 8g, Nhục quế 12g, Cao ban long 20g, Kim anh tử 30g, Liên tu 5g.
Sắc uống ngày 1 thang.

3- Thấp trọc:
a/Triệu chứng: Khát nước, miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhày, nước tiểu đỏ, tinh chảy ra sau khi tiểu hoặc mỗi sáng thấy có chất nước đục ở đầu dương vật (triệu chứng này rất rõ khi ăn những thức ăn cay nóng hoặc uống nhiều rượu, cà phê hoặc thức khuya).
 b/ Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp.
-          Nhằm mục đích: sử dụng kháng sinh thực vật để chữa nhiễm trùng niệu sinh dục
c/Phương:   Bài thuốc sử dụng:Bài thuốc Thủy lục đơn gồm Khiếm thực 30g và Kim anh tử 30g. Gia thêm Tỳ giải 16g, Hoàng bá nam 12g, Bồ công anh 20g, Khổ sâm 10g. Tốt nhất nên điều trị bằng kháng sinh YHHĐ. 
Sắc uống ngày 1 thang.
Phân tích bài thuốc

Vị thuốc
Dược tính Y học cổ truyền
Vai trò
Hoàng bá
Đắng, lạnh, thanh thấp nhiệt
Quân
Tỳ giải
Đắng, bình, phân thanh khử trọc
Thần
Bồ công anh
Ngọt, hàn. Thanh nhiệt, giải độc, thông lâm lợi thấp
Thần
Khổ sâm
Đắng, lạnh, lợi thủy thông lâm
Thần
.

Chứng dương nuy hoặc liệt dương thường được biểu hiện dưới 2 thể lâm sàng sau đây:   
1-     Tâm tỳ lưỡng hư
 a/triệu chứng: Hay sợ sệt, đa nghi, thường xuyên hồi hộp, mất ngủ hoặc mộng mị, hay quên. Người mệt mỏi, sắc mặt vàng tái, ăn kém bụng đầy, tiêu lỏng, lưỡi nhợt bệu, mạch tế nhược. 
b/Pháp: Ôn bổ tâm tỳ.
-          Nhằm mục đích: bồi dưỡng thể lực và cung cấp nhiều acid amin trong đó có Arginine (một tiền chất của nitric oxide).
c/Phương: Bài thuốc Quy tỳ thang gồm Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Thục địa 12g, Đảng sâm 16g, Đương quy 12g, Mộc hương 6g, Viễn chí 8g, Long nhãn 12g, Táo nhân 8g, Phục thần 8g, Đại táo 12g.Gia thêm Cao ban long 20g, Cáp giới 8g, Thục địa 12g.  
Sắc uống ngày 1 thang.
2- Mệnh môn hỏa suy (Thận khí bất túc)
a/triệu chứng:  Đau lưng, ngủ ít, chóng mặt, ù tai, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, tự hãn, tiểu trong dài, mạch trầm nhược.
b/Pháp Ôn thận nạp khí.
c/Phương:  Bài thuốc sử dụng: Bài Hữu quy hoàn gia giảm
Thục địa 12g, Hoài sơn 8g, Sơn thù 6g, Kỷ tử 12g, Đương quy 12g, Đỗ trọng 12g, Thỏ ty tử 8g, Phụ tử 8g, Nhục quế 12g, Cao ban long 20g, Kim anh tử 30g, Liên tu 5g.
Sắc uống ngày 1 thang.
                          BÀI 21  SUY NHƯỢC THẦN KINH (Tâm căn suy nhược)
Bệnh danh: Tuỳ vào triệu chứng nổi bật → Thất miên (mất ngủ); Đầu thống (đau đầu); Kiện vong (giảm trí nhớ), …
Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh
Tâm Can khí uất kết: Do sang chấn tinh thần
Tâm Can Thận âm hư: Cơ địa TK yếu (tiên thiên bất túc) dẫn đến rối loạn công năng (tinh, khí, thần) các tạng phủ, đặc biệt Tâm, Can, Tỳ, Thận
Tâm Tỳ hư: Ức chế thần kinh giảm kèm theo suy nhược nhiều, ăn kém
Thận âm thận dương lưỡng hư: Ức chế và hưng phấn thần kinh đều giảm
Chăm sóc – Phòng bệnh
Tâm lý trị liệu: động viên tính tích cực chủ quan của người bệnh bằng cách giải thích cơ chế gây bệnh để người bệnh hưởng ứng và hợp tác với các phương pháp trị liệu của thày thuốc
Củng cố kết quả điều trị bằng:
Thuốc: Lục vị hoàn, Quy tỳ hoàn
Không dùng thuốc: Xoa bóp, vận động; Khí công dưỡng sinh; Thể dục liệu pháp

