Phụ khoa


BÀI 1
A/ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ:
Sách nội kinh có miêu tả khái quát đặc điểm sinh lý của PN từ khi phát dục đến khi suy tàn:
-7 tuổi:Thận khí thịnh,thay răng tóc dài.
-14 tuổi(2*7):Thiên quý đến mạch nhâm thông,mạch xung thịnh,có kinh nguyệt và có khả năng có con.
-21 tuổi (3*7):mạch nhâm thông,mạch xung thịnh có khả năng có con.
-28 tuổi(4*7):Cơ thể cương tráng,gân cốt mạnh.
-35 tuổi (5*7):Dương minh mạch suy,da nhăn tóc dụng
-42 tuổi (6*7): Tam dương mạch suy,da nhăn tóc bạc
-49 tuổi (7*7):Nhâm mạch hư,thái xung mạch suy,thiên quý kiệt,địa đạo không thông nên khó có khả năng có con.
I.Thận khí hư:
Thận là gốc của tiên thiên là nguồn của sinh khí,là khí bẩm thụ tiên thiên tạo thành bởi sự kết hợp tinh huyết của bố mẹ,có tác dụng thucfs đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của mỗi người.
Thận khí được tinh hậu thiên nuôi dưỡng,tinh huyết của hậu thiên đầy đủ thì thận khí vượng ngược lại thì thận khí sẽ suy yếu nếu tinh huyết của hậu thiên không đầy đủ.
II.Thiên quý:
Ngòa tân dịch,khí ,huyết,tinh ra trong cơ thể con người còn 1 chất là nguyên âm,không nhìn thấy bằng mắt được(Thiên quý)nhưng nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cơ thể (dị trưởng)điều hòa KN và sự sinh sản của con người.Thiên quý được sinh ra khi thận khí đã thịnh,ở PN khi 14 tuổi Thận khí thịnh thiên quý đến làm mạch nhâm thông,mạch xung thịnh thì PN có KN và có con.
Dến 49 tuổi thiên quý kiệt ,mạch nhâm thái xung suy ,địa đạo không thông nên khó có con.
III.Vai trò của 4 mạch xung,nhâm ,đốc,đới trong phụ khoa.
-Mạch xung:là nơi hội tụ khí huyết của 12 kinh,là bể của 5 tạng,6 phủ.Mạch xung bắt đầu từ hội âm gắn với dạ con vì vậy có can hệ tới KN,thai sản(Sung vi huyết hải).
-Mạch nhâm:Chủ các kinh âm trong cơ thể là bể của các kinh âm,chủ bào cung.Mạch nhâm cũng bắt đầu từ hội âm,gắn với hội âm và có liên quan tới KN,thai sản.
-mạch đốc:Chủ các kinh Dương,là bể của các kinh dương(Đốc mạch là dương mạch chi hải).Mạch đốc cũng bắt nguồn từ hội aamvaf thông qua xung nhâm có liên quan tới KN,thai sản.
-mạch đới:Giống như thắt lưng,gắn bó,hoạt động của các kinh mach với nhau.Nhất là quan hệ của mạch xung,nhâm,đốc.
   Mạch nhâm chủ âm,mạch đốc chủ dương để duy trì sự điều hòa âm dương trong cơ thể.mạch đới thì ràng buộc để giữ mối quan hệ giữa các mạch .nếu công năng ấy không diều hòa là cho 3 mạch xung nhâm đốc bị rối loạn sẽ gây bệnh phụ khoa :khí hư, đới hạ,vô sinh.
IV.vai trò của 5 tạng:
Ơ người PN có Kn chủ yếu do 2 mạch xung nhâm,nhưng cũng có quan hệ chặt chẽ với 5 tạng.Kn do Huyết biến hóa mà tâm chủ huyết,can tàng huyết,tỳ thống nhiếp huyết đều là nguồn suối cho sự cung ứng ấy.Thận tàng tinh chủ tủy,huyết do tinh tủy sinh ra,phế chủ khí,phế triều bách mạch,can dự mọi sự tuần hoàn vận chuyển chất tinh vi.như 5 tạng đều có tác dụng trực tiếp với huyết và sinh hóa,tàng trữ,thống nhiếp,diều hòa,vận chuyển huyết.chức năng 5 tạng điều hòa,huyết mạch lưu thông thì KN đúng kì.
V.Kinh Nguyệt:
- Mỗi tháng thấy kinh 1 lần là KN .3 thang thấy 1 lần là cự kinh.1 năm thấy 1 lần là tỵ niên.
-không có kinh mà vẫn có con là ám kinh.
-Có thai ra ít máu theo chu kì ,thai phát triển bình thường là khích kinh.
Có kinh là do thận khí thịnh,Thien quý đến mạch nhâm thông,mạch thái xung thịnh,bào cung thay đổi dẫn dến có kinhvaf có quan hệ trực tiếp với ngũ tạng.
-Tiền mãn kinh:có 1 giai đoạn rối loạn KN kèm T/C bốc nóng,dễ cáu gắt,ngủ kém,ăn không ngon miệng.Trước và trong lúc hành kinh có thể chướng bụng dưới,đau lưng,váng đầu,tính tình hơi thay đổi.Nếu không nghiêm trọng thì không cần diều trị.
VI.Thai sản:
Thai:Nam nữ đến tuổi dậy thì thì có quan hệ tình dục có thể có thai(lưỡng thần tương tác hợp nhi thành hình)
Thai nằm và phát triển trong bào cung được âm huyết của mẹ nuôi dưỡng,âm huyết do 2 mạch xung nhâm cung cấp do đó mang thai không có kinh(âm huyết dùng nuôi thai).Dịch âm đạo tăng,vú to dần ,quầng thâm chuẩn bị sữa cho thai ni ra đời.Thai lớn dần trong bào cung sau 4 tháng thai máy,9 tháng 10 ngày sinh nở.
Thời kì mang thai do thai khí nghịch ảnh hưởng đến tỳ vị,có hiện tượng buồn nôn,nôn (ác trở).Thèm ăn khác thường.
Thời gian cuối :có thể đái nhiều ,táo bón,phù chân.Cần theo dõi câ nặng và T/C bất thường đẻ chữa kịp thời(Tăng HA, sản giật..)
 1.Sản:sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường Hải Thượng Lãn Ông ghi 10 điều dăn day khi sinh đẻ:trong đó cần lưu ý
-Đến lúc đẻ cần tự nhiên,không thúc dục,cưỡng bách.
-Để thần trí yên ổn không lo sợ
-Không rặn sớm vô ích,mất sức hại cho cả mẹ cả con.
*.N/N đẻ khó.
  Nhàn rỗi quá,bồi dưỡng quá nhiều,dâm dục quá độ,hoài ngi,lo sợ.đuối sức,nhút nhát.
   Trong qua trình chuyển dạ thấy đau bụng từng cơn,mạnh và mau dần kéo dài 7-8h là cuộc đẻ bình thường.Còn ngôi ở cao,cơn đau bụng rối loạn và ối vỡ sớm,ngôi ngang là bất thường.
 2.Hậu Sản:
-Sau khi đẻ vú tiết sữa:Kinh và sữa đều bắt nguồn từ thức ăn.Tinh hoa của thức ăn chuyển hóa về tâm(màu đỏ của tân hỏa)qua phế dồn về mạch xung nhâm thành sữa.
-Sau khi đẻ tinh hoa thức ăn thành sữa(sắc trắng của phế kim )nên không có kinh.
  Ngày đầu sau sinh thường phát sốt sợ rét,đổ mồ hôi,mạch trì hoãn là do lúc sinh hao tổn khí huyết.nếu các T/C nhanh chóng giảm mà không tiến triển nghiêm trọng thì không coi là bệnh lý.
  Sau khi sinh âm đạo chảy ra huyết hôi (Sản dịch) giảm dần khoảng 13 ngày thì hết có kèm theo đau bụng dưới từng cơn (co hồi tử cung)
  Sau khi sinh nằm nghỉ và vận đọng nhẹ nhàng tại chỗ 100 ngày (ỏ cữ) cho con bú và không thấy hành kinh,cơ thể dần hồi phục và trở về bình thường và khó thụ thai (không tuyệt đối).
