TT HCM


Câu 1: Đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh? Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay?
a. ( ĐĐKDT) là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
HCM chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp đựơc tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối ĐĐKDT  bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng HCM, ĐĐKDT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cáchmạng.
Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối ĐĐK toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp hợp lý với từng đối tượng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, song ĐĐKDT phải luôn luông đựoc nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.
Chính sách Mặt trận của Đảng ta và chủ tịch HCM đặt ra là để thực hiện ĐĐKDT. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách Mặt trận đúng đắn, đảng ta và chủ tịch HCM đã xây dựng thành công khối ĐĐKDT, đưa cách mạng VN giành đựoc nhiều thắng lợi to lớn. HCM viết: “ Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
Đoàn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành đựoc thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN và trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc”.
Từ thực tiễn như vậy, HCM đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết:
Đoàn kết làm ra sức mạnh. HCM rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này. Người viết: “ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó”. Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi. đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi. Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”.
“ Bây giờ còn một điểm rất quan trong, cũng là điểm mẹ. Đỉêm này mà thực hiện tột nhất thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”>
“Đoàn kết đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”.
b.ĐĐKDT là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
Trong tư tưởng HCM, yêu nứoc – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải đựoc xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải đựoc quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực đường lối, chủ trương,chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao Động Việt Nam ngày 3 tháng 3 năm 1951, HCM đã thay mặt Đảng tuyên bố trứoc toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ: : Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng, vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là nơi ở quần chúng; phải thấm nhuần lời dày “ dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
ĐĐKDT là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng. Bởi cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể oá thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối ĐĐKDT. Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, HCM chỉ rõ: “ Trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi hỏi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích của tuyên truyền huấn luyên là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba la đấu tranh thống nhất nước nhà”.
HCM còn chỉ ra rằng, ĐĐKDT không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nghiệp vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội  mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, thành hiện thực có tổ chức thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

Câu 2: Nội dung đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh?
a. ĐĐKDT là đại đoàn kết toàn dân
Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, HCM đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, thu phục lòng người. Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn. HCM thường dùng khái niệm này để chỉ “ mọi con dân nước Việt”, “ mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt “ già, trẻ, gái, trai, giầu nghèo, quý tiện”. Như vậy, dân và nhân dân trong tư tưởng HCM vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối ĐĐKDT và ĐĐKDT thực chất là ĐĐK toàn dân.
Nói ĐĐKDT, cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Theo ý nghĩa đó, nội hàm khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng HCM rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng xã hội của dân tộc nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới… HCM đã nhiều lần nói : “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài…Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “ta” ở đây là chủ thể, vừa là Đảng cộng Sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung.
Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối ĐĐK toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giai cấp – dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thànhvà sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi như vậy, HCM đã định hướng cho sự việc xây dựng khối ĐĐK toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc, tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng XHCN.
b.Thực hiện ĐĐK toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc; đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.
Để xây dựng  khối ĐĐK toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành,củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ từ thời các vua Hùng dựng nước tới Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch hoạ, làm cho đất nước đựơc trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. HCM chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu…Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết: “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa đựoc, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng cả năm ngón đều thuộc về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết. Người cho rằng, “ Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình nhân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
Lòng khoan dung độ lượng ở HCM không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải. Người tuyên bố: “ Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người tha thiết kêu gọi tất cả những ai có lòng yêu nứoc, không phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng, chính kiến và trước đây đã từng đứng về phe nào, hay cùng nhau đoàn kết vì nước vì dân. Để thực hiện được đoàn kết, cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Người cho rằng, trong mỗi con người Việt nam, “ ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước đó có khi bị bụi bậm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì lòng yêu nước đó lại bộc lộ. Với niềm tin vào sự hướng thiện của con người vì lợi ích tối co của dân tộc, HCM đã chân thành lôi kéo, tập hợp đựoc chung quanh mình nhiều người trước đay vốn là quan đại thần của nam triều cũ như: Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại…vào khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện để họ có đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.
Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Với HCM, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “ nước lấy dân làm gốc”, “ chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý macxit “ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Theo Người, DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận. Trong bài Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn quốc, tháng 1 năm 1955, Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.