1. Tâm Can khí uất kết
Triệu chứng: Tinh thần uất ức hay phiền muộn; Ngực sườn đầy tức, hay thở dài; Bụng trướng, đầy hơi, ăn kém; Rêu lưỡi trắng; Mạch huyền
Biện chứng
-     Do tình trí uất làm ảnh hưởng đến chức năng điều đạt của Can khí, Can kém sơ tiết → Can khí uất kết gây ra ngực sườn đầy tức
-   Can mộc sinh Tâm hoả → ảnh hưởng Tâm gây thở dài, phiền muộn
-   Can mộc khắc Tỳ thổ → tổn thương Tỳ gây bụng trướng đầy hơi, ăn kém, rêu lưỡi trắng
-   Mạch huyền là mạch của Can
Chẩn đoán      - BC: Lý - Thực - thiên Nhiệt                        - TP: Tâm, Can, Tỳ
- NN: Nội nhân                                                           - BD: Thất miên, Đầu thống, …
Pháp: Sơ can lý khí, an thần, kiện tỳ
Phương dược: Tiêu giao thang gia giảm
-   Sài hồ sơ can giải uất bĩ mãn                                  - Bạch thược dưỡng huyết nhu can
-   Hoàng cầm thanh can tiết nhiệt                               - Bạch trụât, Phục linh → kiện tỳ thắng thấp giúp vận hoá linh hoạt
-   Thanh bì, Uất kim, Hương phụ, Chỉ xác → hành khí giải uất                                - Cam thảo → ích khí hoà trung
-   Bạc hà → giúp Sài hồ tách nhiệt do can uất gây ra để làm tan can uất                  - Táo nhân dưỡng tâm an thần
-   Đại táo → bổ huyết, giảm đau
Phương huyệt gia giảm tuỳ chứng
-   Công thức chung: châm Thái xung, Hành gian, Khí hải, Đản trung, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao
-   Đau đầu thêm Bách hội, Thái dương, Phong trì, Ấn đường, …
-   Đàm hỏa (uất) thêm Túc lâm khấp, Đởm du

2. Tâm Can Thận âm hư
Triệu chứng
Âm hư hoả vượng hưng phấn tăng
-   Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp hay xúc động vui buồn thất thường
-   Ngủ ít hay mê, miệng khô, họng khô, có cơn bừng nóng, bốc hoả
-   Táo bón, nước tiểu đỏ
-   Mạch huyền tế sác
Tâm can thận âm hư  ức chế giảm
-   Đau lưng, ù tai, di tinh. Miệng ít khô
-   Ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu
-   Tiểu tiện ít, đại tiện táo
-   Mạch tế (ko nhanh)
Nặng về triệu chứng của thận âm, can huyết, tâm âm hư, ít có triệu chứng về dương xung
Biện chứng
-   Do tiên thiên bất túc dẫn đến rối loạn công năng các tạng phủ
-   Do thận âm yếu và thiếu, tâm can hỏa vượng nên buồn bực khó ngủ, lòng bàn chân bàn tay nóng, ù tai, lưỡi đỏ, mạch tế sác là biểu tượng của âm hư nội nhiệt
Chẩn đoán      - BC: Lý - Thực (Hư) - Nhiệt                         - TP: Tâm, Can, Thận
- NN: Nội nhân                                                           - BD: Thất miên, Đầu thống, …
Pháp:  Âm hư hoả vượng → Tư âm giáng hoả, bình can tiềm dương, an thần
Tâm can thận âm hư → Bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh
Phương dược:
Âm hư hoả vượng: Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm
-   Lục vị → Tư bổ Can Thận âm
-   Kỷ tử → bổ âm, bổ huyết
-   Cúc hoa thanh can minh mục
Tâm can thận âm hư: Lục vị quy thược gia giảm
-   Lục vị → Tư bổ Can Thận âm
-   Đương quy → bổ âm, bổ huyết
-   Bạch thược → liễm can huyết
Phương huyệt:           Bổ Thận du,Thái khê, T. âm giao, Thái xung, Nội quan, Thần môn
Đau đầu gia thêm các huyệt tại chỗ (Suất cốc, Bách hội, …)