B/ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ:
I.N/N:
1.Nội nhân:sinh ra do sự thay đỏi của 7 thứ tình chí:hỉ,nộ,ưu,bi,khủng,kinh trong đó lo,buồn,nghĩ,giận,hờn là nguyên nhân chính.Khi thất tình phần nhiều làm hại khí,khí là soái của huyết.khí không điều hòa thì mọi bệnh từ đó mà sinh ra.
  Nội kinh âm dương biện luận có chép:Bệnh kinh dương minh phát ra ở tâm,tỳ,đàn bà với sự uẩn khúc bên trong nên kinh bị bế tắc.
2.Ngoại nhân:do lục dam ảnh hưởng tới sức khỏe con người:Trong đó hàn,nhiệt,thấp là nguyên nhân chính gây nên các bệnh phụ khoa.PN lấy huyết làm chủ,gặp nhiệt thì lưu thông,gặp hàn thì ngưng trệ.
  Nhiệt cực thì bức huyết vọng hành gây băng kinh,băng huyết,rong kinh,nôn mửa hoặc đại tiện máu,đái máu trước khi thấy hành kinh.Hàn quá thì ngưng nên thương gây vô kinh.thống kinh,bế kinh.
  Nếu thấp uất đọng thường sinh bệnh đới hạ.
3. Bất nội ngoại nhân:
Do ăn uống không điều độ,chửa đẻ,nạo sảy thai nhiều,mất vệ sinh khi ăn uống,khi giao hợp,lấy chồng sớm,lao động quá sức sinh bệnh.
  Nội kinh phúc kinh luận chép:bệnh huyết khô là vì nuôi trẻ bị mất nhiều,hoặc ăn nhậu say sưa mà hành phòng làm cho khí kiệt,can huyết bị tổn hại làm cho kinh nguyệt mất nguồn mà không thành.
  Chu bbeenhj nguyên hậu luận viết:Đang lúc hành kinh mà giao hợp thì mạch máu co lại,không ra sinh chứng nặng vùng hạ vị,ngực lưng co thắt,aty chân buồn mỏi,huyết kinh bế lại nên kinh nguyệt thất thường
  Tham dâm vô độ :là yếu tố quan trong gây bệnh vì mỗi lần giao hợp mạch xung bị hao nên ảnh hưởng đến kinh đới thai sản.CHU ĐAN KHÊ chủ trương “hạn chế tình dục để phòng bệnh”.
II.Cơ chế bệnh sinh:
1.khí huyết không đều:
PN lấy huyết làm gốc.khi hành kinh,sinh con,nuôi cđều mất huyết,cơ thẻ dễ sinh bệnh.vì vậy PN :Huyết thường bất túc khí thường hữu dư.Khí huyết không điều hòa gây bệnh về kinh đới thai san.huyết phối hợp với khí,sự thăng giáng,hàn nhiệt hư thwcjcuar nó đều do khí.Cho nên khí nhiệt thì huyết nhiệt,khí thăng thì huyết nghịch,khí hãm thì băng huyết ,rong huyết.
2.Chức năng của tạng phủ không điều hòa:
  Các nguyên nhân dâm dục,thất tình,phòng dục quá độ..dều có thể dẫn đến tình trạng 5 tạng mất điều hòa mà sinh bệnh nói chung và bệnh phụ khoa nói riêng.Nếu khí huyết suy yếu,huyết dịch không đầy đủ dễ sing KN không đều,bế tắc khó có con.Can khí uất kết huyết không về can thường sinh bệnh kinh nguyệt sai kì,băng kinh,băng huyết.Ăn uống không điều độ.lao động qua sức hoặc lo nghĩ nhiều hại tỳ gây huyết hư,khí hư hạ hãm,RLKN,khí hư bạch đới.Phế hư thì phế khí không vận hành được huyết làm huyết ứ,huyết khô,tân dịch tiêu hao sinh bệnh đau ngực hoặc hành phòng qua độ thận khí hao tổn dẫn đến KN mất điều hòa,vô sinh hoặc đẻ non.
3.Xung nhâm bị tổn thương:
Mạch xung là bể của huyết ,mạch nhâm chủ bào cung,2 mạch này có quan hệ mật thiết đến hoạt động bệnh lý và sinh lý của PN.
  Nguyên nhân gây tổn thương xung nhâm:Giao hợp qua độ,chửa đẻ nhiều lần,nạo thai,sảy thai liên tiếp.
  Ngoài ra tất cả các nguyên nhân gây khí huyết không điều hòa,công năng tạng phủ bị rối loạn cũng gây tổn thương xung nhâm.
C/NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỤ KHOA:
I.Nguyên tắc chung;
  Từ đặc điểm bệnh lý và cơ chế sinh lý của phụ khoa nên nguyên tắc điều trị bệnh phụ khoa phải chú trọng đến điều hòa khí huyết,điều hòa tỳ,vị,can,thận.khí huyết điều hòa thì tạng phủ ổn định,kinh mạch thông,mạch xung nhâm thịnh sẽ khỏi mọi bệnh tật.
1.Điều hòa khí huyết:
  Cần phải kết hợp với chứng trạng trên lâm sàng đẻ phân biệt bệnh thuộc khí hay huyết rồi mới có phếp chữa thích hợp.
  Bệnh ở phần khí thì chữa khí là chủ yếu,chữa huyết là thứ yếu.khí nghịch thì giáng,khí uất thì khai,hành.khí nghich thì điều khí,khì hàn thì ôn phần dương để trợ giúp nó.khí hư thì kèm theo bổ huyết,dưỡng huyết và hoạt huyết.
  Bệnh ở phần huyết thì chữa huyết là chính,điều khí là phụ.Huyết hàn thì ôn ấm,huyết nhiệt thì thanh,huyết hư thì bổ,còn nếu mất huyết quá nhiều thì ohair bổ huyết để cố thoát.
-Khi dùng các thuốc công hạ ôn bổ,thanh bổ phải lưu ý đến khí huyết,không nên cho quá nê trệ,quá hao tán mới thu được hiệu quả tốt.
2.Điều hòa tỳ vị:
Tỳ vị là gốc của hậu thiên là nguồn của sự sinh hóa,nếu tỳ vị không điều hòa,nguồn sinh hóa không đầy đủ thì bệnh tật phát sinh.Trong tình trạng này nên điều hòa tỳ vị,bồi bổ nguồn sinh hóa thì tự nhiên khỏi.Điều hòa phải căn cứ vào tính trạng bệnh:hư thì bổ,tích thì tiêu,hàn thì ôn ấm,nhiệt thì thanh.
  Không nên dùng thuốc quá nê trệ,công phạt dể tổn hại khí của tỳ vị ảnh hưởng tới công năng vận hóa.
3.Diều dưỡng can thận:
  Can thận có tác dụng tàng trữ huyết,tàng tinh và tử cung.Can chủ sơ tiết,Thận chủ bế tàng,2 tạng này có quan hệ mật thiết với nhau.
Kinh mạch can,thận lại liên quan tới 2 mạch xung nhâm.Mạch xung cùng đi với kinh Thiếu âm Thận đến rốn rồi đi lên.Kinh túc quyết âm Can khởi đầu từ ngón chân cái đi đến mắt rồi hợp với mạch xung,nhâm.mạch xung,nhâm bị tổn thương đều ảnh hưởng tới can,thận.
  Tất cả những bệnh:Bế kinh,rong kinh,băng huyết,đới hạ,suy thai.. đều do can thận hư hoặc xung nhâm bị tổn thương gây  nên.
  Vì vậy dưỡng can thận cũng có nghĩa là tư xung nhâm.
-Bồi dưỡng phần âm của can thận hư thì tư dưỡng để bổ âm.
-Bồ dưỡng phần dương thì lấy phép ôn dưỡng để phục hồi dương làm cho khí của can,thận đầy đủ thì xung nhâm dồi dào mọi bệnh đều khỏi.