Câu 3: Quan điểm Hồ Chí Minh. Anh ( chị) hãy làm rõ chuẩn mực đạo đức của người cách mạng? Liên hệ với bản thân?
-Trung với nước, hiếu với dân
“Trung và hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống VN và phương đông, phản ánh những mối quan hệ lớn nhất, và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất “ Trung với vua, hiếu với cha mẹ”.
HCM đã mượn được khái niệm “ trung, hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới: “Trung với nước, hiếu với dân”,tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chồng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững đựơc dưới đất, đầu ngửng lên trời”.
HCM cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nứơc của dân, còn dân lại là chủ nhân của nước; bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là “ quan cách mạng”.
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Để làm đựơc như vậy, phải gần dân và lấy dân làm gốc. đối với cán bộ lãnh đạo, HCM yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
-Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức HCM. HCM chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nên ra cần, kiệm,, liêm, chính, nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm cho nhân dân theo là để đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.
Cũng như khái niệm “trung, hiếu”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được HCM lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu caaif cách mạng.
-Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Yêu thương con người được HCM xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giầu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấp và hạnh phúc cho con người.
Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức bóc lột không phân biệt mầu da, dân tộc. Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến XHCN và CNCS. Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, an hem…Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giầu lòng vị tha với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền con người, nâng cao người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ dĩ hòa vi quý, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Người dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Leenin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Leenin được”. Trong di chúc, Người căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
-Có tinh thần quốc tế trong sáng
Có chủ nghĩa quốc tế là một  trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng HCM rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa hẹp hòi, sovanh, biệt lập và chủ nghĩa bành chướng bá quyền…HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình.
Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh  em. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, HCM đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân VN và nhân dân thế giới. Đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.

Câu 4: Bằng kiến thức đã học hãy phân tích phẩm chất đạo đức : “cần – kiệm – liêm- chính- chí công vô tư và yêu thương con người sống có tình nghĩa”? vận dụng việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của bản thân ?
a.Phân tích phẩm chất đạo đức:
-Cần là tính siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.
-Kiệm là tiết kiệm ( tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của cải…) của nước, của dân, “ không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
-Liêm là luôn luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch, không tham lam” tiền của, địa vị, danh tiếng.
-Chính là thẳng thắn, đứng đắn. Người đưa ra một số yêu cầu: Đối với mình – không được tự cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa cái dở của mình. Đối với người – không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, không dối trá. Đối với việc – phải để việc công lên trên, lên trước, việc nhỏ, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác, việc nhỏ mấy cũng tránh.
HCM chỉ ra rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là những người thực hành trước để làm kiểu mẫu cho dân. Người cho rằng, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hạn. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Đối với mọt quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giầu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước.
-Chí công vô tư, là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc,  “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Theo HCM, chủ nghĩa cá nhân là vết tích của xã hội cũ, đó là lối sống ích kỷ, chỉ biết có riêng mình, thu vén cho riêng minh, chỉ thấy công lao của mình mà quên mất công lao của người khác. Chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của đế quốc; là một thứ vi trùng rất độc. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như: quan lieu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, coi thường tập thể, tự cao tự đại, độc đoán chuyên quyền…Đó “là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc”. HCM cho rằng, chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
-Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Yêu thương con người được HCM xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giầu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấp và hạnh phúc cho con người.
Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức bóc lột không phân biệt mầu da, dân tộc. Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến XHCN và CNCS. Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, an hem…Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giầu lòng vị tha với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền con người, nâng cao người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ dĩ hòa vi quý, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Người dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Leenin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Leenin được”. Trong di chúc, Người căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
b. vận dụng việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của bản thân
( tự làm…)

Câu 5: Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới “ nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức” ? Anh chị vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong quá trình rèn luyện đạo đức bản thân?
a.Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới “ nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:
-Nói đi đôi với làm, HCM coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Điều này được HCM khẳng định từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX trong tác phẩm Đường cách mệnh. Bản thân HCM là tấm gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đứcHCM – đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lấp hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm. Ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, HCM đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ, “ vác mặt làm quan cách mạng”, nói mà không làm. Sau này, Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan lieu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên, “ miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “ phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”, làm tổn hại uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhân dân.
-Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. HCM đã có lần chỉ rõ: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giầu tình cảm. và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Về ý nghĩa đó,HCM đã đào tạo các thế hệ cách mạng VN không chỉ bằng lý luận cách mạng tiền phong, mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.
HCM cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “ đạo làm gương”. Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Để làm gương như thế, phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong học tập.. bởi theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả.Không nhận thức được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”. Người nói “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”.
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rất rộng, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn dân.
b.vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong quá trình rèn luyện đạo đức bản thân
( tự làm…)