3. Tâm Tỳ hư (Khí huyết hư)
Triệu chứng:  - Ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn kém, sụt cân, ng mỏi mệt, mắt thâm quầng, hồi hộp, hơi nhức đầu
- Rêu lưỡi trắng
- Mạch nhu tế hoãn
Biện chứng
-   Do ăn uống ko điều độ, đói no thất thường làm tổn hại khí của Tỳ Vị → ko sinh hoá được chất tinh vi, ko sinh trưởng được khí huyết
-   Cội nguồn khí huyết bất túc → lục phủ ngũ tạng kém được nuôi dưỡng → toàn thân mệt mỏi, mạch nhu tế hoãn
-   Huyết ko dưỡng được Tâm nên Tâm huyết hư → ngủ ít, dễ hoảng sợ, hay quên, hồi hộp, đau đầu
-   Tỳ hư ko vận hoá → ăn kém, ăn ko ngon miệng, rêu lưỡi trắng
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư - thiên Hàn                              - TP: Tâm, Tỳ
- NN: Nội nhân                                               - BD: Thất miên, Đầu thống, …
Pháp: Dưỡng tâm kiện Tỳ
Phương dược: Quy tỳ thang gia vị
-   Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo → bổ khí kiện tỳ để sinh huyết                    - Đương quy dưỡng tâm huyết
-   Viễn chí thông tâm thận, định trí ninh tâm
-   Long nhãn, Phục thần, Táo nhân → dưỡng tâm, an thần                                        - Mộc hương → lý khí ôn tỳ
Phương huyệt: Bổ Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao

4. Thận âm Thận dương lưỡng hư
Triệu chứng    - Sắc mặt trắng, tinh thần uỷ mị
- Lưng gối yếu mỏi, di tinh, liệt dương
- Lưng và chân tay lạnh, sợ lạnh. Ngủ ít
- Tiểu tiện trong, tiểu nhiều lần
- Lưỡi nhạt, mạch tế vô lực
Biện chứng: Bệnh ở thời kỳ cuối, khi chính khí hao tổn cùng cực. Nguyên khí ở Thận bất túc, âm tinh khuy tổn ko có khả năng sưởi ấm, nhu dưỡng Tạng phủ kinh lạc mà gây ra các triệu chứng bệnh
Chẩn đoán      - BC: Lý – Hư - thiên Hàn                                          - TP: Thận
- NN: Nội nhân                                                           - BD: Thất miên, Đầu thống, …
Pháp: Ôn bổ thận dương, bổ thận âm, an thần, cố tinh
Phương dược: Thận khí hoàn gia giảm
-   Lục vị → tư bổ thận âm                                                      - Nhục quế, Phụ tử chế→ ôn bổ thận dương
-   Táo nhân dưỡng tâm an thần                                               - Viễn chí thông tâm thận, ích trí ninh tâm
-   Kim anh tử, Khiếm thực cố tinh sáp niệu                           - Ba kích, Thỏ ty tử bổ thận dương
-   Đại táo → bổ thận bổ huyết
Phương huyệt:           Cứu hoặc ôn châm Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Mệnh môn, Tam âm giao
Bổ Nội quan, Thần môn


BÀI 24.  LIỆT DÂY VII
1. Liệt dây VII ngoại biên do lạnh (YHCT gọi là trúng phong hàn ở kinh lạc)
Triệu chứng: Thường sau khi gặp gió lạnh, tự nhiên thấy xuất hiện các triệu chứng của liệt VII ngoại biên : mắt nhắm không kín, miệng méo, uống nước trào ra, rãnh mũi má mờ hoặc mất, nhân trung lệch, bảo bệnh nhân cười, nhe răng thấy sự mất cân đối hai bên mặt rõ hơn…. Toàn thân có hiệntượng sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù
Pháp: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc (hành khí, hoạt huyết)
Phương: Bài 1: Ké 12, Tang ký sinh 12, Q.chi 8, B.chỉ 8, Kê huyết đằng 12, Ng.tất 12, Uất kim 8, Tr.bì 8, Hương phụ 8
Bài 2: Đại tần giao thang gia giảm (Khương hoạt 8, Độc hoạt 8, Tần giao 8, Bạch chỉ 8, Trần bì 8, Ngưu tất 12, Đương quy 8, Thục địa 12, Bạch thựơc 8, Xuyên khung 8, Đẳng sâm 12, Phục linh 8, Cam thảo 6, Bạch truật 12)
-   Ngoài ra, có thể dùng các bài cổ phương khác có tác dụng khu phong tán hàn ở biểu như Quế chi thang, Ma hoàng thang gia giảm thêm các vị hành khí hoạt huyết
Châm cứu: ôn châm các huyệt:
-   Huyệt tại chỗ: Toản trúc xuyên Tình minh, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Đồng tử liêu (thái dương); Ế phong xuyên Hạ quan (Quyền liêu); Quyền liêu xuyên Nghinh hương, Địa thương xuyên Giáp xa. Nhân trung, Thừa tương, Thừa khấp
-   Huyệt toàn thân: Hợp cốc bên đối diện, Phong trì
-   Ngoài ra, nếu bị bệnh lâu nên thuỷ châm vitamin nhóm B vào các huyệt trên
Xoa bóp bấm huyệt: sử dụng các động tác đã học tác động lên mặt bên liệt (chú ý hướng tác động từ giữa sang bên), day bấm các huyệt trên