II.Nguyên tắc điều trị bệnh KN:
 Phép điều kinh có 3 nguyên tắc cơ bản.
-Trị theo căn bản
-Điều lý phần khí
-Điều dưỡng tỳ vị
*.Trị theo căn bản là tìm nguyên nhân để điều trị.
VD:Có bệnh khác gây KN không đều thì phải điều trị bệnh trước rồi KN sẽ điều hòa.Rối loạn KN rồi sinh bệnh khác thì nên điều trị RLKN.
*.Điều kinh lý khí:thì lấy hành khí khai uất làm chủ,không nên dùng nhiều thuốc quá thơm,quá raosmaf phải kiêm thuốc bổ huyết để khí huyết không tiêu hao.Nếu khí loạn,khí nghịch,khí tán,khí hư thì dùng các phép điều khí,giáng khí,ôn bổ để chữa.
*.Điều dưỡng tỳ vị:Tỳ là gốc của hậu thiên sinh huyết.nhiếp huyết,bổ tỳ vijlaf bổ nguồn ngốc của huyết,huyết đầy đủ thì các cơ quan trong cơ thể được nuôi dưỡng tốt,chức năng điều hòa,KN trở lại bình thường.
III.Nguyên tắc điều trị bệnh Đới hạ:
  Bệnh đới hạ N/N chính thường do thấp nhiệt.Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp làm thấp thịnh uất lâu ngày thành nhiệt thấp.
  Thấp tích ở mạch Đới kết ở mạch nhâm sẽ sinh chất đục chảy ra ngoài âm đạo thành đới hạ,lâu ngày hóa nhiệt,thấp nhiệt lâu ngày thành trùng.
  Điều trị cần bổ tỳ trừ thấp kèm sơ can lý khí.Nếu thấp nhiệt nặng phải tả thấp nhiệt,nếu khí hư nhiều phải bổ khí thăng đề.Bệnh lâu ngày dùng phép cố sáp.
  Lưu y:Không nên dùng thuốc thanh nhiệt ,táo thấp quá độ  dễ hao tân dịch.
-không nên dùng thuốc tự nhuận cố sáp nhiều gây nê trệ.
-Nếu có trùng phải thanh nhiệt,giải độc ,sát trùng.
IV.Điều trị bệnh thai sản:
 Quá trình mang thai được chia 3 giai đoạn:(Mang thai,Chuyển dạ đẻ,Sau đẻ).
-Khi mang thai:Huyết tập trung nuôi thai,bình thường phụ nữ huyết đã không đủ nay huyết lại được tập trung nuôi thai nên càng thiếu.Huyết thiếu dẽ thương âm,âm hư sinh nội nhiệt.
  Bệnh thường thấy khi mang thai là:Đau bụng,động thai,ra huyết,ra ối,tiền sản giật.
  Trong điều trị:chú ý dưỡng huyết,thanh nhiệt(nếu có nhiệt)tránh dùng các thuốc kỵ thai:sổ,hoạt lợi/phá huyết,hao khí,tán khí,các chất độc.
Trong chẩn đoán phải xác định rõ xem đó là bệnh của thai hay bệnh của mẹ.
VD:Có thai ra máu:bình thường do mẹ(huyết nhiệt,khí hư,khí huyết hư),do con(chửa chứng,chửa ngoài dạ con,thai lưu)
 Phải căn cứ vào hàn nhiệt,hư thực mà biện chứng luận ra phép chữa đồng thời phải chiếu cố can tỳ để dưỡng thai.
-Cần kiêng giao hợp 3 tháng đầu,3 tháng cuối để tránh sảy thai và đẻ non.
-kiêng chất cay nóng.
-Cần giữ cho tinh thần thanh thản ,vui vẻ.
V.Điều trị bệnh sản hậu:
  Khi chửa đẻ,nguyên khí bị tiêu hao nhiều do đó cơ thể suy yếu,nếu không giữ gìn sẽ sinh bệnh.tất cả những bệnh sinh sau đẻ điều gọi là hậu sản.
  Sau đẻ cần tránh:Phong hàn ăn uống dễ tiêu,không ăn thức ăn sống lạnh,rắn,thức ăn quá béo hoặc quá bổ phòng thương thực.tránh giao hợp,tinh thần thoải mái,thanh thản.
  Khi dùng thuốc phải chú trọng khí huyết,khai uất không dùng thuốc hao tán.trong tiêu thực nên dùng thuốc kiện tỳ.Nhiệt thịnh không nên dùng thuốc quá lạnh dễ ngưng trệ.Hàn thịnh không nên dùng thuốc quá hương táo có thể gây băng huyết.
  Điều trị sản hậu nhớ 3 điều:không nên hàn ,không nên hạ,không nên lợi tiểu quá nhiều.

BÀI 2.
KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU.
I.KINH NGUYỆT TRƯỚC KỲ.
Là kinh đế sớm hơn 1-2 tuần,kinh kỳ bình thường,liên tục trong 2 chu kỳ kinh trở lên gọi là kinh trước kỳ.
Bệnh nguyên chủ yếu liên quan đến xung nhâm bất cố KN không được chế ước nên đến sớm.N/N phần nhiều là do khí suy và huyết nhiệt.Trong đó khí suy gồm tỳ khí hư và thận khí hư.Huyết nhiệt gồm âm hư huyết nhiệt và dương thicnhj huyết nhiệt và can uất hóa nhiệt.
1.Khí hư.
a.Tỳ khí hư:
Do bẩm tố tỳ hư hoặc do bệnh lâu ngày làm thương tổn đến phần khí,lao lực qua độ,suy nghĩ nhiều ,ăn uống không điều độ…gây nên thương tỳ,làm trung khí hư nhược dẫn đến.Xung nhâm bất cố hậu quả là huyết bất thông nhiếp sẽ gây ra kinh nguyệt đến sớm.
*.T/C:Kinh đến sớm,kiêm lượng nhiều,máu nhạt,chất loãng,mệt mỏi,đoản khí ngại nói,ăn kém đi ngoài phân nát,L:nhạt,R:trắng mỏng,M:hoãn nhược.
*.Pháp:Bổ tỳ ích khí,cố tinh điều khinh.
*Phương:Bổ trung ích khí thang.
Nhân sâm  16g  thăng ma  12g  Hoàng kỳ  8g  Sài hồ  12g  Xuyên khung  8g  Trần bì 4g  Bạch truật  12g  Cam thảo 5g.Sắc uống ngày một thang.
Hoàng kỳ có tác dụng bổ trung ích khí thăng dương cự hãm,thực vệ cố biểu.Nhân sâm,chích cam thảo,Bạch truật có tác dụng bổ khí kiện tỳ làm mạnh tác dụng bổ trung ích khí của hòang kì.Đương quy dưỡng huyết hòa dinh.Trần bì lý khí hòa vị.Thăng ma,Sài hồ thăng dương cự hãm giúp cho hoàng kì tăng tác dụng thăng dương bổ trung ích khí.Chích cam thảo dùng để điều hòa các vị thuốc.
b.Thận khí hư:
Do bẩm tố thận suy,các yếu tố này dẫn đến thận khí hư nhược làm cho xung nhâm bất cố không tàng giữ được dẫn đến KN đến sớm.
*.T/C:kinh đến sớm,lượng ít màu nhạt tối,chất loãng,lưng gối mỏi,chóng mặt ù tai,tiểu tiện nhiều lần,sắc mặt tối hoặc có viết sạm đen,L:nhạt tối,R:trắng mỏng,M:trầm tế.
*.Pháp:Bổ thận ích khí,cố xung điều kinh.
*.Phương:Cố âm tiễn
Nhân sâm  10g  Thục địa 10g Sơn dược 12g Sơn thù 12g Viễn chí 6g  ngũ vị tử 8g Chích cam thảo 6g Thỏ ty tử 12g ,Sắc uống ngày 1 thang.
 Thỏ ty tử bổ thận ích tinh khí,Thục địa,sơn thù tư thận ích tinh,nhân sâm,sơn dược,cam thảo bổ tỳ ích khí,bổ hậu thiên dưỡng tiên thiên,cố mệnh môn hỏa,Ngũ vị tử,viễn trí giúp cho tâm thận giao nhau làm cho thận khí cố nhiếp tốt hơn.