Câu 6: Một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới là : phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Hãy trình bày và vận dụng nó trong quá trình rèn luyện đạo đức bản thân?
a.nguyên tắc xây dựng đạo đức mới là : phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người. HCM chỉ ra rằng, phải làm thế nào đó để mỗi người tự nhân thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là một việc “ sung sướng vẻ vang nhất trên đời”. Người nhắc lại luận điểm của Khổng Tử “ chính tâm, tu thân…” và chỉ rõ: “Chính tâm, tu thân tức là cải tạo. Carii tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một công việc dễ dàng…Dù khó khăn gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”.
Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới bộc lộ rõ nhưng giá trị của mình. Do vậy, đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thoongqua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hàng ngày. HCM đưa ra một lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
b.trình bày và vận dụng nó trong quá trình rèn luyện đạo đức bản thân:
( tự làm…)

Câu 7: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”?
“Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng, HCM rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo rèn luyện con người. Người nói đến “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng CNXH là những quan điểm tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách Nó liên quan đến nhiệm vụ “ trước hết cần có những con người CNXH” và “ trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người.
Như vậy,  con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
+Con người XHCN đương nhiên phải do CNXH tạo ra. Nhưng ở đây trên con đường tiến lên CNXH thì “ trước hết cần có những con người CNXH”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặtra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới CNXH, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một quá trình lâu dài không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về  trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người.
+Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng CNXH. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “ xây dựng CNXH” và “ con người CNXH”.
+Quan niệm của HCM về con người mới CNXH có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống ( VN và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng CNXH; có đạo đức CNXH, có trí tuệ bản lĩnh để làm chủ ( bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…); có tác phong CNXH, có lòng nhân ái vị tha, độ lượng.
-Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển KT-XH.
Để  thực hiện chiến lược “ trồng người”, cần có nhiều biện pháp, như giáo dục – đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống CNXH lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau trong đó “đức” là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm..Có như vậy mới có thể “ học để làm người”.
“Trồng người” là công việc “ trăm năm”, không thể nóng vội “ một sớm một chiều”, không phải làm một lúc mới xong, cũng không phả tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. HCM cho rằng: “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

Câu 8: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò con người? Với cương vị công tác của mình anh chị đóng góp như thế nào trong việc chăm sóc để phát huy nhân tố con người?
a.Vai trò con người
-Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo HCM, “ trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Vì vậy, “ vô luận việc gì đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “ việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. HCM tổng kết gán gọn: dân ta tốt lắm.Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đầy, hy sinh đến việc dân nhường cơm,  xẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội, và cán bộ cách mạng
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “ giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng. HCM có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Nhân dân ta là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.
-Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
Vì sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, HCM thấy rõ yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội.Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Năm 1911, giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, Người ra đi với ý chí “ quyết giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào”. Người xác định rõ trách nhiệm của Người cũng là của Đảng và Chính phủ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Ở HCM, có sự cảm nhận, thông cảm sâu sắc với thân phận những người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không phải là sự thông cảm kiểu tôn giáo; ngược lại, Người có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm hết sức để xây dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hanh phúc cho con người. Người xác định con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Sauk hi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì:. Vì vậy, chún ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở, Làm cho dân có học hành. Đến Di chúc, Người viết “đầu tiên là công việc đối với con người”.
Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương đường lối, chính sách của đảng, chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi ích cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân – dù nhỏ mấy – ta phải hết sức tránh.
HCM có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, HCM nhận rõ: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người XHCN”, “có dan thì có tất cả”…
Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng,và Chính phủ. HCM chỉ rõ: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô đích. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.
 HCM tin ở dân còn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Đã là người cộng sản thì phải tin vào quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho người cộng sản. Người nói: dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Trong khí giữ vữn niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh: xa nhân dân, kinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân. Không yêu thương và tin tưởng nhân dân là nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm – bệnh quan lieu, mệnh lệnh. Bệnh này sẽ dẫn đến kết quả là “hỏng việc”.
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Nhà nước mới theo tư twowngrHCM lấy công – nông – trí làm nền tảng. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp công nhân. Chỉ có giai cấp công nhân với nhữngđặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy, giai cấp công nhân chỉ có liên linh với giai cấp nông dân và gắn bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hùng mạnh.
Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc VN…Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người.
Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
Giữa con người – mục tiêu và con người – động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người – động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người – động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức. Đó là chủ nghĩa cá nhân, Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: thói quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không dám nói, không dám làm, không dám đề ra ý kiến, tóm lại không dám đổi mới và sáng tạo.
b. Với cương vị công tác của mình anh chị đóng góp như thế nào trong việc chăm sóc để phát huy nhân tố con người
( tự làm…)