2. Liệt dây VII ngoai biên do nhiễm khuẩn: YHCT gọi là trúng phong ở kinh lạc
Triệu chứng: Bệnh nhân có các triệu chứng của liệt VII ngoại biên như: mắt nhắm không kín, miệng méo, uống nước trào ra, rãnh mũi má mờ hoặc mất, nhân trung lệch, bảo bệnh nhân cười, nhe răng thấy sự mất cân đối hai bên mặt rõ hơn…Toàn thân: có sốt, sợ nóng, rêu lưỡi trắng dầy, mạch phù sác (Chú ý: hết sốt chỉ còn các triệu chứng của liệt dây VII nên phải chú ý hỏi các triệu chứng khởi bệnh)
Pháp: Đang có sốt → khu phong, thanh nhiệt, thông kinh lạc; Hết sốt → Khu phong, bổ huyết, thông kinh lạc
Phương: Kim ngân hoa 16, Bồ công anh 12, Thổ phục linh 12, Ké 12, Xuyên khung 12, đan sâm 12, Ngưu tất 12, Trần bì 12
-   Giai đoạn hêt sốt có thể dùng bài này giảm bớt 1-2 vị khu phong, thanh nhiệt: gia thêm các vị thuốc bổ huyết như Bạch thược, Đương quy, Tang thầm, Sinh địa hoặc bài Tứ vật thang
Châm cứu:
Huyệt tại chỗ: Toản trúc xuyên Tình minh, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Đồng tử liêu (Thái dương); Ế phong xuyên Hạ quan (Quyền liêu); Quyền liêu xuyên Nghinh hương, Địa thương xuyên Giáp xa. Nhân trung, Thừa tương, Thừa khấp
Huyệt toàn thân: Phong trì, Hợp cốc đối bên, Khúc trì, Nội đình
-   Thuỷ châm vitamin C, Vitamin B
Xoa bóp bấm huyệt: sử dụng các động tác đã học tác động lên mặt bên liệt (chú ý hướng tác động từ giữa sang bên), day bấm các huyệt Khúc trì, Nội đình

3. Liệt dây VII ngoại biên do sang chấn: YHCT gọi là ứ huyết ở kinh lạc
Triệu chứng: Bệnh nhân có các triệu chứng của liệt dây VII ngoại biên (mắt nhắm không kín, miệng méo, uống nước trào ra, rãnh mũi má mờ hoặc mất, nhân trung lệch, bảo bệnh nhân cười, nhe răng thấy sự mất cân đối hai bên mặt rõ hơn…) xuất hiện sau một sang chấn như ngã, bị đánh, mổ vùng hàm mặt, xương chũm
Pháp: Hoạt huyết, hành khí
Phương: Đan sâm 12, Xuyên khung 12, Ngưu tất 12, Tô mộc 8, Uất kim 8, Chỉ xác 6, Trần bì 6, Hương phụ 6
-   Có thể dùng bài Đào hồng tứ vật gia thêm các vị hành khí như Trần bì, Hương phụ, Chỉ xác…
Châm cứu:
Huyệt tại chỗ:Toản trúc xuyên Tình minh, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Đồng tử liêu (Thái dương); Ế phong xuyên Hạ quan (Quyền liêu); Quyền liêu xuyên Nghinh hương, Địa thương xuyên Giáp xa. Nhân trung, Thừa tương, Thừa khấp
Huyệt toàn thân: huyết hải, túc tam lý
Xoa bóp – bấm huyệt: sử dụng các động tác đã học
BÀI 25.  ĐAU VAI GÁY
Bệnh danh: Lạc chẩm thống
Nguyên nhân: Phong hàn, Huyết ứ - khí trệ
Cơ chế bệnh sinh: do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch cân cơ ở vai gáy hoặc do mang vác nặng, sai tư thế gây ra huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc dẫn tới đau