2.huyết nhiệt:
a.Âm hư huyết nhiệt:
Bẩm tố âm hư,mất máu thương âm,lao lực sinh đẻ nhiều,ưu tư quá độ,làm thương tổn phần tinh huyết,âm hư sinh nội nhiệt,nhiệt nhiễu xung nhâm gây kinh nguyệt trước khì.
*.T/C:Kinh trước kì,lượng ít,màu hồng đặc,môi hồng,gò má đỏ,lòng bàn chân bàn tay nóng,họng khô miệng khô,L:đỏ,R:vàng,M:tế sác.
*.pháp:Dưỡng âm thanh nhiệt,lương huyết điều kinh.
8.Phương:lưỡng địa thang.
Sinh địa 16g  A giao 20g  Huyền sâm  12g  Bạch thược  12g Địa cốt bì  12g  Mạch môn 12g
Địa cốt bì , Mạch môn, Huyền sâm  để dưỡng âm thanh nhiệt,bạch thược để hòa huyết dưỡng âm,a giao để tư âm chỉ huyết.
b.Dương thịnh huyết nhiệt:
Bẩm tố dương thịnh,hay ăn đồ cay nóng,cảm phải nhiệt tà làm thương tổn xung nhâm,nhiễu động đến huyết hải gây nên KN trước kì.
*.T/C:Kinh trước kì,lượng nhiều,màu tím đỏ,đặc,tâm hung phiền muộn,khát thích uống nước,đại tiện khô kết,tiểu tiện ít đỏ,sắc mặt hồng đỏ,lưỡi hồng,R:vàng,M:hoạt sác.
*Pháp:Thanh nhiệt,giáng hỏa,lương huyết điều kinh
*Phương:Thanh kinh tán:
Thục địa 12g  thanh hao 10g Xuyên khung  8g  Hoàng cầm  12g  Xuyên quy  8g  Hoàng liên  4g.
Bài thuốc nam: Hương phụ chế 20g  Ngải diệp 16g  Cỏ nhọ nhồi sao  40g  Rau mà tươi  40g 
Chỉ xác sao den 16g Sinh địa 20g.
c.Can uất hóa nhiệt:
Do bẩm tố người u uất,tình chí nội thương,can uất hóa Hỏa nhiệt thương xung nhâm,nhiễu động huyết hải gây KN tiền kì.
*.Thanh can giải uất,lương huyết đuiều kinh.
*.Phương:tiêu giao đan chi..
Bạch linh 40g  Bạch truật  40g  Bạch thược 40g Sài hồ 40g Đương quy  40g  Cam thảo 20g  Đan bì  20g  Chi tử  20g.
Các vị thuốc trên tán bột,mỗi lần uống 8g.có thể sắc uông liều 8-12g.
Sài hồ để sơ can giải uất,chi tử,đan bì thanh nhiệt lương huyết.đương quy,bạch thược để dưỡng huyết nhu can.Bạc truật,phục linh,chích cam thảo để bổ tỳ hòa trung.
*.Châm cứu:Châm bổ địa cơ(Từ âm lăng tuyền đo xuống 3 thốn),Khí hải(Rốn đo xuông đo xuống 1,5 thốn trên đường trắng giữa),Túc tam lý.
BÀI 3:RONG KINH
I.ĐỊNH NGHĨA:
Rong kinh là hiện tượng huyết ra từ tử cung có shu khì kéo dài trên 7 ngày..
II.CÁC THỂ YHCT.
1.Rong khinh do khí hư.
Gặp ở những người bẩm tố cơ thể suy nhược.hoặc lao động quá độ hoặc suy nghĩ nhiều làm tổn thương tới tỳ khí.trung khí bất túc,xung nhâm bất cố không chế ước được KN gây nên kinh kéo dài.
a.T/C:Kinh ra nhiều,kéo dài,loãng kèm theo người mệt mỏi,đuối sức ngại nói,ăn uống kém,đoản khí,R:trắng nhạt,chất bệu,M:hoãn nhược.
B.Pháp:Bổ khí thăng đề cố xung,điều kinh.
c.Phương:
  Bài 1:Cử nguyên tiễn ra thêm A giao,ngải diệp,ô tặc cốt.
 Đẳng sâm  12g  Cam thảo  4g  Hoàng kỳ  8g  Thăng ma  8g  bạch truật  8g.
  Trong đó:Nhân sâm,Bạch truật,Hoàng kỳ,Cam thảo bổ khí kiện tỳ,nhiếp huyết.Thăng ma để thăng cử trung khí.A giao dưỡng huyết chỉ khí.Ngải diệp để ôn ấm bào cung,chỉ huyết.Ô tặc cốt để cố xung chỉ huyết.Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2:bổ trung ích khí thang   Bài 3:Quy tỳ thang.
2.Rong kinh do âm hư huyết nhiệt:
  Do âm hư hảo vượng hoặc ăn đồ cay nóng quá nhiều.Hỏa bức huyết mà huyết ra ngoài dều từ trong tâm bào lạc đi ra,lâu ngày thì huyết ở tâm bào bị thiếu,mà huyết của 12 kinh mạch đều từ đó mà thấm ra.nhưng bào lạc dưới dính với thận,trên thông với kinh cho nên chứng rong kinh,huyết thực có liên quan tới 2 kinh tâm và thận.
a.T/C:kinh ra nhiều kéo dài sẫm màu,có cục,đau vùng hạ vị và thắt lưng,người buồn bực,miệng khát mắt đỏ,L khô,môi khô,M:huyền hoặc hoạt sác.
b.pháp:Dưỡng âm,thanh nhiệt ,lương huyết,điều kinh.
c.Thanh nhiệt dưỡng âm thang.
Sinh địa  12g  Hoàng bá  8g  Đan bì  10g  Nữ trinh tử  16g  Huyền sâm  12g  Hạ liên thảo 12g Bạch thược  16g.
Hoàng bá  , Đan bì thanh nhiệt,lương huyết.Sinh địa,huyền sâm,hạ liên thảo tư âm lương huyết,chỉ huyết.nữ trinh tử tư thận âm.Bạch thược liễm can âm.
3.Rong kinh do huyết khứ ứ:
  Có thể do sau đặt vòng tránh thai một số PN bị rong kinh có thể do viêm nhiễm,ứ huyết ,sang trấn,quá sản niêm mạc tử cung gây xung huyết,huyết xâu ngăn trở ở trong gây rong kinh.YHCT gọi là huyết ứ.
  Ngoài ra thường gặp ở bệnh nhân tình trí uất ức,tức giận quá độ gây khí trệ huyết ứ lại.Hoặc ở những người sau đẻ hoặc người bị cảm phải ngoại tà gây ứ huyết nội đình.Làm cho mạch xung nhâm bị ngưng trệ huyết không thuận kinh được gây ra kinh kéo dài.
a.T/C:kinh kéo dài,lượng nhiều hoặc ít,màu tím den có máu cục.Đau bụng,cự án,M:trầm sáp.R:bình thường,chất hơi tìm hoặc có điểm ứ huyết.
b.Pháp:Hoạt huyết ,khứ ứ,cố xung,điều kinh.
C.Phương:
Bài 1: Tứ vật –Thất tiếu tán gia giảm.
 Sinh địa  16g  Bồ Hoàng 10g  Xuyên khung 10g  Xích thược 12g  Đương quy  16g  ngũ linh chi 10g  Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc dùng thất tiếu tán:Bồ hoàng (nửa sống,nửa chín),ngũ linh chi.2 vị bằng nhau tán dập.2 đồng cân sắc với rượu và nước tiểu trẻ em mỗi thứ một nửa.uống.
Thuốc nam:Cỏ nhọ nhồi 20g  Nghệ xanh sao dấm  20g Mần tưới sao  20g  Ngải cứu sao 16g Củ gấu chế 16g  Cam thảo nam  10g  Tô mộc 16g .Sắc uông ngày 1 thang.