Câu 10: Trình bày khái niệm văn hóa và các chức năng cơ bản của văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh?
1.Khái niệm văn hoá:
  Khái niệm “ văn hoá” có hội hàm phong phú và ngoại diện rất rộng. Chính vì vậy, đã có đến hàng trăm định nghĩa về văn hoá. Tháng 8 – 1943, khi còn trong nhà tùcủa Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên HCM đưa ra một định nghĩa của mình về văn hoá. Điều thú vị là định nghĩa của HCM có rất nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hoá.
Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn.
Với định nghĩa này, HCM đã khắc phục đựoc quan niệm phiến diện về văn hoá trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hợc chỉ đề cập đến trong lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn…Trên thực tế, văn hoá bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.
2.Quan điểm về chức năng của văn hoá
Chức năng của văn hoá rất phong phú đa dạng. HCM cho rằng, văn hoá có ba chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao qúy nhất của văn hoá là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hoá phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc.
Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc. Đối với nhân dân VN, đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với  CNXH. Một khi lý tưởng này phai nhạt thì không thể nói đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, HCM đã chỉ ra chức năng hàng đầu của văn hoá là phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do; phải làm thế nào cho ai cũng “ có tinh thàn vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích riêng”.
Tình cảm lớn, theo HCM là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người; yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đoạ…Tình cảm đó được thể hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương; với bạn bè, an hem, đồng chí…Thông qua các mối quan hệ tốt đẹp, văn hoá phải góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin vào bản thân, tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân và tin vào tiền đồ của cách mạng.
Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
Nói đến văn hoá là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học – kỹ thuật, thực tiễn VN và thế giới…Vấn đề nâng cao dân trí thực sự chỉ có thể thực hiện sau khi chính trị đã đựoc giải phóng, toàn bộ chính quyền đã về tay nhân dân. Mục tiêu nâng cao dân trí của văn hoá trong từng giai đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng. Song tất cả điều hướng vào mục tiêu chung là độc lập dân tộc và CNXH.Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùng Đảng”…biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nứơc văn hoá cao và đời sống vui tươi hạnh phúc”. Đó cũng là mục tiêu “ dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng ta đã vạch ra trong công cuộc đổi mới. Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Phẩm chất và phong cách thường có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi người thường có nhiều phẩm chất, trong đó có phẩm chất chung và phẩm chất riêng, tuỳ theo nghề nghiệp, vị trí công tác. Các phẩm chất thường được thể hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt, làm việc, lối ứng xử trong đời sống…Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, HCM đã đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tự tu dưỡng. đối với cán bộ, đảng viên, HCM đặc biệt quan tâm đến phẩm chất đạo đức – chính trị. Bởi vì, nếu không có những phẩm chất này thì họ không thể hoànthành được nhiệm vụ cáchmạng, không thể biến lý tưởng thành hiện thực.
Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Văn hoá giúp con người hìnhthành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ. Từ đó giúp con người phấn đấu làm cho cái tốt đẹp, lành mạnh càng tăng, càng nhiều, cái lạc hậu, bảo thủ ngày càng giảm, vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để hoàn thiện bản thân. Với ý nghĩ đó, HCM đã chỉ rõ: Phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoax a xỉ; văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.