1. Trúng phong hàn ở kinh lạc
Triệu chứng: đột nhiên vai gáy cứng đau, quay cổ khó, ấn vào khối cơ vùng cổ gáy thấy đau, khối cơ có cứng so với bên lành. Toàn thân sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù
Pháp: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc
Phương: Bài 1: Quế chi 8, Tang chi 12, Gừng 4, Bạch chỉ 8, Kê huyết đằng 12, Ý dĩ 12, Uất kim 8, Thiên niên kiện 8
Bài 2: Ma hoàng quế chi thang gia giảm (Quế chi 8, Tang chi 12, Gừng 4, Bạch chỉ 8, Phòng phong 8, Cam thảo 6, Đại táo12; Gia thêm Trần bì, Uất kim)
Bài 3: Quyên tý thang gia giảm (Khương hoạt 8, Phòng phong 8, Xích thược 12, Đương quy 12, Hoàng kỳ 16, Khương hoàng 12, Trích thảo 6, Đại táo 12, Sinh khương 4) Gia thêm Trần bì
Châm cứu: Cứu hoặc ôn châm Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tông, Kiên ngung, Cự cốt, Đại trữ, Phế du. Ngoài ra còn có thể châm tả 1 huyệt Tuyệt cốt, vừa châm vừa bảo bệnh nhân vận động cổ. Nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt

2. Huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc
Triệu chứng: Sau khi ngủ dậy hoặc sau khi lao động thấy vai gáy đau, vận động cổ khó, cơ vùng cổ co cứng
Pháp: Hoạt huyết, hành khí, thông kinh lạc
Phương: Đào hồng tứ vật gia giảm (Thục địa 12, Xuyên khung 12, Đương quy12, Bạch thược 12, Đào nhân 8, Hồng hoa 8, Trần bì 8, Chỉ xác 8)
Châm cứu: Cứu hoặc ôn châm Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tông, Kiên ngung, Cự cốt, Đại trữ, Phế du, Cách du. Ngoài ra còn có thể châm tả 1 huyệt Tuyệt cốt, vừa châm vừa bảo bệnh nhân vận động cổ

tác động lên mặt bên liệt (chú ý hướng tác động từ giữa sang bên), day bấm các huyệt Huyết hải, Túc tam lý

BÀI 27.  ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh danh: Đái tháo đường được miêu tả trong phạm vi chứng tiêu khát
Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh Theo lý luận của YHCT, bệnh  này xuất hiện do:          
-   Ăn nhiều đồ cay, béo, ngọt
-   Sang chấn tinh thần: chủ yếu do tạng Can
-   Bẩm tố âm hư: lao lực quá độ (phòng dục)
-   Các nguyên nhân trên tạo thành hoả nhiệt, nhiệt uất làm phần âm của các tạng phủ Phế, Vị, Thận bị hao tổn: Hoả làm Phế âm hư gây khát, Vị âm hư gây đói nhiều và người gầy, Thận âm hư ko tàng tinh hoa của ngũ cốc dẫn tới tiểu ra chất đường
Phân loại theo YHCT (3 thể):          
   + Thể thượng tiêu: khát nhiều có liên quan đến tạng Phế
   + Thể trung tiêu: đói nhiều có liên quan đến tạng Tỳ, vị
   + Thể hạ tiêu: đái nhiều có liên quan đến tạng Thận

1. Thể Thượng tiêu
Triệu chứng: Khát nhiều, miệng khô, thích uống nước mát. Tiểu nhiều ; Chất lưỡi đỏ, ko rêu hoặc ít rêu ; Mạch sác
Biện chứng:
-   Do bẩm tố tiên thiên có thể trạng âm hư cộng với thói quen ăn uống thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm trong cơ thể ngày càng hao tổn.
-   Trường hợp này là Phế âm bất túc, thói quen sinh hoạt làm Phế âm ngày càng hư suy. Phế chủ khí, chủ về thông điều thuỷ đạo, trường hợp Phế âm ko đủ → Phế cơ mất chức năng tuyên giáng, thuỷ dịch trong cơ thể ko được phân bố đều khắp cơ thể mà dồn xuống trực tiếp vào bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và số lượng nhiều → Cơ thể mất nhiều thể dịch nên có biểu hiện miệng khô và khát nước nhiều
-   Chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác đều là biểu hiện của hư nhiệt
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư - Nhiệt                                                             - TP: Phế âm hư
- NN: Nội nhân, Bất nội ngoại nhân; Tiên thiên bất túc, Thiên quý suy       - BD: Tiêu khát thể thượng tiêu
Pháp: Dưỡng âm nhuận phế, Sinh tân chỉ khát
Phương dược: Thiên hoa phấn thang (Cam sinh ngũ mạch thiên hoa)
-   Thiên hoa phấn → làm chủ quân với tác dụng ở thượng tiêu, tư âm giảm khát
-   Sinh địa → thanh huyết nhiệt
-   Mạch môn sinh tân nhuận phế táo, phế âm được bổ xung tân dịch sẽ tuyên phát toàn thân mà làm giảm triệu chứng bệnh
-   Ngũ vị tử liễm âm để sinh tân, làm giảm đi tiểu mà giữ lại được tân dịch cho cơ thể
-   Cam thảo ích khí, điều hoà vị thuốc