4.Do can thận âm hư:
  Can hư không tàng được huyết,can kinh có nhiệt,huyết không trở về chỗ được.Thận hư không sinh tinh được.âm hư sinh nội nhiệt bức huyết vọng hành.
a.T/C:Rong kinh kèm theo mệt mỏi,váng đầu ù tai,đau lưng,mỏi gối,lòng bàn tay,bàn chân nóng,họng khô ,đạo hãn,lưỡi đỏ không rêu,mạch tế sác.
b.Pháp chữa:Bổ thận âm,bổ can huyết,điều kinh
c.Phương: Thục địa 12g  Cỏ nhọ nhồi  12g  Xuyên khung  8g  Ngải cứu  12g  KỶ tẻ  8g  Chi tử sao  8g QUY bản  8g  Ngưu tất  16g  .Sắc uông ngày 1 thang.
5.Do đàm thấp:
  Đờm rãi uất ở ngực mà thanh khí thăng lên được,kinh lạc bị ngăn chặn mà khí giáng xuống,Phải khai đờn rãi thì hành được khí làm khí thăng lên sẽ gây huyết ngưng.
a.T/C:Thường gặp ở người béo,da xanh,mệt mỏi,ăn kém,hay buồn nôn,đại tiện lỏng,chất lưỡi bệu,R:trắng dày,M:hoạt.
b.Pháp:kiện tỳ hóa đàm..
c.Phương: bạch truật 12g Cỏ nhọ nhồi 16g Bán hạ chế 8g  ngưu tất  12g  phục linh 8g hương phụ  8g  trần bì  8g.
BÀI 4 THỐNG KINH.
I.ĐỊNH NGHĨA:
Thống kinh là hành kinh có đau bụng,đau xuyên ra cột sống lan suống 2 đùi,lan toàn bộ bụng,kèm theo có thể đau đầu căng vú,buồn nôn,kinh bất ổn..
II.PHÂN LOẠI THEO YHCT.
Sụ phát sinh của thống kinh có liên quan mật thiết đến sự biến đổi sinh lý  mang tính chất chu kì của mạch nhâm,đốc,bào cung.cơ chế bệnh sinh của thống kinh là dưới ảnh hưởng của tà khí hoặc tinh huyết của cơ thể vốn suy kém cộng với trước,trong và sau khi hành kinh thì khí huyết của 2 mạch xung nhâm biến  hóa nhanh dẫn đến khí huyết bào cung,vận hành không được thông suốt,bào cung không được nuôi dưỡng đầy đủ gây chứng thống kinh(bất thông tắc thông,bất vinh tắc thông).Thống  kinh thường chia làm các thể nhe:Thận khí hư tổn,khí huyết hư nhược,khí trệ ,huyết ứ,thấp nhiệt uẩn kết.
1.Thận khí hư tổn:
  Thương gặp ở những người bẩm tố Thận hư,hoặc đẻ nhiều,hoặc bệnh lâu ngày làm cho thận hư tổn,dẫn đến tinh hư huyết thiếu làm cho 2 mạch xung nhâm huyết hư dẫn đến bào cung thất dưỡng gây ra thống kinh(bất vinh tắc thống)
a.T/C:Kinh kì hoặc kinh hậu bụng dưới đu âm ỉ,đau thiện án,kèm theo eo lưng mỏi đau,KN lượng ít,sắc nhạt loãng,chóng mặt,ù tai,sắc mặt sạm tối,tiểu tiện trong dài,L:nhạt,R:mỏng,M:trầm tế
b.Pháp:Bổ thận điều tinh,dưỡng huyết chỉ thống.
c.phương:Điều can thang.
Đương quy 12g  Ba kích 10g  Sơn thù du 10g  cam thảo 8g Sơn dược 12g A giao 16g Bạch thược 16g . Sắc uống ngày 1 thang.
 Ba kích,Sơn thù du bổ thận khí tàng thận tinh.Đương quy,bạch thược,a giao dưỡng huyết hoãn cấp chỉ thống.Sơn dược,cam thảo bổ tỳ thận,sinh tinh huyết.
2.Khí huyết hư nhược:
 Thương gặp ở những người bẩm tố cơ thể suy nhược,khí huyết bất túc hoặc những người bệnh lâu ngày làm tổn thương đến khí huyết hoặc ở những người tỳ thận hư nhược không vận hóa được thủy cốc,không tạo được nguồn sinh hóa cho cơ thể,khí huyết hư yếu làm cho mạch xung nhâm huyết hư,khí nhược dẫn đến bao mạch thất dưỡng,huyết không hành ngưng trệ lại gây nên thống kinh.
a.T/C: Kinh kì hoặc kinh hậu tiểu phúc đau âm ỉ,thiện án kinh lượng ít,nhạt màu,loãng.Người mệt mỏi,chóng mạt tâm quý,mất ngủ mơ nhiều.Sắc mặt trắng bạch.L:nhạt ,R:mỏng M:tế nhược.
b.Pháp:bổ khí dưỡng huyết,hòa trung,chỉ thống.
c.Phương:Hoàng liên kiến trung thang gia đương quy,đẳng sâm.
Hoàng kì  12g  Sinh khương 6g  Bạch thược  12g  Đại táo  12g Quế chi 6g  Di Đường 12g Chích cam thảo  8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoàng kì,đẳng sâm,quế chi ôn bổ trung khí,thông kinh,chỉ thống.Đương quy,bạch thược,dưỡng huyết hòa trung,hoãn cấp chỉ thống.Chích thảo,sinh khương,đại táo,kiện tỳ vị sinh khí huyết,di đường bổ khí huyết.
3.Khí trệ huyết ứ:
 Thường gặp ở những người có bẩm tố hay u uất hoặc hay tức giận nhiều làm hại đến can,gây ra khí trệ huyết ứ.hoặc lúc hành kinh hay sản hậu cảm phải ngoại tà gây ra khí trệ,huyết ứ.ngưng trệ ở mạch xung nhâm như vậy sẽ làm cho bao mạch huyết không thông gây thống kinh.
a.T/C:Kinh kỳ hoặc trước khi hành kinh tiểu phúc chướng đau cự án.Lượng kinh ít,ra ít một không thông.Sắc kinh tím đen,có máu cục,khi cục máu ra được nhiều thì đau giảm.Mạng sườn,vũ chướng đau,Chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết,M:trầm sáp.
b.Pháp:Hành khí hoạt huyết,khứ ứ chỉ thống.
c.Phương:Cách hạ trục ứ thang.
Đương quy 12g  Hông hoa 10g  Xích thược  12g  Diên hồ cách 16g  Đào nhân 10g  Ngũ linh chi 12g  Xuyên khung 12g  Đan bì 12g  Chỉ xác 12g  Ô dược 10g  Hương phụ 10g  Cam thảo 8g.Sắc uống ngày 1 thang.
Chỉ xác, Ô dược , Hương phụ Diên hồ sách hành khí,hoạt huyết,chỉ thống,Xích thược,Đào nhân,Hoa hồng,Đan bì,ngũ linh chi hoạt huyết hóa ngưng chỉ thống,Đương quy,xuyên khung dưỡng huyết,hoạt huyết điều kinh.cam thảo điều hòa các vị thuốc.
4.Hàn ngưng huyết ứ:
Thường gặp ở những người khi hành kinh hoặc sau đẻ nhiễm phải ngoại tà hoặc ăn uống đồ sống lạnh.hàn và huyết gặp nhau sẽ làm ngưng trệ xung nhâm làm cho bao mạch không thông sẽ làm cho thống kinh.
a.T/C: Trước khi,trong khi có kinh bụng dưới lạnh đau,cự án thích chườm nóng.hoặc kinh đến muộn,lượng ít,máu sám đen,có máu cục,sợ lạnh,chân tay lạnh.Sắc mặt xanh,L:nhạt,R:trắng.M:trầm khẩn.
b.Pháp:Ôn kinh tán hàn khứ ứ chỉ thống.
c.Phương:Ôn kinh thang.
Đương quy 12g  Nga truật 12g  Nhân sâm  10g  Đan bì  12g  Bạch thược 12g  cam thảo  8g  Xuyên khung 12g  ngưu tất 12g  Nhục quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nhục quế để ôn kinh tán hàn,thông mạch điều kinh.Đương quy,xuyên khung để dưỡng huyết,hoạt huyết điều kinh.nhân sâm can ôn bổ khí giúp cho nhục quế thông dương tán hàn.Nga truật,đan bì ngưu tất hoạt huyết khứ ứ giúp cho Đương quy,xuyên khung thông hành huyết trệ.Bạch thược,cam thảo để hoãn cấp chỉ thống.
5,Thấp nhiệt uất kết:
 Thường gặp ở bệnh nhân có bẩm tố thấp nhiệt nội uẩn,khi có hành kinh hoặc sau đẻ cảm nhiễm phải thấp nhiệt tà.Thấp nhiệt và huyết kết làm ngưng tắc xung nhâm làm cho bao mạch huyết hành không thông gây thống kinh.
a.T/C:Trước kig hành kinh hoặc khi hành kinh bụng dưới đau nóng rát .cự án lan xuống bụng dưới.Bn ngày thương tiểu phúc cũng đau âm ỉ,đén kì kinh thì đau tăng lên.Kinh lượng nhiều hoặc kinh kéo dài,màu tím hông,đặc có thể có cục.ngày thường khí hư ra nhiều,màu vàng có mùi hôi,có thể có sốt nhẹ,tiểu tiện vàng đỏ,L:đỏ,R:vàng nhớt,M:hoạt sác hoặc nhu sác.
b.Pháp:Thanh nhiệt trừ thấp,hóa ngưng chỉ thống.
c.Phương:Thanh nhiệt điều huyết thang ra hồng đằng,Bại tương thảo,Ý dĩ nhân.
Đan bì 12g Xuyên khung 12g Hoàng liên 6g Hồng hoa 10g Sinh đìa 12g  Đào nhân 10g  Đương quy 12g  Nga truật  12g Bạch thược 12g  Hương phụ 10g Diên hồ sách  16g.
 Hoàng liên,ý dĩ thanh nhiệt trừ thấp,Hồng đằng,bại tương thảo thanh nhiệt giải độc.Đương quy,Xuyên khung,Đào nhân,Hồng hoa,Đan bì hoạt huyết khứ ứ thông kinh.Nga truật,Hương phụ,Diên hồ sách hành khí hoạt huyết chỉ thống.Sinh địa,bạch thược thanh nhiệt lương huyết,hoãn cấp chỉ thống.
III.CHÂM CỨU:
Hư chứng:lấy các huyệt ở nhâm mạch,đốc mạch,kinh tỳ vị là chính,phương pháp bổ hoặc cứu.
Huyệt:Mệnh môn,Thận du,Quan nguyên,Khí hải,Túc tam lý.Đại hách.Có thể gia giảm:Quy lai,Tam âm giao,Huyết hải.
Thực chứng:Lấy huyệt ở nhâm mạch,kinh tỳ là chính.Dùng phương pháp tả huyệt:Trung cực,Thứ liêu,Địa cư.
BÀI 5:BỆNH ĐỚI HẠ.
I.ĐINH NGĨA.
Theo YHCT bệnh đới hạ được hiểu theo 2 nghĩa:
-Nói đén tất cả các bệnh phụ khoa từ khoe chân trở xuống bao gồm kinh,đới,thai sản.Sác tố vấn viết:”Nữ tử đới hạ hà tụ”nghĩa là đàn bà bị khí hư huyết khối.
-Bệnh đới hạ là chỉ một chất dịch nhờn dính hoặc lỏng loẵng ở trong âm đạo chảy ra liaan miên.Người ta có thể dựa vào nguyên nhân gây đới hạ để chia đới hạ làm nhiều thể,ngoài ra có thể căn cứ vào màu sắc dịch mà chia ra:Bạch đới,Hoàng đới,xích đới,thanh đới,hắc đới.Ngoài ra còn có đới hạ có đủ 5 sắc lẫn lộn:Bạch dâm,bạch trọc.
II.PHÂN LOẠI THEO YHCT.
1.Chứng tỳ dương hư:
a.T/C:Khí hư lượng nhiều,màu trắng hoặc vàng nhạt,không có mùi hôi,liên miên không dứt,người mệt mỏi,chân tay lạnh,ăn kém,phân nát,hai chân có thể phù thũng,sắc mặt trắng,L:nhạt,R:trắng nhợt.M:hoãn nhược
b.Pháp:Kiện tỳ ích khí thăng dương trừ thấp.
c.Phương:Hoàn đới thang:
Bạch truật 20g  Hoái Sơn 16g Nhân sâm 16g  Bạch thược 12g  Sài hồ 12g Sa tiền tử 12g Thương truật  8g  Cam thảo  4g Trần bì  8g Hắc đới tuệ 8g.
Nhân sâm,Sơn dược,cam thảo kiện tỳ ,ích khí.Thương truật,Bạch truật kiện tỳ,táo thấp.Sài hồ,Bạch thược,Trần bì sơ can giải uất lý khí thăng dương.Sa tiền tử vào thận,tiết giáng lợi thủy trừ thấp.Hắc giới tuệ vào huyết trừ phong thắng thấp.
2.Thận dương hư:
a.T/C:Đới hạ lượng nhiều ,màu trắng trong lạnh,loãng như nước.lâu ngày không hết.Ù tai ,chóng mặt,eo lưng đau như gãy,sợ lạnh chân tay lạnh,tiểu phúc lạnh,tiểu tiện nhiều lần nhất là về đêm.Đại tiện nát,sắc mặt sạm đen.L:nhạt,R:trắng mỏng,M:trầm tế.
b.Pháp:ôn thận,trợ dương,ích tinh,chỉ đới.
c.Phương:nội bổ hoàn.
Lộc nhung 12g  ,Thỏ ti tử 16g  ,Đồng tật lê 12g  ,Hoàng kì 12g, Bạch tật lê 12g ,Tử uyển nhĩ 10g ,Nhục quế 5g ,Tang phiêu tiêu 12g,nhục thung dung 12g ,Phụ tử chế 8g.
Lộc nhung,nhục thung dung,thỏ ty tử ôn thận tàng tinh,ích tủy.Đồng tật lê,tang phiêu tiêu bổ thận sáp tinh chỉ đới,Phụ tử nhục quế ôn thận tráng dương,bổ thủy.Hoàng kì ích khí cố sáp.Bạch tật lê sơ can tiết phong,Tử uyển nhĩ ôn phế ích thận.
3.Thể âm hư kiêm nhiệt
a.T/C:Đới hạ lượng không nhiều lắm,màu xanh hoặc đỏ trắng lẫn nhau,đặc,dính,có mùi hôi,âm hộ khô rát khó chịu,hoặc có cảm giác nóng rát,eo lưng đau mỏi,ù tai,chóng mặt,gò má đỏ,Ngũ tâm phiền nhiệt,thất miên đa mộng,L:đỏ.R:ít hoặc vàng nhớt,M:tế sác.
b.Pháp:Tư âm ích thận-thanh nhiệt-trừ thấp.
c.Phương:Tri bá địa hoàng hoàn gia khiếm thực,kim anh tử.
Bài lục vị tri bá để bổ thận âm.kiếm thực,kim anh tử đẻ cố sáp chỉ đới.
4.Thể thấp nhiệt hạ tiêu.
a.T/C:Đới hạ lượng nhiều,màu vàng,dính nhớt,có mùi hôi,kèm theo ngứa âm hộ khó chụi,miệng đắng họng khô,ăn ít.tiểu phúc đau,tiểu tiện vàng đỏ,L:đỏ,R:vàng dính,M:nhu sác.
b.Pháp:Thanh nhiệt lợi thấp chỉ đới.
c.Phương:Chỉ đới phương.