2. Thể Trung tiêu
Triệu chứng: - Ăn nhiều, mau đói, gầy nhiều
- Khát, tiểu nhiều, đại tiện táo
- Chất lưỡi đỏ, rêu vàng. Mạch hoạt sác
Biện chứng:
-   Do bẩm tố tiên thiên có thể trạng âm hư cộng với thói quen ăn uống thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm trong cơ thể ngày càng hao tổn.
-   Trường hợp này là vị âm hư nung đốt trung tiêu nên ăn vào mau đói, âm hư thiêu đốt làm hao tổn tân dịch nên ăn nhiều mà cơ thể vẫn gầy.
-   Tỳ và vị có quan hệ biểu lý, cùng ở trung tiêu, hỗ trợ nhau để vận hoá thuỷ cốc; Vị âm ko đầy đủ khiến công năng của tạng tỳ cũng bị ảnh hưởng khiến khả năng vận hoá thuỷ dịch bị suy giảm. Khí của tỳ thường thăng lên trên cùng với tinh hoa thuỷ cốc, Tỳ hư khiến thuỷ dịch ko giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang ra ngoài → tiểu nhiều
-   Mặt khác Tỳ khí kém cũng dẫn đến phế khí suy mà ko thông điều thuỷ đạo, cơ thể ngày càng mất tân dịch
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư - Nhiệt                         - TP: Vị âm hư
- NN: Nội nhân, Bất nội ngoại nhân              - BD: Tiêu khát thể trung tiêu
Pháp: Dưỡng vị, sinh tân, chỉ khát
Phương dược: Tăng dịch thang (Sâm sinh liên mạch thiên hoa)
-   Hoàng liên tả vị hoả, làm giảm cảm giác đói
-   Huyền sâm, Sinh địa → thanh huyết nhiệt, sinh tân nhuận táo
-   Thiên hoa phấn, Mạch môn → bổ phế và vị âm, chỉ khát

3. Thể Hạ tiêu
Triệu chứng: - Tiểu nhiều, gầy nhiều
- Miệng khát, hồi hộp, ngũ tâm phiền nhiệt
- Chất lưỡi đỏ ko rêu. Mạch tế sác
Biện chứng:
-   Do bẩm tố tiên thiên có thể trạng âm hư cộng với thói quen ăn uống thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm trong cơ thể ngày càng hao tổn.
-   Trường hợp này là thận âm hư, thận là gốc của các tạng, thận âm hư khiến các tạng đều hư suy. Âm hư sinh nội nhiệt mà khiến ngũ tâm phiền nhiệt, mạch tế mà sác
-   Thận chủ thuỷ, thận suy thì chức năng khí hoá rối loạn, BQ ko được chế ước nên tiểu nhiều
Chẩn đoán      - BC: Lý - Hư - Nhiệt                         - TP: Thận âm hư
- NN: Nội nhân, Bất nội ngoại nhân              - BD: Tiêu khát thể hạ tiêu
Pháp: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt
Phương dược: Lục vị địa hoàng gia giảm
-   Sinh địa, Kỷ tử lương huyết, ích thận thuỷ
-   Hoài sơn → hỗ trợ công năng của tỳ vị
-   Sơn thù, Đan bì → thanh nhiệt ở can kinh, vì thận âm hư sẽ dẫn tới can âm hư
-   Thạch hộc, Sa sâm bổ phế âm
-   Thiên hoa phấn sinh tân chỉ khát
Cả bài thuốc có vị ngọt tính lương tác dụng tráng thuỷ. Thận thuỷ khoẻ mạnh thì hư nhiệt sẽ tự hết mà chứng tiêu khát cũng giảm
Gia giảm - Khát nước nhiều, tạm thời có thể thêm Thạch cao
- Tiểu nhiều thêm Tang phiêu tiêu, Ngũ vị tử
Ở giai đoạn sau của bệnh, khi phần âm bị hao tổn nhiều làm dương khí dần suy giảm, các triệu chứng LS điển hình của chứng tiêu khát dần bị lu mờ, thay vào đó, b/n sẽ có các biểu hiện của Thận dương hư hoặc Thận âm-Thận dương lưỡng hư. Đây là thể bệnh khá phổ biến trên lâm sàng hiện nay → Pháp Ôn bổ thận dương, sáp niệu. → Phương: Bát vị quế phụ gia giảm
BÀI 28:CẢM MẠO, CÚM
-     Cảm mạo và cúm xuất hiện bốn mùa, hay gặp nhất về mùa đông xuân, vì hàn tà nhiều và chính khí kém, cúm hay phát thành dịch. Phong hàn gây ra cảm mạo, phong nhiệt gây ra cúm. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào phần bì mao, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế, kèm thêm vệ khí bị trở ngại mà phát sinh bệnh.

Cảm mạo phong hàn
Triệu chứng: Mệt mỏi, sốt, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, ko có mồ hôi, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù (mạch do phong). Nếu kèm thêm thấp thì người nặng nề, các khớp xương rức mỏi.
Pháp: Tân ôn giải biểu (Phát tán phong hàn), nếu kèm theo thấp thì trừ phong thấp.
Phương dược: Bài 4: Cửu vị khương hoạt thang Khương hoạt 6; Phòng phong 6; Thương truật 6; Tế tân 6; Xuyên khung 8; Bạch chỉ 8; Sinh địa 8; Hoàng cầm 8; Cam thảo 6. Tán nhỏ thành bột, ngày dùng 8-12g hoặc sắc uống
Bài 1: Hương tô tán gia giảm (Hương phụ 80; Tử tô 80; Tr.bì 40; C.thảo 20. Tán bột, uống một ngày 20g (có thể sắc uống
Bài 2: Ma hoàng thang gia giảm (Ma hoàng 6; Hạnh nhân 8; Quế chi 4; Cam thảo 4. Sắc uống ngày một thang.
-  Nếu kèm thêm thấp: người đau rức mỏi, đau các khớp → dùng bài
Bài 3: Kinh phong bại độc tán gia giảm (Kinh giới 6; Phòng phong 8; Khương hoạt 6, Độc hoạt 8; Xuyên khung 6; Sài hồ 8; Tiền hồ 8; Chỉ xác 6, Cát cánh 10; Phục linh 12; Cam thảo 4. Tán bột, ngày dùng 12-20g
Châm cứu       - Châm Phong môn, Hợp cốc, Khúc trì
- Nhức đầu: Bách hội, Thái dương     ; Ho: Xích trạch, Thái uyên   ; Ngạt mũi: Nghinh hương
Xoa bóp bấm huyệt:  - Xoa bóp vùng đầu, cổ chủ yếu với các động tác: Xát, xoa, day, ấn, miết, phân, hợp
      - Bấm các huyệt: Phong trì, Bách hội, Thái dương, Ấn đường, Nghinh hương
Nấu nước xông với ba loại lá: - Lá có tinh dầu, sát trùng đường hô hấp: Chanh, Bưởi, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Sả…
       - Lá có tác dụng hạ sốt: Lá tre, Lá duối, Lá khoai lang …
       - Lá có tác dụng kháng sinh: Hành, Tỏi….

Cúm phong nhiệt
Triệu chứng: Mệt mỏi, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, nặng đầu, đau mỏi mình mẩy, miệng khô, mũi khô có thể chảy máu cam, ho có đờm, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác….
Pháp: Tân lương giải biểu (Phát tán phong nhiệt)
Phương dược: Bài 4: Ngân kiều tán (Kim ngân 40, Liên kiều 40; Kinh giới tuệ 16; Bạc hà 24; Đậu xị 20; Ngưu bàng tử 24; Cát cánh 24; C.thảo 20; Lá tre 40. Tán bột, lấy 24g sắc nước uống. Mỗi ngày có thể uống 3 – 4 lần, tuỳ bệnh nặng nhẹ, Có thể dùng thuốc sắc, liều thích hợp)
Bài 1: Bột thanh hao địa liền (Thanh hao 80 Địa liền 40; Cà gai 40; Tía tô 40; Kinh giới 80; Kim ngân 80; Gừng 20. Tán bột, mỗi ngày uống 16-20)
Bài 2: Bột kinh giới thạch cao (Kinh giới 60; Thạch cao 60; Bạc hà 60; Phác tiêu 15; Phèn chua phi 30. Tán bột mỗi ngày uống 4-8g chia 2 lần)
Bài 3: Tang cúc ẩm gia giảm (Tang diệp 10; Cúc hoa 4; Bạc hà 4; Cát cánh 8, Hạnh nhân 8; Liên kiều; Rễ sậy 6; Cam thảo 4. Sắc uống, mỗi ngày có thể uống 2 thang)
Châm cứu:     - Châm các huyệt: Phong trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Khúc trì
- Nhức đầu: Bách hội, Thái dương; Chảy máu cam: Nghinh hương
Xoa bóp bấm huyệt: - Xoa bóp vùng đầu, cổ chủ yếu với các động tác: Xát, xoa, day, ấn, miết, phân, hợp
     - Bấm các huyệt: Phong trì, Bách hội, Thái dương, Ấn đường, Nghinh hương
Nấu nước xông với ba loại lá:          - Lá có tinh dầu, sát trùng đường hô hấp: Chanh, Bưởi, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Sả…
- Lá có tác dụng hạ sốt: Lá tre, Lá duối, Lá khoai lang …
- Lá có tác dụng kháng sinh: Hành, Tỏi….