Trư linh 12g Phục linh 12g Sa tiền tử 16g  Trạch tả 12g nhân trần 12g  Xích thược 12g Đan bì 12g Hoàng bá 10g chi tử 12g  Ngưu tất 12g 
Trư linh,Phục linh,Sa tiền,trạch tả lợi thủy trừ thấp.Nhân trần,hoàng bá,Chi tử thanh nhiệt,tiết nhiệt,giải độc.Xích thược,đan bì lương huyết hóa ngưng,Ngưu tất hoạt huyết dẫn thuốc đi xuống.
Nếu can kinh thấp nhiệt TC đới hạ lượng nhiều,màu vàng hoặc như mủi,hoặc như bã đậu phụ,có mùi hôi,kèm theo ngứa âm hộ,hao mắt chóng mặt,miệng đắng họng khô,phiền táo dị nộ,đại tiện táo kết,tiểu tiện đỏ,L:hồng,R:vàng nhớt,M:huyền hoát sác.
b.Pháp:Thanh nhiệt,lợi thấp sơ phong hóa trọc.
c.Phương:tỳ giải thẩm thếp thang gia Thương truật,hoắc hương.
Tỳ giải 16g ,Đan Bì 12g Ý dĩ nhân 16g trạch tả 12g Hoàng bá 10g  Hoạt thạch 12g  Xích phục linh 12g thông thảo 8g
Tỳ giải,ý dĩ nhân,hoàng bá,xích phục linh,trạch tả,hoạt thạch,thông thảo để thanh nhiệt,lợi thấp hóa trọc.Hoàng bá,Đan bì thanh nhiệt lương huyết.Thương truật,hoắc hương lưu phương hóa trọc chỉ ngứa.
5.Thấp độc uẩn kết:
a.T/C: Đới hạ lượng nhiều,màu vàng xanh như mủ,hoặc màu đỏ trắng lẫn nhau,hoặc ngũ sắc,mùi hôi khó chịu,tiểu phúc đau nhiều ,eo lưng đau mỏi ,miệng đắng họng khô,tiểu tiện đỏ ít,R:vàng nhớt,M:hoạt sác.
b.Pháp:Thanh nhiệt giải độc trừ thấp.
c.Phương:ngũ vị tiêu độc ẩm gia thổ phục linh,ý dĩ nhân.
Bồ công anh  12g  Tử hoa địa đinh 10g  ,Kim ngân hoa 12g, Thiên nhẫn tử 10g  ,Dạ cúc hoa 12g
Bồ công anh,Kim ngân hoa ,dạ cúc hoa,tử hoa địa đinh,thanh nhiệt giải độc.Thiên nhân tử,Thổ phục linh,ý dĩ nhân thanh nhiệt giải độc,lợi thủy trừ thấp.
III.CHÂM CỨU:
Huyệt chung:Đới mạch(xương sườn song song thẳng xuoongsgawpj đường nối ngang rốn),Bạch hoàn du(mỏm gai đốt sống cùng 4 ngoài đốc mạch đến 1,5 thốn),khí hải,tam âm giao.
Thấp nhiệt:Hành gian,âm lăng tuyền.
Đàm thấp:Quan nguyên,túc tam lý (bình bổ,bình tả).
BÀI 6:THIẾU SỮA.
I.ĐỊNH NGHĨA:
Nhũ phòng là bầu sữa thuộc về kinh dương minh.Nhũ đầu là đàu vú thuộc về mạch quyết âm can.Sữa do huyết sinh ra.Người mẹ nuôi con bằng sữa của mình.
 Sản hậu nguồn xung nhâm mạnh,huyết vượng,tỳ khí mạnh,ăn uống điều hòa thì sữa đầy đủ mà đặc.Nếu tỳ vị khí yếu,ăn uống kém hoặc bẩm thụ xung nhâm vốn hư kém,nguồn sinh hóa kém dẫn đến ít sữa,loãng hoặc không xuống sữa gọi chung là thiếu sữa.
Thiếu sữa là 1 trong 7 chứng bệnh hay gặp tring nhũ bệnh đó là:không có sữa,sữa ra không ngừng,nhũ ung,suy nhũ,nhũ nham,đố nhũ và nhũ huyền.
II.CÁC THỂ BỆNH THEO YHCT.
1.Thể khí huyết hư nhược:
a.Chứng trạng:Sản hậu sau khi sinh,sữa không xuống hoặc xuống rất ít,vú không căng đau,sắc mặt xanh nhợt hoặc bủng vàng,da khô,thân thể gầy yếu,tay chân mỏi rũ,móng tay trắng bệch,người mệt mỏi,đau đầu,choáng váng,ù tai,đoản hơi,đoản khí,ăn uống kém.Nặng thì mồ hôi tự hãn,đại tiện phân lỏng,huyết hôi ra ít,đái rắt,L:bệu nhợt,ít rêu,M:hư tế.
b.Biện chứng:Sản phụ thể chất vốn hư yếu,hoặc do sau đẻ huyết mất nhiều,khí huyết hư nhược,có khi cạn kiệt,nguồn sinh hóa kém không đày đủ để sinh sữa gây thiếu sữa.vì vậy phải lấy bổ khí huyết làm cốt,tránh dùng các vị khắc phạt đẻ tống sữa ra vì sẽ càng làm thêm hư thêm.
c/Bổ khí thông huyết:
d/Phương:dùng bài thông nhũ đan thang gia giảm.
Đẳng sâm  16g ,Hoàng kì 12g ,Đương quy 8g ,mạch môn 8g ,Cát cánh 6g ,Mộc thông 10g ,Thông thảo 6g ,Móng giò lợn 2 cái.
Hoàng kì,nhân sâm bổ khí kiện trung.Đương quy mạch môn dưỡng huyết tăng dịch.Thông thảo thông lạc lợi sữa,móng giò lợn thông sữa lợi huyết.Cát cánh đưa vị thuốc lên trên khiến chó khí huyết dồi dào,mạch lạc thông sướng dịch sữa tiết ra.
Có thể dùng bài tứ vật thang hoặc bát chân thang gia thêm thiên hoa phấn,Mộc thông để dưỡng âm,lợi sữa.
Tránh dùng các vị mạch nha,Sơn tra,Thần khúc là những vị làm mất sữa.
Bên ngoài có thể dùng thông bạch rửa vú giúp cho thông khí để lưu thông đường sữa.
2.Thể can khí uất kết:
a/Chứng trạng:sản hậu sau khi đẻ sữa không xuống,vú căng đầy mà đau.Tinh thần uất ức ,bực tức,phiền táo mất ngủ,ăn uống kém,đại tiện táo,ngực sườn đầy tức,L:đỏ,R:vàng dày hoặc trắng dày,M:huyền.
b/Biện chứng:Sau đẻ sản phụ có sang chấn về tinh thần,giận giữ,bực tức làm tổn hại đến can,Can không sơ tiết điều đạt được dẫn tới khí trệ,huyết ứ,khí huyết không lưu thông không sinh hóa được ra sữa gây thiếu sữa.
c/Pháp :sơ can,giải uất thông lạc,lợi sữa.
d/Phương:Tiêu Giao tán gia giảm:
Sài Hồ 12g ,Bạch truật 8g ,Bạch linh 8g ,Bạch thược 8g ,Đương quy 8g ,Trần bì 6g ,Cam thảo 4g ,Sinh khương 2g ,Bạc hà 6g,Mộc thông 6g ,Thông thảo 6g.
 Bài tiêu giao sơ can,giải uất,kiện tỳ hòa dinh.Sinh khương,Bạc hà thông lạc,hòa trung đưa vị thuốc lên trên,Mộc thông,Thông thảo thông lạc,lợi sữa khiến cho mạc lạc thông sướng,dịch sữa tiết ra.
Ngoài ra có thể dùng bài Dũng toàn  tán.
Đinh hương 12g ,Vương bất lưu hành 12g ,Thiên hoa phấn 12g ,Lậu lô 12g ,Móng giò lợn 1 cái.
Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp châm cứu và nhĩ châm đẻ điều trị.
*/Châm cứu:Các huyệt:Chiên trung,Thiếu trạch,Nhũ căn,Hợp cốc.
*/Nhĩ châm:vị trí tuyến vú,tuyến nội tiết,can.

BÀI 7:  VIÊM PHẦN PHỤ (Đới hạ)
Nguyên nhân: Bệnh sinh của chứng đới hạ có quan hệ chặt chẽ với mạch nhâm, mạch đới. Mạch nhâm chủ bào cung, mạch đới giữ việc ước thúc. Nếu mạch đới không ước thúc, mạch nhâm không củng cố, thuỷ thấp vẩn đục chảy xuống thành chứng đới hạ. Nguyên nhân có thể làm tổn thương mạch đới và mạch nhâm là:
-     Tỳ hư: ăn uống không điều độ, mệt nhọc làm tổn thương tỳ vị. Tỳ dương suy yếu công năng vận hoá không bình thường nên chất tinh vi không thăng được hoá thấp khí mà hãm xuống.
-     Thấp nhiệt: Thấp tà xâm phạm vào cơ thể, đọng lại sinh nhiệt hoặc uất ở mạch đới hoặc lấn tỳ khí mà hãm xuống thành chứng hoàng đới.
-     Đàm thấp: Tỳ hư thấp tụ lại thành đàm, đàm và thấp dồn xuống hạ tiêu thành bệnh.
-     Can uất: tình chí không thư thái, can khí uất ở trong, uất lâu hoá nhiệt xuống khắc tỳ, tỳ không vận hoá được thấp hãm xuống thành đối hạ.
-     Thận hư: Phòng lao hại thận, dương khí hao tổn, mạch đới không ước thúc được mạch xung nhâm không thu nhiếp được, nên dịch trong bào cung chảyra. Nếu phần âm của thận kém thì tướng hoả thịnh bên trong, dẫn đến âm hưhoả vượng, bức huyết vọng hành mà gây nên chứng xích đới.

1. Chứng tỳ hư
Triệu chứng: Khí hư trắng loãng, không hôi, lụng bụng không thấy trướng đau, kinh nguyệt bình thường, sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi chân ray lạnh, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, hai chân phù, chất lưỡi bình thường, rêu rưỡi trắng, mạch hoãn nhược.
Pháp: Kiện tỳ thăng dương trừ thấp
Phương: Hoàn đới thang (Bạch truật 20, Sa tiền tử 12, Hoài sơn 16, Thương truật 8, Đẳng sâm 16, Cam thảo 4, Bạch thược 12, Trần bì 8, Sài hồ 12, Bạch giới tử sao 8). Sắc uống ngày một thang

2. Chứng thấp nhiệt
Triệu chứng: Khí hư nhiều lẫn máu, hoặc vàng đặc dính mùi hôi tanh kèm theo hoa mắt, xây xẩm mặt, mệt nhọc, khát nước mà không muốn uống, tâmphiền ít ngủ, đại tiện táo hoặc lỏng, Tiểu tiện ít, đỏ hoặc đái rắt, đái buốt. Rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.
Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp, kiện tỳ.
Phương: Chỉ đới phương (Phục linh 15, Sa tiền tử 12, Trữ linh 15, Đan bì12, Trạch tả 15, Hoàng bá 12, Chi tử 12, Xích thược 12, Nhân trần 12, Ngưu tất 15. Sắc uống ngày một thang)
-     Trường hợp nặng: bụng dưới đau, cự án, khí hư nhiều, vàng, mùi hôi,phiền táo, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng mạch hoạt sác → Pháp: Thanh nhiệt giải độc → Phương: Hoàng liên giải độc thang gia Sa tiền thảo, Kim ngân hoa.
+ Nếu nhiệt nhiều gia Liên kiều, Địa cốt bì
+ Nếu đau bụng nhiều gia Nhũ hương, Một dược.
-     Sau khi đã điều trị ổn định, nhiệt thoái mà u cục bên trong vẫn còn (ổ viêm trong tiểu khung, ứ nước, mủ vòi trứng) → Pháp: hoạt huyết thông ứ khứ thấp → Phương: Đan sâm 15, Sa tiền thảo 15, Nhũ hương 8, Một dược 8, Đào nhân 12, Xích thược 12. Sắc uống ngày một thang.
Thuốc dùng ngoài: Sà sàng tử tán, viên bạch đới, bột bạch đới (phèn phi 20, bằng sa 2).Thuốc rửa: Sà sàng tử 40, Hoàng đằng 40 cho 1,5 lít nước đun sôi 20 phút để ấm rửa hàng ngày. Hoặc rửa bằng nước sắc lá trầu không.

3. Khí trệ huyết ứ
Triệu chứng: Bụng dưới đau dữ dội, cảm giác như chướng và sa xuống. Eolưng đau mỏi, khí hư nhiều, kinh nguyệt nhiều, thống kinh. Chất lưỡi có thể có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch huyền tế.
Pháp: Hoạt huyết hành khí
Phương: Ích mẫu 15, Hương phụ 12, Đương quy 12, Đào nhân 8, Xích thược 12, Địa cốt bì 8, Đan sâm 12
-     Nếu khí hư nhiều gia: Đẳng sâm, Hoàng kỳ.
-     Nếu nổi u cục thêm Tam lăng, Nga truật. Nếu u cục lâu ngày không tiêu, rìa lưỡi có điểm ứ, mạch tế sáp là huyết ứ hàn ngưng. Cần ôn thông huyết ứ dùng Quế chi phục linh hoàn.

4. Đàm thấp
Triệu chứng: Người béo mập, khí hư nhiều giống đờm, đầu nặng choáng váng, miệng nhạt có đờm, lồng ngực bứt nít, bụng chướng, ăn uống kém, thở to suyễn gấp, chất lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt.
Pháp: Kiện tỳ hoá đàm trừ thấp
Phương: Lục quân tử thang gia vị (Bạch truật 12, Bán hạ chế 4, Đẳng sâm 12, Khiếm thực 16, Phục linh 8, Liên nhục 12, Cam thảo 4, Kim anh 8, Trần bì 8. Sắc uống ngày một thang
5. Can uất
Triệu chứng: Khí hư vàng nhạt, trắng dính hoặc lờ máu cá, kinh nguyệt không đều, tinh thần uất ức, mạng sườn đầy trướng, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng, da vàng, mạch huyền.
Pháp: Điều can giải uất thanh nhiệt.
Phương: Long đởm tả can thang (Long đởm thảo 12, Sinh địa 8, Sài hồ 8, Đương quy 8, Trạch tả 8, Hoàng cầm 8, Sa tiền 12, Chi tử 8, Mộc thông 8, Cam thảo 4. Sắc uống ngày một thang. Hoặc dùng bài Tiêu dao đan chi

6. Thận hư
Triệu chứng: Khí hư trắng, giống lòng trắng trứng, ra lâu ngày không dứt, sắc mặt xám, mỏi mệt, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, lưng mỏi như gãy, bụng dưới đau, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
-     Nếu dương hư: Lưng bụng lạnh, chân tay lạnh mạch trầm trì.
-     Nếu âm hư: Khí hư nhiều, đỏ, người gầy, hoa mắt chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, mỏi lưng, sắc mặt đỏ lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Pháp - Phương:
Dương hư → Bổ thận dương → Bát vị quê phụ (Thục địa 12, Phụ tử 8, Hoài sơn 8, Nhục quế 8, Sơn thù 8, Thỏ ty tử 8, Trạch tả 12, Khiếm thực 8, Đan bì 8, Tang phiêu tiêu 4, Bạch linh).
Âm hư → Bổ thận âm → Bát vị tri bá gia giảm (Thục địa 12, Tri mẫu 8, Hoài sơn 8, Hoàng bá 8, Sơn thù 8, Liên nhục 8, Trạch tả 12, Khiếm thực 8, Đan bì 8, Kim anh 8, Bạch linh)

Châm cứu:  - Huyệt chung: Đới mạch, Bạch hoàn du, Khí hải, Tam âm giao.
- Thấp nhiệt: Hành gian, âm lăng tuyền
- Đàm thấp: Quan nguyên, Túc tam lý (Bình bổ, bình tả)