Phòng bệnh và chăm sóc
Phòng bệnh    - Phòng đặc hiệu: Tiêm vaccin phòng cúm. Hiện nay vẫn chưa có thuốc tiêm chủng rộng rãi, chỉ mới tiêm cho một số người có nguy cơ cao
- Phòng không đặc hiệu
   +  Phát hiện và cách ly sớm bệnh nhân hạn chế lây lan
   +  Tránh lao động quá sức, nhiễm lạnh.
   +  Nâng cao thể trạng nhằm nâng cao chính khí, hạn chế tà khí xâm phạm gây bệnh
   +  Mang khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân. Khử trùng mũi họng bằng nước muối, thuốc sát trùng.
Chăm sóc: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu (Cháo hành, Tía tô). nấu nước xông, tránh thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước tăng cường các loại sinh tố (Nước hoa quả).



BÀI 29  SỐT XUẤT HUYẾT
Thể sốt cao có chảy máu
Triệu chứng: Sốt cao, mặt đỏ, miệng khát, có khi nôn mửa, đau đầu, nhức khung mắt. Lưng, tay chân có điểm xuất huyết hoặc chảy máu cam, có hạch ở nách, bẹn, ống cánh tay, mạch phù sác hoặc hồng đại.
Pháp: Thanh nhiệt giải độc, tả hoả, cầm máu
Phương dược:
Bài 1: Lá tre 20; Hạ khô thảo 20; Rễ cỏ tranh 16; Cỏ nhọ nồi 16; Trắc bá diệp 16. Sắc vừa đủ 300 ml. Uống trong 1 ngày
Bài 2: Kim ngân hoa 20; Liên kiều 12; H.cầm 12; Rễ có tranh 20; Cỏ nhọ nồi 16; Hoa hoè 16; Chi tử 8.
Khát nước thêm Huyền sâm, Sinh địa 12. Sốt cao thêm Tri mẫu 8
Châm cứu: Khúc trì, Hợp cốc, Đại truỳ, Nội đình

Thể huyết áp tụt (Khí âm đều hư)
Triệu chứng: Đang sốt cao hoặc sốt có giảm, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, người mệt mỏi, li bì hoặc vật vã, chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác.
Pháp: Bổ khí sinh tân dịch
Phương dược:
Bài 1: Huyết áp hạ ít dùng (Bạch truật 20; Đẳng sâm 20; Mạch môn 12; Thục địa 12)
Bài 2: Nếu huyết áp hạ nhiều dùng bài Sinh mạch tán gia giảm (Nhân sâm 8; Ngũ vị tử 8; Mạch môn 8; Long cốt 20; Mẫu lệ nung 20; Phụ tử chế 4; Thục địa 16)
Châm cứu: Châm bổ hay cứu Quan nguyên, Khí hải, Nội quan, Túc tam lý

Thời kỳ hồi phục:
-     Thời kỳ này chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Nếu dùng thuốc thì dùng các thuốc bổ khí Đẳng sâm, Hoài sơn, Bạch truật phối hợp với các thuốc bổ âm như Mạch môn, Sa sâm để tăng sức lực và bồi bổ phần tân dịch bị mất sau một thời gian sốt cao kéo dài.

Phòng bệnh và chăm sóc
Phòng bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như thuốc phòng ngừa. Vùng hay có dịch sử dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
-     Chú ý các biện pháp vệ sinh môi trường, dọn dẹp nơi bùn lầy nước đọng xung quanh nhà, khơi thông cống rãnh, nhà cửa thoáng sạch,
-     Diệt trung gian truyền bệnh: loăng quăng bằng hoá chất hoặc thả cá, phun thuốc diệt muỗi
-     Ngăn cản muỗi đốt người: hun khói, hương muỗi, nằm màn, …
Chăm sóc: Sốt xuất huyết thường gây sốt cao, chán ăn, nôn mửa, … cần được bồi hoàn nước và điện giải đầy đủ, tránh tình trạng thiếu nước. Cách bồi hoàn tốt nhất là qua đường uống bằng dung dịch ORS hoặc nước trái cây.
-     Trẻ em đề phòng co giật nên dùng thuốc hạ nhiệt để tránh nguy cơ này.
-     Cần theo dõi sát để phát hiện các biến chứng sớm của sock, chủ yếu theo dõi tinh thần, mạch và huyết áp
-     B/n cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước