Y lý




A/HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
I/Đ/N: Từ vài nghìn năm trước, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là Học thuyết âm dương
II/NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT
1/ có 4 Quy luật     Âm dương */ Dương đối lập (Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh)
-   Hai mặt Âm - Dương luôn đối lập nhau (vd: ngày - đêm, nước - lửa, ức chế - hưng phấn)
*/Âm – Dương hỗ căn (Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau)
-   Hai mặt Âm - Dương tuy đối lập nhưng nương tựa lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển của sự vật, và mới có ý nghĩa. Cả 2 mặt đều là tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được (vd: có đồng hoá mới có dị hoá, có số âm mới có số dương, …, nếu ko có quá trình này thì quá trình kia không tiếp tục tồn tại và phát triển được)
*/Âm – Dương tiêu trưởng (Tiêu là sự mất đi; Trưởng là sự phát triển)
-   Quá trình này nói lên sự vận động không ngừng và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa 2 mặt Âm - Dương (vd: khí hậu trong năm thay đổi từ lạnh sang nóng → là quá trình âm tiêu dương trưởng; từ nóng sang lạnh → là quá trình dương tiêu âm trưởng, do đó khí hậu có 4 mùa: mát, lạnh, ấm, nóng)
-   Sự vận động của 2 mặt Âm - Dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương” “hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn” → Trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương (vd: sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (vd: gây mất nước); Hoặc bệnh ở phần âm (vd: mất nước, mất điện giải) đến mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (vd: gây choáng, truỵ mạch, thoát dương, …)
*/Âm – Dương bình hành (Bình hành là sự thăng bằng, quân bình)
-   Hai mặt Âm - Dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lập lại được thế thăng bằng, thế quân bình giữa 2 mặt
-   Sự mất thăng bằng giữa 2 mặt Âm - Dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
2/có 3 cặp Phạm trù      a/Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt Âm – Dương
-   Sự đối lập giữa 2 mặt Âm - Dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối (vd: Hàn (lạnh) thuộc âm >< Nhiệt (nóng) thuộc dương; Lương (mát) thuộc âm >< Ôn (ấm) thuộc dương. Vì thế trên lâm sàng, sốt là nhiệt → thuộc dương. Nếu sốt cao thuộc lý → dùng thuốc hàn, sốt nhẹ thuộc biểu → dùng thuốc lương (mát))
b/Trong âm có dương - Trong dương có âm
-   Âm - Dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển. (vd: Trong 24h: Ban ngày thuộc dương có: 6h-12h là dương trong dương, 12h-18h là âm trong dương; Ban đêm thuộc âm có: 18h-24h là âm trong âm, 0h-6h là dương trong âm)
-   Trên lâm sàng, dùng thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt, cần chú ý tránh cho ra mồ hôi nhiều gây mất nước và điện giải. Về cấu trúc cơ thể, Tạng thuộc âm (Can, Thận); Can có can âm (can huyết), can dương (can khí); Thận có thận âm (thận thuỷ), thận dương (thận hoả), …
c/Bản chất và hiện tượng
-   Thông thường bản chất phù hợp với hiện tượng → khi chữa bệnh, người ta chữa vào bản chất bệnh (bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn)
-   Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là hiện tượng “chân giả” → khi chẩn đoán, phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đúng nguyên nhân
  + Bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây trụy mạch ngoại biên làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) → dùng thuốc hàn lương chữa nguyên nhân
  + Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc TK làm co giật, sốt (giả nhiệt) → dùng thuốc ấm nóng chữa nguyên nhân
Vẽ đồ hình Âm – Dương             [
III/ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC (Học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và điều trị bệnh bằng YHCT)
1/Về cấu tạo cơ thể và sinh lý
Âm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới, …Vật chất dinh dưỡng
Dương: phủ, kinh duơng, khí, lưng, ngoài, trên, … Cơ năng hoạt động
-   Tạng thuộc âm, do trong âm có dương nên còn phân chia ra Phế âm - Phế khí, Thận âm - Thận dương; Can huyết - Can khí; Tâm huyết - Tâm khí
-   Phủ thuộc dương, do trong dương có âm nên có Vị âm - Vị hoả, …
2/Về quan hệ bệnh lý
*/Bệnh tật phát sinh do sự mất thăng bằng Âm - Dương trong cơ thể được biểu hiện bằng thiên thắng hay thiên suy
-   Thiên thắng: dương thắng gây chứng nhiệt (sốt, mạch nhanh, khát nước, táo, nước tiểu đỏ), âm thắng gây chứng hàn (ng lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng, nước tiểu trong)
-   Thiên suy: dương hư (lão suy, hội chứng hưng phấn TK giảm, …); âm hư (mất nước, điện giải, hội chứng ức chế TK giảm, …)
*/Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bệnh còn chuyển hoá lẫn nhau giữa 2 mặt Âm - Dương
-   Bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm (dương thắng tắc âm bệnh). Bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương (âm thắng tắc dương bệnh) (vd: ỉa lỏng, nôn mửa kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc TK→ gây sốt, co giật thậm trí truỵ mạch (thoát dương)
*/Sự mất thăng bằng của Âm - Dương gây ra những chứng bệnh ở những vị trí khác nhau của cơ thể tuỳ theo vị trí đó ở phần âm hay phần dương
-   Dương thịnh sinh ngoại nhiệt (sốt, người nóng, tay chân nóng) vì phần dương của cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt
-   Âm thịnh sinh nội hàn (ỉa chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài) vì phần âm thuộc lý, thuộc hàn
-   Âm hư sinh nội nhiệt (mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô táo, nước tiểu đỏ, …) phần dương nổi lên, thuộc nhiệt
-   Dương hư sinh ngoại hàn (sợ lạnh, tay chân lạnh) vì phần dương khí ở ngoài bị giảm sút
3/Về chẩn đoán học
-   Dựa vào Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để khai thác triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các tạng phủ kinh lạc
-   Dựa vào Bát cương (biểu - lý; hư - thực; hàn - nhiệt; âm - dương) để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất của bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh tật. Trong đó Âm - Dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất gọi là Tổng cương. Thường bệnh ở biểu, thực, nhiệt thuộc Dương, bệnh ở lý, hư, hàn thuộc Âm
-   Dựa vào Tứ chẩn và Bát cương để khai thác và quy bệnh tật thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về Âm - Dương của các tạng phủ, kinh lạc, …
4/Về điều trị học
-   Nguyên tắc: Chữa bệnh là điều hoà lại sự mất thăng bằng về Âm - Dương của cơ thể tuỳ theo tình trạng hư - thực, hàn - nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công, …
-   Về dược: - Thuốc hàn lương (lạnh, mát) thuộc âm → dùng chữa bệnh nhiệt, thuộc dương
    - Thuốc nhiệt, ôn (nóng, ấm) thuộc dương → dùng chữa bệnh hàn, thuộc âm
-   Về châm cứu:      - Nhiệt thì châm - Hàn thì cứu; Hư thì bổ - Thực thì tả
- Dùng huyệt theo nguyên tắc “theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương
      + Bệnh thuộc tạng (thuộc âm) → dùng Du huyệt sau lưng (thuộc dương)
      + Bệnh thuộc phủ (thuộc dương) → dùng Mộ huyệt trước ngực, bụng (thuộc âm
B/HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
I/Đ/N: Học thuyết ngũ hànhHọc thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên
II/NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1/Ngũ hành là? Người xưa thấy có 5 loại vật chất cơ bản là Kim (kim loại) - Mộc (gỗ) - Thuỷ (nước) - Hoả (lửa) - Thổ (đất) và đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người ra xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là Ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa là sự vận động, chuyển hoá của các chất trong thiên nhiên và tạng phủ trong cơ thể.
2/Sự quy nạp vào ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người
Hiện tượng
Ngũ hành
Mộc
Hoả
Thổ
Kim
Thuỷ
Vật chất
Gỗ, cây
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Ngũ sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Ngũ vị
Toan (chua)
Khổ (đắng)
Cam (ngọt)
Tân (cay)
Hàm (mặn)
Mùa
Xuân
Hạ
Trưởng hạ
Thu
Đông
Phương
Đông
Nam
Trung ương
Tây
Bắc
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Phủ
Đởm
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Ngũ thể
Cân
Mạch
Cơ nhục
Bì mao
Cốt tuỷ
Ngũ quan
Mắt
Lưỡi
Miệng
Mũi
Tai
Tình chí
Nộ (giận)
Hỉ (mừng)
Ưu (lo)
Bi (buồn)
Khủng (sợ)

3/Quy luật hoạt động
Trong điều kiện bình thường hay sinh lý vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng quy luật tương sinh hoặc chế ước lẫn nhau để giữ thế quân bình bằng quy luật tương khắc
Quy luật Ngũ hành tương sinh: chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của 5 loại vật chất (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia)
-   Thứ tự của Tương sinh là: … → Mộc → Hoả → Thổ → Kim → Thuỷ → Mộc → …
-   Sự tương sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Nếu đứng từ một hành mà nói thì hành sinh ra nó được gọi là “mẹ”, hành do nó sinh ra được gọi là “con
-   Trong cơ thể người: Can (mộc) → Tâm (hoả) → Tỳ (thổ) → Phế (kim) → Thận (thuỷ)

Quy luật Ngũ hành tương khắc: chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của 5 loại vật chất (hành nọ chế ước hành kia, tạng nọ chế ước tạng kia)
-   Thứ tự của Tương khắc là: …      Mộc       Thổ       Thuỷ       Hoả       Kim      Mộc      
-   Quá trình này cũng tuần hoàn ko ngừng
-   Trong cơ thể người: Can (mộc)      Tỳ (thổ)     Thận (thuỷ)      Tâm (hoả)      Phế (kim)     

3/Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý
Quy luật tương thừa: là hiện tượng hành (tạng) này khắc hành (tạng) kia quá mạnh
-   Vd: Bình thường Can (mộc) khắc Tỳ (thổ), nếu Can (mộc) khắc Tỳ (thổ) quá mạnh sẽ gây ra các hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do TK → Pháp điều trị: Bình can (hạ hưng phấn của Can) và Kiện tỳ (nâng cao công năng hoạt động của Tỳ)
Quy luật tương vũ: là hiện tượng hành (tạng) này không khắc được hành (tạng) kia
-   Vd: Bình thường Tỳ thổ khắc Thận thuỷ, nếu Tỳ hư ko khắc được Thận thuỷ sẽ gây ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng → Pháp điều trị: Kiện tỳ (nâng cao công năng hoạt động của Tỳ) và Lợi niệu (làm tiêu phù thũng)

III/ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
(Học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát, quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý các tạng phủ để chẩn đoán bệnh tật, tìm tính năng và tác dụng thuốc và ứng dụng trong bào chế dược liệu)
1/Về quan hệ sinh lý (Thể hiện ở sự sắp xếp tạng phủ theo ngũ hành và liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và tình trí (Bảng quy nạp Ngũ hành)
Vd: Can có quan hệ biểu lý với Đởm, chủ về Cân, khai khiếu ra Mắt, kích thích sự điều đạt, khi uất kết gây giận dữ, …)
2/Về quan hệ bệnh lý (Căn cứ vào Ngũ hành để tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ nào đó, từ đó đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp)
-   Sự phát sinh một chứng bệnh ở tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau:
-Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh (Vd: Mất ngủ do bản thân tạng Tâm, do Tâm huyết hư không nuôi dưỡng tâm thần → Bổ huyết an thần)
-Hư tà: do tạng trước nó gây bệnh cho tạng đó, còn bọi là “bệnh từ mẹ truyền sang con” (Vd: Mất ngủ do Can gây bệnh cho Tâm như cao HA gây mất ngủ → Bình can, an thần)
-Thực tà: do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó còn gọi là “bệnh từ con truyền sang mẹ” (Vd: Mất ngủ do Tỳ hư không nuôi dưỡng được Tâm → Kiện tỳ, an thần)
-Vi tà: (tương thừa) do tạng khắc tạng đó đã khắc quá mạnh mà gây ra bệnh (Vd: Mất ngủ do Tâm hoả khắc Phế kim quá mạnh→ Bổ phế âm, an thần
-Tặc tà (tương vũ): do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra bệnh )(Vd: Mất ngủ do Thận hư không khắc được Tâm hoả → Dưỡng âm, an thần)
3/Về chẩn đoán học (Căn cứ vào những triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí, thể chất để tìm bệnh thuộc các tạng phủ có liên quan)
-   Ngũ sắc: sắc vàng → bệnh thuộc Tỳ; sắc trắng → bệnh thuộc Phế; sắc xanh → bệnh thuộc Can; sắc đỏ → bệnh thuộc Tâm; sắc đen → bệnh thuộc Thận
-   Ngũ chí: giận giữ, cáu gắt → bệnh ở Can; sợ hãi → bệnh ở Thận; cười nói huyên thuyên → bệnh ở Tâm; lo nghĩ → bệnh ở Tỳ; buồn rầu → bệnh ở Phế
-   Ngũ khiếu và ngũ thể: bệnh ở cân, chân tay run co quắp → bệnh thuộc Can; bệnh ở mũi như viêm mũi dị ứng, chảy máu cam,… → thuộc Phế; bệnh ở mạch (mạch hư nhỏ, …) → bệnh thuộc Tâm; bệnh ở xương tuỷ (chậm biết đi, chậm mọc răng, …) → bệnh thuộc Thận
4/Về điều trị học
*/Nguyên tắc điều trị Con hư bổ mẹ, Mẹ thực tả con
Về châm cứu Sử dụng Ngũ du huyệt (trong một đường kinh, quan hệ giữa các huyệt trong ngũ du là tương sinh, giữa 2 đường kinh âm - dương quan hệ là tương khắc)
Kinh
Ngũ du huyệt  (đặt tên theo ý nghĩa của kinh khí đi trong đường kinh như dòng nước chảy)
Tỉnh
Huỳnh
Du
Kinh
Hợp
nơi kinh khí đi ra
nơi kinh khí chảy xiết
nơi kinh khí dồn lại
nơi kinh khí đi qua
nơi kinh khí đi vào
Dương
Kim
Thuỷ
Mộc
Hoả
Thổ
Âm
Mộc
Hoả
Thổ
Kim
Thuỷ
5/Về tính chất dược liệu và bào chế dược liệu        
-   Tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa các vị, sắc với tạng phủ
- Vị chua, màu xanh → vào Can         
- Vị đắng, màu đỏ → vào Tâm
- Vị ngọt, màu vàng → vào Tỳ           
- Vị cay, màu trắng → vào Phế
- Vị mặn, màu đen → vào Thận
-   Vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính năng và tác dụng cho đi vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh            - Sao với giấm → dẫn thuốc vào Can
- Sao với muối → dẫn thuốc vào Thận
- Sao với đường → dẫn thuốc vào Tỳ
- Sao với gừng → dẫn thuốc vào Phế, …
C/HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ
I/TINH - KHÍ - HUYẾT - TÂN DỊCH - THẦN
1/Tinh: là cơ sở vật chất của sự sống con người và các loại hoạt động cơ năng của cơ thể
-   Nguồn gốc: - Tinh tiên thiên: do bố mẹ đem lại
        - Tinh hậu thiên: do chất dinh dưỡng của đồ ăn tạo ra, tinh hậu thiên do tỳ vị vận hoá phân bổ ở các tạng phủ nên còn gọi là “tinh của tạng phủ”
-   Tác dụng: Hai nguồn tinh tiên thiên và hậu thiên bổ xung cho nhau tham gia vào việc sinh dục và phát dục của cơ thể
2/Khí: là một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người
-Nguồn gốc: do tiên thiên hoặc hậu thiên tạo thành và gồm 4 loại khí: Nguyên khí, Tông khí, Dinh khí, Vệ khí
-Tác dụng: - Thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ kinh lạc hoạt động
     - Ngoài ra, khí ở khắp nơi, ngoài tác dụng chung như trên, còn mang tính chất của các bộ phận mà nó trú ngụ: thận khí, can khí, vị khí, kinh khí, …
*/Nguyên khí (còn gọi là sinh khí, chân khí, khí của chân nguyên)
-Nguồn gốc: do tinh tiên thiên sinh ra, được tàng trữ ở Thận, và bổ xung không ngừng bằng khí của hậu thiên
-Tác dụng: Nguyên khí thông qua tam tiêu, đến và kích thích thúc đẩy các tạng phủ hoạt động và quá trình sinh dục và phát dục của cơ thể. Nguyên khí đầy đủ thì thân thể khoẻ mạnh, trái lại thì tạng phủ sẽ suy kém, sức chống đỡ với bệnh tật yếu
*/Tông khí
-Nguồn gốc: do khí trời kết hợp với chất tinh vi của đồ ăn do Tỳ vị vận hoá tạo thành
-Tác dụng: - Sự vận hành của khí, huyết, hô hấp, tiếng nói, hoạt động tay chân đều có quan hệ mật thiết với tông khí. Tông khí giảm sút còn gây ra huyết ứ
*/Dinh khí
-Nguồn gốc: do chất tinh vi của đồ ăn thức uống được Tỳ vị vận hoá tạo thành
-Tác dụng: Dinh khí đi vào mạch thành một bộ phận của huyết dịch, theo huyết dịch đi toàn thân → Dinh khí sinh ra huyết và dinh dưỡng toàn thân
*/Vệ khí
-Nguồn gốc: bắt nguồn từ tiên thiên, do dương khí của Thận sinh ra, được bổ xung không ngừng bằng các chất tinh vi của đồ ăn do tỳ vị vận hoá ra, hoạt động được do sự tuyên phát của Phế → Vệ khí gốc ở hạ tiêu (Thận), được nuôi dưỡng do trung tiêu (Tỳ), khai phát ở thượng tiêu (Phế)
-Tác dụng: Vệ khí đi ngoài mạch, phân bố toàn thân, trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì làm ấm cơ nhục, da lông, làm đóng mở tuyến mồ hôi. Vệ khí có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập
3/Huyết
-Nguồn gốc: - Do chất tinh vi của thuỷ cốc được tỳ vị vận hoá ra    → Huyết có quan hệ
        - Do dinh khí đi ở trong mạch                                       mật thiết với các
        - Do tinh được tàng trữ ở thận sinh ra                                tạng Tỳ Phế Thận
-Tác dụng: Được khí thúc đẩy, huyết đi theo mạch nuôi dưỡng toàn thân, bên trong là ngũ tạng lục phủ, bên ngoài là cơ nhục cân cốt. Huyết đầy đủ thì cơ thể khoẻ mạnh
4/Tân dịch là chất nước của cơ thể, tân là chất nước trong, dịch là chất đục
-Nguồn gốc: do chất dinh dưỡng đồ ăn hoá ra, nhờ sự khí hoá của tam tiêu đi vào các tạng phủ, khớp xương, nước bọt, dịch dạ dày, …
-Tác dụng: - Tân đi toàn thân, tưới và nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, da và tạo thành huyết dịch, không ngừng bổ xung nước cho huyết dịch
     - Dịch bổ xung cho tinh, tuỷ làm khớp xương cử động dễ dàng, nhuận da lông
5/Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và tư duy của con người, là biểu hiện bên ngoài của tinh khí huyết và tân dịch. Thần còn là sự biểu hiện bên ngoài của tình trạng sinh lý, bệnh lý các tạng phủ trong cơ thể
-Tinh và Khí là cơ sở vật chất của Thần, do tiên thiên và hậu thiên sinh ra. Trong cơ thể khí huyết thịnh vượng, ngũ tạng lục phủ điều hoà thì tinh thần sung túc.
-Trong chẩn đoán, tình trạng tinh thần của người bệnh có giá trị chẩn đoán rất lớn để đánh giá tiên lượng bệnh “còn thần thì sống, mất thần thì chết”






II/NGŨ TẠNG (Tạng là các bộ phận có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân dịch, …)
1/TẠNG TÂM
a/Sinh lý Tạng Tâm
*/Tâm chủ thần chí (Thần chí là các hoạt động về tinh thần, tư duy)
-Tinh và huyết là cơ sở cho hoạt động tinh thần, tâm chủ về huyết → tâm chủ về thần chí
-Tâm là nơi cư trú của thần → “Tâm tàng thần”
-Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần tỉnh táo sáng suốt. Tâm huyết ko đầy đủ → hồi hộp, hay mê, mất ngủ, hay quên. Tâm huyết có nhiệt → mê sảng, hôn mê
*/Tâm chủ huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt
-Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân. Tâm khí đầy đủ, huyết dịch vận hành không ngừng, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện ở nét mặt hồng hào tươi nhuận. Tâm khí giảm sút, sự cung cấp huyết dịch kém đi → sắc mặt xanh xao, có khi huyết dịch ứ trệ gây các chứng mạch sáp, kết lại, ứ huyết, …
*/Tâm khai khướu ra lưỡi
-Biệt lạc của Tâm thông ra lưỡi, khí huyết của Tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi. Trên lâm sàng, xem chất lưỡi để chẩn đoán bệnh ở Tâm (chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt, chất lưỡi nhạt là huyết hư, chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết là huyết ứ trệ, …)
*/Tâm chủ bào lạc là tổ chức bên ngoài của Tâm để bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào tâm
-Trên lâm sàng, các triệu chứng bệnh của Tâm và Tâm bào lạc giống nhau (vd: trong bệnh truyền nhiễm có sốt (ôn bệnh) chứng hôn mê được gọi là “nhiệt nhập tâm bào” giống như chứng hôn mê của tâm nhiệt)
*/Tâm hoả sinh Tỳ thổ, khắc Phế kim, bị Thận thuỷ khắc
Quan hệ biểu lý với Tiểu trường
b/Bệnh lý Tạng Tâm
b1/Hư chứng
*/Tâm dương hư, tâm khí hư là HC bệnh hay gặp ở người già (lão suy) do 1 số bệnh khác như thiểu năng ĐM vành hoặc mất mồ hôi, mất tân dịch nhiều làm ảnh hưởng khí huyết
-Lâm sàng: (chung) trống ngực, thở ngắn, tự hãn, hoạt động lao động bệnh tăng lên
+ Tâm khí hư: (thêm) sắc mặt xanh, người mệt mỏi vô lực, lưỡi nhạt mềm bệu, rêu trắng, mạch hư
+ Tâm dương hư: (thêm) người lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt xanh, lưỡi nhạt tím, mạch nhược kết đại
+ Tâm dương hư thoát (choáng, truỵ mạch): (thêm) ra mồ hôi ko ngừng, chân tay quyết lạnh, môi xanh tím, thở nhỏ yếu, lưỡi tím xám, mạch vi muốn tuyệt
-  Pháp θ:     Tâm khí hư → bổ ích tâm khí;   Tâm dương hư thoát → ôn thông tâm dương
*/Tâm huyết hư và tâm âm hư do sự sinh ra huyết giảm sút hoặc xảy ra sau khi mất máu (phụ nữ sau sinh, rong huyết, chấn thuơng, …)
-   Lâm sàng: (chung) trống ngực, hồi hộp, kinh sợ, vật vã mất ngủ,hay quên
+ Tâm huyết hư: (thêm) hoa mắt chóng mặt, sắc mặt xanh, môi nhợt, lưỡi nhạt, mạch yếu
+ Tâm âm hư: (thêm) sốt nhẹ, tự hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác
-   Pháp θ:     Tâm huyết hư → dưỡng tâm huyết, an thần
Tâm âm hư → tư dưỡng tâm âm, an thần
b2/Thực chứng
*/Tâm hoả thịnh: do tình trí, lục dâm hoá hoả ở bên trong cơ thể, ăn đồ cay béo nhiều hoặc uống nhiều thuốc nóng gây ra
-  Lâm sàng:vật vã ko ngủ, khát, lưỡi miệng lở đau, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ, mạch sác
-  Pháp θ: Thanh tâm tả hoả
Tâm huyết ứ đọng do trở ngại: do tâm khí hư, tâm dương hư hoặc gặp lạnh, tình chí bị kích động, đàm trọc ngưng tụ sinh ra chứng ứ đọng huyết ở tâm
-   Lâm sàng: trống ngực, đau vùng trước tim, lúc đau lúc ko lan lên vai. Nặng thì tay chân lạnh, mặt môi móng tay xanh tím, lưỡi đỏ hoặc có điểm tím, mạch tế hoặc sáp
-   Pháp θ:     Hoạt huyết khứ ứ. Choáng nặng → hồi dương cứu nghịch
*/Đàm hoả nhiễu tâm, đàm mê tâm khiếu: do tinh thần bị kích động gây khí kết lại sản sinh ra thấp, thấp hoá đàm trọc gây trở ngại đến tâm
-   Lâm sàng: (chung) tinh thần khác thường, thần trí hỗn loạn
+ Đàm hoả nhiễu tâm: (thêm) vật vã, mất ngủ, dễ kinh sợ, miệng đắng. Nặng thì nói lung tung, cười nói huyên thuyên, thao cuồng, đánh mắng người, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt hữu lực
+ Đàm mê tâm khiếu: (thêm) tinh thần đần độn, nói một mình, nặng thì đột nhiên ngã lăn ra, đờm khò khè, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm huyền hoạt
-   Pháp θ:     Đàm hoả nhiễu tâm → thanh tâm tả hoả;       Đàm mê tâm khiếu → trừ đàm khai khiếu
2/TẠNG CAN
a/Sinh lý Tạng Can
*/Can chủ tàng huyết (Tàng huyết là tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể)
-   Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu về huyết dịch ít, máu được tàng trữ ở Can, lúc hoạt động, lao động, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi cao hơn, Can lại bài xuất khối lượng máu dự trữ để cung cấp kịp thời
-   Chức năng tàng huyết của Can bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ và sinh ra các triệu chứng bệnh (Vd: Can huyết không đầy đủ → hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít, … Can khí bị xúc động, huyết đi lạc đường → có thể thấy xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh, …)
*/Can chủ sơ tiết (Sơ tiết là sự thư thái, thông thường, còn gọi là “điều đạt”)
-   Can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành khí của tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà. Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý
-   Về tình trí: ngoài Tâm còn do Can phụ trách. Can khí bình thường → khí huyết vận hành điều hoà, tinh thần thoải mái. Can huyết sơ tiết kém → khí bị uất kết (Can khí uất kết: ngực sườn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh) hay hưng phấn quá độ (Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt chóng mặt ù tai, …)
-   Về tiêu hoá: sự sơ tiết của Can có ảnh hưởng lớn đến sự thăng giáng của Tỳ vị. Nếu can khí uất kết hay can khí hoành nghịch → đau cạnh sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy gọi là chứng “can tỳ bất hoà” hay “can vị bất hoà”,
*/Can chủ cân, vinh nhuận ra móng chân, móng tay (Cân là cân mạch gồm khớp, gân, cơ)
-  Cân mạch phụ trách việc vận động của cơ thể. Can chủ cân tức là Can nuôi dưỡng các cân bằng huyết của can. Can huyết đầy đủ → cân mạch được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt. Can huyết hư → tê bại, chân tay run, co quắp, teo cơ, cứng khớp, … Nếu sốt cao, huyết dịch hao tổn không dưỡng cân → gây co giật, tay chân co quắp
-  Móng tay móng chân là phần thừa của cân mạch → tình trạng thiếu đủ của Can huyết sẽ có những biểu hiện ra tính chất của móng chân móng tay (hồng nhuận, biến dạng, …)
*/Can khai khướu ra mắt
-  Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng Can vì Can tàng huyết và kinh can đi lên mắt
-  Can khí thực do phong nhiệt → gây chứng mắt đỏ sưng đau; Can huyết hư → gây quáng gà, giảm thị lực; Can phong nội động → gây miệng méo, mắt lác, …
*/Can mộc sinh Tâm hoả, khắc Tỳ thổ, bị Phế kim khắc
Quan hệ biểu lý với Đởm

b/Bệnh lý Tạng Can
b1/Can khí uất kết: do tinh thần bị kích động làm Can khí uất lại gây cho khí huyết vận hành ko thông xướng
-  Lâm sàng: đau vùng mạng sườn, ngực sườn đầy tức. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, trc khi hành kinh vú căng trướng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền Pháp θ: Sơ can giải uất
B2/Can hoả thượng viêm: do Can khí uất hoá hoả, hoả viêm ở bên trên hay bức huyết ra ngoài mạch gây nên chảy máu
-  Lâm sàng: hoa mắt, nhức đầu, ù tai, phiền táo, dễ cáu, mặt đỏ, miệng đắng, nước tiểu vàng, có khi ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác      Pháp θ: Thanh can hoả
B3/Thấp nhiệt ở can kinh: do thấp nhiệt ở bên trong làm khí của can kinh bị ứ trệ, việc sơ tiết của Can & sự tiết mật của Đởm bị trở ngại
-  Lâm sàng: mạng sườn đau tức, vàng da, tiểu tiện ngắn đỏ, phụ nữ ra khí hư màu vàng hôi, ngứa âm đạo, nam giới tinh hoàn sưng đau, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác     Pháp θ: Thanh thấp nhiệt ở Can Đởm
B4/Can phong nội động (Nội phong): do sốt cao gây co giật; Can thận âm hư, can dương nổi lên sinh phong hoặc Can huyết hư ko nuôi dưỡng đc cân mạch
+ Nhiệt cực sinh phong: (sốt cao co giật) sốt cao hôn mê, gáy cứng, có khi người uốn cong, tay chân co quắp, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác
+ Can dương vượng: (2 mức độ)
-  Can dương thượng xung: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, phiền não hay cáu, mất ngủ hay quên, chất lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch huyền
-  Trúng phong: đột nhiên ngã, lưỡi cứng, nói khó, liệt 1/2 người, có khi hôn mê bất tỉnh
+ Can huyết hư sinh phong: đau đầu chóng mặt, hoa mắt, chân tay co quắp, run, tê bì, thị lực giảm, sắc mặt hơi vàng, kinh nguyệt ít và nhạt màu, lưỡi nhạt ít rêu, mạch huyền tế
-  Pháp θ:     Nhiệt cực sinh phong → Thanh nhiệt tức phong
Can dương vượng → Bình can tức phong 
Can huyết hư sinh phong → Dưỡng huyết tức phong
B5/Hàn trệ ở Can kinh: do hàn xâm nhập vào kinh can làm can khí ngưng trệ không thông
-  Lâm sàng: đau bụng vùng hạ vị lan xuống tinh hoàn, tinh hoàn sưng to sa xuống, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhuận, mạch trầm huyền
-  Pháp θ:     Tán hàn noãn can
3/TẠNG TỲ
a/Sinh lý Tạng Tỳ
*/Tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp, thuỷ cốc
-  Vận hoá thuỷ cốc: là sự tiêu hoá, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn. Sau khi tiêu hoá, các chất tinh vi được Tỳ hấp thu → chuyển vận lên Phế → đưa vào Tâm mạch để đi nuôi dưỡng các tạng phủ, tứ chi, cân, não, …
-  Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ mạnh gọi là sự “kiện vận” thì sự hấp thu tốt. Nếu Tỳ mất “kiện vận” sẽ gây các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn kém, ỉa chảy, mệt mỏi, gầy, …
-  Vận hoá thuỷ thấp: là sự chuyển hoá nước trong cơ thể, do sự vận hoá của Tỳ phối hợp với sự túc giáng của Phế và sự khí hoá của Thận. Tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng → rồi chuyển xuống Thận → ra Bàng quang, bài tiết ra ngoài.
-  Sự vận hoá thuỷ thấp của Tỳ kém sẽ gây ra chứng đàm ẩm, khiến cho nước tràn ra tứ chi gây phù thũng, xuống đại trường gây ỉa chảy, đến khoang bụng thành cổ trướng, …
*/Tỳ thống huyết (nhiếp huyết) (là sự quản lý, khống chế huyết)
-  Tỳ vận hoá đồ ăn và là nguồn gốc của khí và huyết. Ngoài ra Tỳ còn thống huyết. Tỳ khí mạnh → huyết sẽ đi trong mạch, được khí thúc đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể. Tỳ khí hư không thống được huyết →  huyết sẽ đi ra ngoài gây các chứng xuất huyết như rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày, …
*/Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi
-  Tỳ đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục. Tỳ khí đầy đủ → cơ nhục rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng linh hoạt. Tỳ khí yếu → cơ nhục mềm nhẽo, trương lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, gây các chứng thoát vị (sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày, …)
*/Tỳ khai khướu ra miệng, vinh nhuận ra môi (Khai khướu nói về sự ăn uống, khẩu vị)
-  Tỳ mạnh → muốn ăn, ăn ngon miệng. Tỳ hư → chán ăn, miệng nhạt
-  Tỳ chủ về cơ nhục, lại khai khướu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi; Tỳ mạnh → môi hồng nhuận. Tỳ hư → môi thâm xám, nhạt màu.
*/Tỳ thổ sinh Phế kim, khắc Thận thuỷ, bị Can mộc khắc
Quan hệ biểu lý với Vị

b/Bệnh lý Tạng Tỳ
b1/Hư chứng
*/Tỳ khí hư: do tạng người yếu, lao động quá sức, ăn uống kém dinh dưỡng
-  Lâm sàng: (chung) ăn kém, tiêu hoá kém, mệt mỏi vô lực, thở ngắn, ngại nói, sắc mặt vàng hay trắng
+ Tỳ mất kiện vận: (thêm) đầy bụng, ăn xong càng đầy, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch hư
+ Tỳ hư hạ hãm: (thêm) ỉa chảy, lị mãn tính, các chứng sa (trực tràng, dạ con, dạ dày hay các nội tạng khác) chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược
+ Tỳ hư ko thống huyết: (thêm) đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong kinh, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược
-  Pháp θ:     Tỳ mất kiện vận→ Kiện tỳ ích khí
Tỳ hư hạ hãm → Ích khí thăng đề
Tỳ hư ko thống huyết → Kiện tỳ nhiếp huyết
*/Tỳ dương hư: do tỳ khí hư hay do ăn đồ sống lạnh làm tổn thương dương khí của tỳ
-  Lâm sàng: trời lạnh đau bụng, đầy bụng có lúc giảm, chườm nóng đỡ đau, ỉa chảy, người lạnh, tay chân lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì
-  Pháp θ:     Ôn trung kiện tỳ
B2/Thực chứng
*/Tỳ bị hàn thấp: do ăn uống phải đồ lạnh hoặc bị cảm mưa lạnh ẩm thấp gây bệnh cho Tỳ làm mất chức năng vận hoá
-  Lâm sàng: ăn xong bụng trướng, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn mửa, người mệt nặng nề, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, miệng ko khát, phụ nữ ra khí hư trắng nhiều, rêu lưỡi trắng dày, mạch nhu hoãn
-  Pháp θ:     Ôn trung hoá thấp
*/Tỳ bị thấp nhiệt
-  Lâm sàng: bụng trướng đầy, lợm giọng buồn nôn, người mệt, thân thể nặng nề, hoàng đản sắc vàng tươi, sốt, miệng đắng, nước tiểu ít mà vàng, rêu lưỡi vàng dày, mạch nhu sác
-  Pháp θ:     Kiện tỳ trừ thấp, thanh nhiệt
4/TẠNG PHẾ
a/Sinh lý Tạng Phế
*/Phế chủ khí, chủ hô hấp
-  Phế là nơi trao đổi khí: hít khí thanh, thải khí trọc → Phế chủ hô hấp
-  Phế chủ khí, vì phế có liên quan đến tông khí. Tông khí được tạo thành bởi khí của đồ ăn do Tỳ khí đưa tới kết hợp với khí trời do Phế khi đưa tới. Tông khí được đưa vào tâm mạch đi toàn thân dinh dưỡng tổ chức
-  Phế khí bình thường, đường hô hấp thông → hơi thở điều hoà. Phế khí hư kém → khó thở, thở nhanh, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi không có sức, …
*/Phế chủ tuyên phát, túc giáng
-  Tuyên phát: là sự thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân; bên trong đi vào các tạng phủ, kinh lạc; bên ngoài đi tới bì mao, cơ nhục, không nơi nào không đến. Phế khí không tuyên → gây sự ủng trệ (tức ngực, ngạt mũi, khó thở, …)
-  Túc giáng: là đưa phế khí đi xuống. Phế khí đi xuống là thuận. Phế khí nghịch lên trên → uất tại phế (khó thở, suyễn tức..
*/Phế chủ bì mao, thông điều thuỷ đạo
-  Bì mao là phần ngoài cùng của cơ thể (da, lông, tuyến mồ hôi, …) là nơi tà khí bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Phế tuyên phát sẽ đem các chất dinh dưỡng cho bì mao
-  Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao để chống đỡ ngoại tà → khi có bệnh ở phần biểu thường thấy xuất hiện các chứng ở vệ và phế phối hợp với nhau (Vd: ngoại cảm phong hàn có sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho, …). Phế khí hư yếu, không tuyên phát ra bì mao → làm da lông khô sáp, lưa thưa → cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm sút nên dễ bị cảm mạo, …
-  Thông điều thuỷ đạo: Phế chủ tuyên phát, túc giáng → nước trong cơ thể được bài tiết ra qua mồ hôi, hơi thở, đại tiện nhưng chủ yếu là do nước tiểu. Phế khí đưa nước tiểu xuống thận, ở thận nước tiểu được khí hoá một phần đưa xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài.
-  Trên lâm sàng, bệnh phù thũng do phong thuỷ (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế lợi niệu
*/Phế khai khướu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói
-  Mũi là khướu của Phế, để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí. Phế khí bình thường → hô hấp điều hoà. Phế khí trở ngại (ngoại tà xâm nhập) → ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi → Pháp điều trị vẫn lấy tuyên phế là chính
-  Phế chủ về tiếng nói và thông ra họng. Bệnh ở Phế luôn thấy xuất hiện các chứng ở họng và tiếng nói, thông ra họng, mất tiếng, …
*/Phế kim sinh Thận thuỷ, khắc Can mộc, bị Tâm hoả khắc
Quan hệ biểu lý với Đại trường

b/Bệnh lý Tạng Phế
b1/Hư chứng
*/Phế khí hư: do ho lâu ngày tổn thương phế khí; Do Tỳ hư không vận hoá đồ tinh vi của thuỷ cốc; Ngoài ra tâm, thận khí hư cũng ảnh hưởng đến phế
-  Lâm sàng: ho ko có sức, thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự hãn, sắc mặt trắng, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược
-  Pháp θ:     Bổ ích phế khí
*/Phế âm hư: do mắc bệnh lâu ngày hay bệnh mới mắc làm tổn thương đến phế âm. Có 2 mức độ
+ Phế âm hư: ho ngày càng nặng, ko có đờm hoặc đờm ít mà dính, họng khô ngứa, ng gày, chất lưỡi hơi đỏ, ít tân dịch,mạch tế vô lực
+ Âm hư hoả vượng: (thêm) ho ra máu, miệng khô khát, triều nhiệt, đạo hãn, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác
-  Pháp θ:     Phế âm hư → Tư âm dưỡng phế;         Âm hư hoả vượng → Tư âm giáng hoả
B2/Thực chứng
*/Phong hàn thúc Phế: do phong hàn làm phế khí ko tuyên giáng
-  Lâm sàng: ho, tiếng ho mạnh, có khi suyễn, đờm loãng trắng, dễ khạc, miệng ko khát, chảy nước mũi, sợ lạnh, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn
-  Pháp θ:     Tán hàn tuyên Phế
*/Phong nhiệt phạm Phế do phong nhiệt làm phế khí ko tuyên giáng
-  Lâm sàng: ho đờm vàng dính khó khạc, miệng khô, thích uống, nước mũi đục, đau họng, ho khạc đờm dính máu, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác
-  Pháp θ:     Thanh nhiệt tuyên phế
*/Đàm trọc trở ngại Phế: do đàm thấp làm phế khí mất tuyên giáng
-  Lâm sàng: ho đờm nhiều, sắc trắng dễ khạc, thấy khò khè tức ngực, rêu lưỡi vàng trắng dày, mạch hoạt
+ Đàm thấp thì b/n sợ lạnh, đờm loãng, gặp lạnh bệnh càng tăng.
+ Ẩm tà ngưng lại ở phế: ngực sườn đầy tức, ho, đau ngực, rêu lưỡi trắng mỏng
-  Pháp θ:     Táo thấp hoá đàm
5/TẠNG THẬN
a/Sinh lý tạng Thận
*/Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể (Lưng là phủ của Thận)
-  Tinh tiên thiên - Tinh hậu thiên đều được tàng trữ ở Thận gọi là Thận tinh (Thận dương, Nguyên dương, Chân dương, Mệnh môn hoả). Tinh biến thành khí nên còn có Thận khí
-  Thận tinh và Thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ lúc nhỏ tới già như mọc răng, tuổi trưởng thành sinh con cái (Thiên quí thịnh) và lão suy (Thiên quý suy)
-  Sách Nội kinh nói: Con gái 7 tuổi → thiên quý thịnh: răng thay tóc dài; 14 tuổi → thiên quý đến, mạch nhâm thông với mạch xung, vì vậy lúc đó người con gái thấy kinh. Thường đời người con gái có 7 thiên quý (7x7 = 49) lúc đó mạch nhâm yếu, mạch xung kém, thiên quý cạn hết, kinh nguyệt không còn nên thân thể yếu đuối”; “Con trai 8 tuổi → Thận khí thực, tóc tốt, răng thay; 16 tuổi Thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí đầy; 24 tuổi thận khí điều hoà, thân thể cường tráng mạnh khoẻ; 64 tuổi thận khí kém, tóc rụng, răng khô, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý cạn nên râu tóc bạc, người mệt mỏi”
-  Thận âm và Thận dương nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhau giữ thế quân bình về âm dương. Nếu thận hư không có hiện tượng hàn hay nhiệt → gọi là Thận tinh hư hay Thận khí hư. Nếu có hiện tượng nội nhiệt → Thận âm hư. Nếu có hiện tượng ngoại hàn (sợ lạnh, tay chân lạnh) → Thận dương hư
*/Thận chủ về khí hoá nước (Khí hoá nước là đem nước do đồ ăn uống đưa tới tưới cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài)
-  Sự chuyển hoá nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: Tỳ vận hoá hấp thu → đưa lên Phế; Phế → túc giáng xuống Thận, ở Thận được khí hoá, những chất trong được đưa lên Phế phân bố đi toàn thân, những chất đục được đưa xuống Bàng quang thải ra ngoài. Trên lâm sàng, căn cứ vào vị trí trở ngại → chữa chứng phù thũng ở tỳ, ở phế hay ở thận
*/Thận chủ cốt tuỷ, thông với não (não là bể của tuỷ), vinh nhuận ra tóc
-  Tinh được tàng trữ ở Thận, tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xương, nuôi dưỡng xương nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Thận hư làm sự phát dục của cơ thể giảm sút → gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu
-  Tuỷ ở cột sống lên não, Thận sinh tuỷ nên gọi là Thận thông với não, Thận không ngừng bổ xung tinh tuỷ cho não. Thận hư (thường do tiên thiên) làm não không phát triển (trí tuệ chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém thông minh, …)
-  Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở Thận, tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết, được huyết nuôi dưỡng → Thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy của Thận có quan hệ mật thiết tới tóc (Vd: bẩm sinh Thận khí bất túc thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên khoẻ mạnh thì tóc tốt nhuận, người già thận khí yếu thì tóc bạc, rụng tóc, …). Vì vậy nói “Thận vinh nhuận ra ở tóc
*/Thận chủ nạp khí (Nạp khí: là không khí do Phế hít vào được giữ lại ở Thận) Nếu thận hư không nạp được Phế khí làm phế khí nghịch lên → gây chứng ho hen, khó thở. Trên LS, chữa chứng hen suyễn, chứng ho ở người già, bằng phương pháp bổ thận nạp khí
*/Thận khai khướu ra tai, tiền âm, hậu âm. Thận chủ nhị tiện
-  Tai do Thận tinh nuôi dưỡng, Thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc. Ở người già, Thận khí, Thận tinh suy yếu nên hay gặp chứng ù tai, điếc
-  Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ. Thận chủ về khí hoá bài tiết nước tiểu và sự sinh dục → Thận chủ về tiền âm. Thận hư hay gặp chứng đi tiểu luôn ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em, chứng di tinh, ra khí hư, …
-  Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tạng Tỳ đảm nhiệm. Nhưng Tỳ dương được Thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài → Thận chủ về hậu âm. Nếu thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện ở người già.
-  Hậu âm và tiên âm thường quản lý đại tiện và tiểu tiện nên còn nói “Thận chủ nhị tiện
*/Thận thuỷ sinh Can mộc, khắc Tâm hoả, bị Tỳ thổ khắc
Quan hệ biểu lý với Bàng quang

b/Bệnh lý Tạng Thận
b1/Thận dương hư
-  Lâm sàng: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lưng, liệt dương, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì, hoặc 2 mạch xích vô lực
+ Thận khí hư ko cố sáp: (thêm) di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, có khi ko tự chủ, đái dầm, ỉa lỏng ở người già
+ Thận hư ko nạp khí (thêm) hen suyễn, khó thở, mạch phù vô lực
+ Thận hư ko khí hoá bài tiết được nước: (thêm) phù toàn thân nhất là 2 chi dưới, ấn lõm, bụng đầy, đái ít, khó thở, chất lưỡi nhạt mềm bệu, mạch trầm tế
-  Pháp θ:     Ôn bổ thận dương.                     Ngoài ra      Thận khí hư ko cố sáp → Cố nhiếp thận khí
Thận hư ko nạp khí → Ôn bổ thận khí         
Thận hư ko khí hoá bài tiết được nước → Ôn dương lợi thuỷ
B2/Thận âm hư: do mất máu, mất tinh dịch, tinh bị hao tổn gây ra (hay gặp ở những bệnh do sốt cao kéo dài, mắc bệnh lâu ngày hoặc uống thuốc nóng lâu ngày)
-  Lâm sàng: có nhiều biểu hiện của hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt): hoa mắt, chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác
-  Pháp θ:     Bổ thận âm
III/LỤC PHỦ
1/Phủ Tiểu trường Quan hệ biểu lý với tạng Tâm
-  Nhiệm vụ cơ bản là Thăng thanh giáng trọc. Thanh (chất trong) hấp thu ở tiểu trường → qua Tỳ đi nuôi dưỡng toàn thân → cặn bã xuống Bàng quang → bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu. Trọc (chất cặn bã) từ tiểu trường→ xuống đại trường → bài tiết ra ngoài qua đường phân
Bệnh lý ở Tiểu trường gồm có:
*/Tâm hoả vuợng → nhiệt di xuống tiểu trường gây nên các triệu chứng về tâm hoả kèm theo tiểu tiện ngắn đỏ, thậm chí đái buốt, đái ra máu, môi miệng lở loét sưng đau → Pháp: Thanh tâm lợi niệu
*/Tiểu trường hư hàn giống Tỳ hư
*Tiểu trường khí thống giống chứng hàn phạm vào Can kinh

2/Phủ Đởm Khí thừa của Can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp (mật) dự trữ trong Đởm
-  Quan hệ biểu lý với Can, chứa dịch mật do Can bài tiết → tham gia tiêu hoá thức ăn
-  Can chủ về mưu lự; Đởm chủ về quyết đoán → là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ dám làm
-  Chất mật có màu xanh, vàng, vị đắng → khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng. Các bệnh về Can đởm hay phối hợp với nhau

3/Phủ Vị (Bảo vệ Vị khí là một nguyên tắc chữa bệnh của YHCT)
-  Vị chủ thu nạp (chứa đựng) thức ăn và làm nhừ thức ăn → rồi đưa xuống Tiểu trường
-  Quan hệ biểu lý với Tỳ, đều giúp cho sự vận hoá đồ ăn →  Tỳ vị là gốc của hậu thiên
-  Tỳ - Vị (Vị khí) là yếu tố cơ bản duy trì sự sống con người → trên lâm sàng rất chú trọng đến sự thịnh suy của Tỳ Vị và dùng để tiên lượng bệnh
Bệnh lý ở vị gồm 4 hội chứng sau:
*/Vị hàn: do ăn uống đồ lạnh gây ra
-  Triệu chứng: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, gặp lạnh đau, chườm nóng thì đỡ, nôn ra nước trong, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì hoặc trầm huyền → Pháp: Ôn vị tán hàn
*/Vị nhiệt: do vị dương bẩm tố mạnh, tình trí có hoả, ngoại tà vào trong hoá hoả, ăn đồ cay béo ngọt nên gây ra bệnh
-  Triệu chứng: đau vùng vị quản, cảm giác như bỏng, miệng khát, thích uống nước lạnh, ăn mau tiêu, mau đói, răng lợi sưng đau, miệng hôi, ợ chua ợ hơi, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác → Pháp: Thanh tả vị hoả
*/Ứ đọng thức ăn ở vị: do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều, tổn thương đến tỳ vị, không tiêu hoá nên ứ đọng thức ăn
-  Triệu chứng: vùng thượng vị đầy tức, nôn mửa chua hăng, ko muốn ăn nóng, đại tiện lỏng hoặc táo bón, rêu lưỡi dày dính, mạch hoạt → Pháp: Tiêu thực đạo trệ
*/Vị âm hư: hay gặp ở các bệnh cấp tính có sốt (viêm phổi, truyền nhiễm, …) do sốt cao làm tổn thương tân dịch
-  Triệu chứng: họng và miệng khô, ko muốn ăn uống hoặc đoó mà ko muốn ăn, vật vã trằn trọc, sốt nhẹ, đại tiện táo, nôn khan, chất lưỡi hồng, rêu ít hoặc không có, mạch tế sác → Pháp: Tư dưỡng vị âm

4/Phủ Đại trường Quan hệ biểu lý với tạng Phế
-  Chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã từ Tiểu trường đưa xuống
Bệnh lý ở Đại trường gồm có:
*/Đại trường thấp nhiệt: hay gặp ở mùa thu, gây hội chứng lỵ và ỉa chảy nhiễm khuẩn
-  Triệu chứng: đau bụng, đi lỵ, mót rặn, đại tiện ra máu mũi, rát nóng hậu môn, nước tiểu ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền hoạt sác → Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp, hành khí
*/Táo bón do dịch đại trường giảm: do nhiệt kết bên trong, vị âm hư đi xuống đại trường. hay gặp ở người già, phụ nữ sau sinh, người bị bệnh có sốt cao
-  Triệu chứng: đại tiện khô táo, khó đi ngoài, nhiều ngày đi một lần, kèm thêm hoa mắt, hôi miệng, mạch sáp hay tế, chất lưỡi đỏ ít tân dịch, rêu lưỡi vàng khô → Pháp: Nhuận trường thông tiện

5/Phủ Bàng quang
-  Chứa đựng và bài thiết nước tiểu thông qua sự khí hoá và sự phối hợp của tạng Thận
-  Quan hệ biểu lý với Thận, nếu Thận khí hoá ko tốt → bí tiểu, đái rắt, đái nhiều lần hay tiểu tiện không tự chủ
Bệnh lý ở Bàng quang gồm có:
*/Bàng quang thấp nhiệt: viêm bàng quang cấp, sỏi đường tiết niệu
-  Triệu chứng: tiểu tiện khó, đái rắt, đau, tiểu tiện màu vàng, đái đục, đái ra máu mủ hoặc ra sỏi, rêu lưỡi vàng, mạch sác → Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp
*/Bàng quang khí hoá thất thường: đái són, đái nhiều lần, đái dầm, đái ko tự chủ đều do Thận dương hư (Thận khí bất cố)
6/Phủ Tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu) Chủ về bảo vệ tạng phủ trong cơ thể
-  Khí hoá và vận chuyển đồ ăn qua ba tầng tam tiêu
-  Thượng tiêu (gồm Tâm, Phế): Phế chủ hô hấp, phân bố khí và chất dinh dưỡng vào huyết mạch → được Tâm khí đưa đi toàn thân
-  Trung tiêu (gồm Tỳ, Vị): Tỳ Vị vận hoá và hấp thu đồ ăn và đưa nước lên Phế
-  Hạ tiêu (gồm Can, Thận) Phân thanh giáng trọc; Tinh tàng trữ ở Thận; Các chất cặn bã thải ra ngoài qua đường đại tiện, tiểu tiện
QUAN HỆ TẠNG - TẠNG
1/Tâm - Phế
-  Tâm chủ huyết, Phế chủ khí → Tâm và Phế phối hợp làm khí huyết vận hành, duy trì các hoạt động cơ thể. Khí thuộc dương, Huyết thuộc âm → khí thúc đẩy huyết vận hành, huyết đi kéo theo khí. Nếu khí không thúc đẩy huyết sẽ ngưng lại gây ứ huyết. Nếu không có huyết, khí mất chỗ dựa phân tán mà không thu lại được. Trên lâm sàng thường gặp:
*/Phế khí hư nhược: Tông khí trong tâm mạch không đầy đủ → Tâm Phế đều hư → Tâm khí không thúc đẩy âm huyết, gây ứ huyết, làm đau vùng ngực (vd: xơ cứng mạch vành)
*/Tâm khí không đầy đủ: gây ứ huyết → làm trở ngại đến Phế mạch → Phế khí không tuyên giáng gây chứng hen suyễn
-  Tâm chủ về hoả, Tâm hoả vượng ảnh hưởng đến Phế âm, một mặt xuất hiện các chứng tâm phiền, mất ngủ, … một mặt xuất hiện các chứng ho, ho ra máu
*/Tâm Phế khí hư: ho lâu ngày, thở ngắn, trống ngực, sắc mặt trắng, có thể xuất hiện môi xanh tím, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược → Pháp: Bổ ích Tâm Phế
2/Tâm - Tỳ
-  Tâm chủ huyết, Tỳ sinh huyết. Nếu tỳ khí hư không vận hoá được thì tâm huyết sẽ kém → gây hiện tượng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh gọi là chứng */Tâm tỳ hư
Tâm Tỳ hư: trống ngực, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, hay quên, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng, mệt mỏi vô lực, chất lưỡi nhạt bệu, mạch tế nhược → Pháp: Bổ ích tâm tỳ

3/Tâm - Can
-  Can tàng huyết, Tâm chủ huyết → hai tạng phối hợp tạo thành sự tuần hành của huyết. Trên lâm sàng hay thấy xuất hiện chứng Can Tâm âm hư hay Can Tâm */huyết hư (hoảng hốt, hồi hộp, sắc mặt xanh, hoa mắt, chóng mặt, móng tay không nhuận)
-  Can chủ sơ tiết, Tâm chủ về thần chí. Hoạt động tinh thần chủ yếu do hai tạng Tâm và Can phụ trách. Can và Tâm do huyết nuôi dưỡng, khi chúng có bệnh ngoài các chứng trạng về huyết kể trên còn có các chứng trạng về tinh thần như mất ngủ, hay quên, hồi hộp, sợ hãi, giận giữ, …
4/Tâm - Thận
-  Tâm ở trên thuộc hoả, thuộc dương, Thận ở dưới thuộc Thuỷ, thuộc âm. Hai tạng giao nhau để giữ được thế quân bình gọ là “thuỷ hoả ký tế” hay “tâm thận tương giao
-  Trên lâm sàng nếu Thận thuỷ không đầy đủ, không chế ước được Tâm hoả gây các chứng: hồi hộp, mất ngủ, nằm mê, miệng lưỡi lở loét gọi là chứng “Tâm */Thận bất giao” hay “Âm hư hoả vượng
Tâm Thận bất giao: do âm huyết hư hay thận tinh hư dẫn đến vật vã trằn trọc, mất ngủ, trống ngủ, hay quên, hoa mắt ù tai, miệng khô, lưng gối mềm yếu, hay mê, di tinh, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện ngắn đỏ, mạch tế sác
5/Phế - Tỳ
-  Phế chủ khí, Tỳ chủ khí hậu thiên, cả 2 tạng có liên quan với nhau mật thiết. Chứng khí hư trên lâm sàng thường xuất hiện: thở ngắn gấp, nói nhỏ, lười nói (thuộc Phế khí hư) mỏi mệt, ăn kém, ỉa lỏng (thuộc Tỳ khí hư)
*/Phế Tỳ khí hư: ho lâu ngày, thở ngắn ko có sức, đờm nhiều trắng loãng, ăn kém, bụng đầy, ỉa chảy, có khi mặt nề, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược → Pháp: Bổ ích Tỳ phế
6/Phế - Thận
-  Phế chủ khí, Thận nạp khí. Thận hư không nạp được phế khí gây chứng ho, hen suyễn
*/Phế Thận âm hư: do phế âm hao tổn ảnh hưởng đến thận âm. Thận âm hư làm hư hoả bốc lên đốt thêm phế âm làm phế âm càng hư dẫn tới ho đờm ít, thở gấp, lưng gối mềm yếu, gầy, triều nhiệt, nhức xương, ra mồ hôi trộm, di tinh, gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác → Pháp: Tư bổ phế thận
7/Can - Tỳ
-  Can chủ về sơ tiết, Tỳ chủ vận hoá, sự thăng giáng của Tỳ Vị có quan hệ đến sự sơ tiết của Can. Nếu sức tiết của Can bị trở ngại sẽ làm cho sự thăng giáng của Tỳ vị trở nên bất thường, hay gây các chứng: ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, đầy bụng, ợ hơi, … hay gặp ở các bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, */Can Tỳ bất hoà: do can khí uất kết, sơ tiết thất thường ảnh hưởng đến Tỳ gây ra ngực sườn đầy tức, tinh thần uất ức, tình chí hay xúc động, ăn kém, bụng trường, sôi bụng, trung tiện nhiều, đại tiện lỏng → Pháp: Sơ can kiện tỳ
*/Can vị bất hoà: (Can khí phạm vị): ngực sườn đầy tức, vùng thượng vị đau tức, ợ hơi, ợ chua, rêu lưỡi vàng, mạch huyền → Pháp: Sơ can hoà vị
8/Thận - Tỳ
-  Thận dương hay Thận khí giúp cho Tỳ vị vận hoá được tốt. Nếu Thận dương hư thì Tỳ dương cũng hư gây các chứng ỉa chảy ở người già, viêm thận mạn tính (âm thủy)
*/Tỳ Thận dương hư: do thận dương hư ko ôn dưỡng tỳ dương, tỳ dương hư ko vận hoá thuỷ cốc ko nuôi dưỡng Thận gây ra sợ lạnh, tay chân lạnh, người mệt mỏi, đại tiện lỏng hay ngũ canh tả, có thể thấy phù thũng, cổ trướng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược → Pháp: Ôn bổ Tỳ Thận
9/Can - Thận
-  Can tàng huyết, Thận tàng tinh. Can huyết do Thận tinh nuôi dưỡng. Nếu Thận tinh không đầy đủ sẽ làm Can huyết giảm sút
-  Thận có Thận âm - Thận dương, Can có Can âm - Can dương. Nếu Thận âm hư không nuôi dưỡng được Can âm thì Can dương vượng lên như trong bệnh cao huyết áp (nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, mặt đỏ, …)
*/Can Thận âm hư: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau mạng sườn, lưng gối mềm yếu, họng khô, má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, kinh nguyệt ko đều, lưỡi đỏ ko rêu, mạch tế sác. → Pháp: Tư bổ Can Thận
QUAN HỆ TẠNG - PHỦ
1/Tâm - Tiểu trường
-  Tâm quan hệ biểu lý với Tiểu trường, trên lâm sàng nếu tâm nhiệt (sốt cao) thường gây các chứng đái ít, đái đỏ, nước tiểu nóng → pháp điều trị: thanh tâm lợi niệu
2/Tỳ - Vị
-  Tỳ và vị là hai cơ quan giúp cho sự vận hoá đồ ăn. Tỳ chủ vận hoá, vị chủ thu nạp, tỳ ưa táo ghét thấp, vị ưa thấp ghét táo. Tỳ lấy thăng làm thuận, vị lấy giáng làm hoà. Như vậy tính chất của tỳ vị đối lập nhau giữa táo và thấp, giữa thăng và giáng nhưng lại thống nhất với nhau, bổ xung cho nhau để giúp cho việc tiêu hoá được bình thường
-  Khi tỳ vị có bệnh, sự thăng giáng có thể đảo nghịch, tỳ khí đáng lẽ đưa thanh khí lên trên lại đưa xuống dưới gọi là chứng tỳ hư hạ hãm gây ra các bệnh ỉa chảy, sa sinh dục, sa trực tràng, băng huyết, rong huyết, … tỳ khí đáng lẽ đưa trọc khí đi xuống lại đưa lên trên gây ra các chứng nôn mửa nấc
-  Tỳ vị có bệnh gây nên sự đảo lộn về thấp về táo. Tỳ ghét thấp nhưng do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp làm thuỷ thấp đình lại gây các chứng mệt mỏi, phù thũng, ỉa lỏng. Vị ghét táo nhưng do vị hoả quá mạnh làm tân dịch bị khô gây nên vị âm hư có các chứng táo bón, loét miệng, chảy máu chân răng, …
3/Thận - Bàng quang
-  Thuỷ dịch trong cơ thể nhờ sự khí hoá của thận mà các chất trong đưa lên Phế đi nuôi dưỡng toàn thân, những chất đục đưa xuống Bàng quang thải ra ngoài. Thận khí hoá ko tốt → bí tiểu, đái rắt, đái nhiều lần hay tiểu tiện không tự chủ
4/Can - Đởm Khí thừa của Can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp (mật) dự trữ trong Đởm
-  Đởm chứa dịch mật do Can bài tiết ra và tham gia vào quá trình tiêu hoá thức ăn. Các bệnh về Can Đởm hay phối hợp với nhau
5/Phế - Đại trường
-  Phế chủ khí, chủ về tuyên phát và túc giáng. Các chất cặn bã sau khi được tống xuống Đại trường thì nhờ sự tuyên phát của Phế mà đẩy ra ngoài. Ở người già, Phế khí hư kém, các chất cặn bã khó đẩy ra ngoài gây táo bón

B/NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
I/NGOẠI NHÂN (Nguyên nhân bên ngoài)
-  Sáu thứ khí: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt), khi trở thành nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm, lục tà
-  Gây ra những bệnh ngoại cảm (bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, đau dây TK ngoại biên do lạnh, …)
-  Luôn luôn quan hệ với thời tiết: phong (mùa xuân), hàn (mùa đông), thử (mùa hè), táo (mùa thu)
-  Sáu thứ khí hay phối hợp với nhau mà phong hay xuất hiện hơn cả, làm bệnh có tính chất đa dạng như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp, …
-  Phân biệt các chứng do lục khí gây ra (ngoại phong, ngoại hàn) với các chứng do trong cơ thể sinh ra (nội phong, nội hàn)
1/PHONG   Gồm 2 loại: 
-  */Ngoại phong là gió, chủ khí về mùa xuân nhưng mùa nào cũng gây bệnh. Hay phối hợp với các khí khác: hàn, thấp, nhiệt thành phong hàn, phong thấp, phong nhiệt
-  */Nội phong sinh ra do công năng của tạng Can bất thường (Can  phong) → xuất hiện các chứng: co giật, chóng mặt, hoa mắt
a/Đặc tính của Phong
-  Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài → hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể (đầu, mặt) và ở phần ngoài (cơ, biểu) làm da lông khai tiết (ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù, …)
-  Phong hay di động và biến hoá → bệnh do phong hay di chuyển như đau các khớp, đau chỗ này chỗ khác, nứa nhiều chỗ nên gọi là “phong động” bệnh biến hoá nặng nhẹ mau lẹ
b/Các chứng bệnh hay xuất hiện do Phong
-  Phong hàn: - Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù
       - Đau dây TK ngoại biên, đau các khớp do lạnh
       - Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh
-  Phong nhiệt:  - Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm (sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác)
          - Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng. Viêm khớp cấp
-  Phong thấp:  - Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp. Đau các dây thần kinh ngoại biên
c/Chứng nội phong (can phong)
-  Do can khí thực kích động đến cân hay do can huyết hư không nuôi dưỡng cân
     + Sốt cao co giật
     + Cao HA do can thận âm hư làm can dương nổi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt
     + Các TBMM não do nhũn não, chảy máu não do can huyết hư gây các chứng: liệt nửa người, chân tay co quắp

2/HÀN                  Gồm 2 loại: 
-  */Ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông. Gây bệnh bằng hai cách: Thương hàn là hàn phạm vào phần cơ biểu biên ngoài. Trúng hàn là hàn trực trúng vào tạng phủ
-  *Nội hàn do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh
a/Đặc tính của Hàn
-  Hàn là âm tà hay tổn thương dương khí: hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu gây cảm mạo; Hàn phạm vào tỳ vị làm tỳ dương hư không vận hoá được đồ ăn gây ỉa chảy, tay chân lạnh
-  Hàn ngưng trệ, hay gây đau tại chỗ: hàn xâm phạm vào cơ thể gây khí huyết ứ trệ, không thông gây đau như đau dạ dày do lạnh, cước làm xung huyết gây đau
-  Hàn gây co rút, làm bế tắc lại: lạnh gây co cứng cơ gây đau vai gáy, đau lưng, viêm đại tràng co thắt do lạnh, chuột rút các cơ do lạnh
b/Các chứng bệnh hay xuất hiện do Hàn
-  Phong hàn: - Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù
       - Đau dây TK ngoại biên, đau các khớp do lạnh
       - Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh
-  Hàn thấp: - Ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh
c/Chứng nội Hàn (thường do dương hư)
-  Tâm Phế dương hư: - Chứng tắc động mạch vành (mùa lạnh hay gặp)
       - Hen kèm triệu chứng dương hư (do thận dương hư ko nạp phế khí)
-  Tỳ vị hư hàn: - Ăn kém, đau bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, mạch trầm trì (nhược)
-  Thận dương hư: - Người già sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần, …
 - Chứng nội hàn do dương khí kém, vệ khí cũng kém → cơ địa cảm lạnh
3/THỬ         là nắng, chủ khí về mùa hè.
a/Đặc tính của Thử
-    Thử là dương tà hay sốt và hiện tượng viêm nhiệt: khát, mạch hồng, ra mồ hôi. Gây bệnh bằng hai cách: Thương thửTrúng thử
-  Thử có tính thăng tán (đi lên trên và tản ra ngoài) làm mất tân dịch: gây mồ hôi nhiều, mất nước và điện giải có thể gây hôn mê, truỵ mạch
-  Hay phối hợp với thấp lúc cuối hạ sang thu gây ra các chứng ỉa chảy, lỵ
b/Các chứng bệnh hay xuất hiện do Thử
-  Thử nhiệt: - Thương thử (nhẹ): sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt
 - Trúng thử (nặng): say nắng, nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh
-  Thử thấp: - Ỉa chảy về cuối mùa hè, ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ

4/THẤP                Gồm 2 loại: 
-  Ngoại thấp là độ ẩm thấp, chủ khí về cuối mùa hạ, hay gặp ở nơi ẩm thấp
-  Nội thấp do Tỳ hư, vận hoá giảm sút, tân dịch đình lại gây thấp
a/Đặc tính của Thấp
-  Thấp là âm tà hay tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành
-  Thấp làm dương khí của Tỳ vị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hoá thủy thấp gây chứng phù thũng, ảnh hưởng đến vận hoá đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn
-  Thấp hay gây ra chứng nặng nề: đau khớp do thấp chân tay mình mẩy nặng nề, cảm mạo do lạnh kèm thêm đau mỏi toàn thân
-  Thấp hay bài tiết ra các chất đục (thấp trọc): đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm
-  Thấp gây dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như bệnh phong thấp
b/Các chứng bệnh hay xuất hiện do Thấp
-  Phong thấp:  - Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp. Đau các dây thần kinh ngoại biên
-  Hàn thấp: - Ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh
-  Thấp chẩn: - Bệnh chàm
-  Thấp nhiệt: - Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục và tiêu hoá (viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm BQ)
c/Chứng nội Thấp (do Tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp)
-  Ở thượng tiêu: đầu nặng, hoa mắt, tức ngực, khó tiêu, miệng dính, ỉa chảy, tay chân nặng
-  Ở hạ tiêu: phù chân, nước tiểu ít, đục, phụ nữ ra khí hư (đới hạ)

5/TÁO                   Gồm 2 loại: 
-  Ngoại táo là độ khô, chủ khí về mùa thu, xâm nhập bắt đầu từ mũi, miệng, phế và vệ khí vào bên trong cơ thể, chia làm 2 thể: Ôn táoLương táo
-  Nội táo do tân dịch, khí, huyết giảm sút gây ra bệnh
a/Đặc tính của Táo
-  Táo tính khô, hay làm tổn thương tân dịch: mũi khô, họng khô, da khô, đại tiện táo, nước tiểu ít, ho khan ít đờm
b/Các chứng bệnh hay xuất hiện do Táo
-  Lương táo: sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi, họng khô, ho ít đờm, hay gặp ở chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu
-  Ôn táo: sốt cao, ít sợ lạnh, đau đầu, đau ngực, mũi khô, miệng khát, tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, hay gay chứng mất tân dịch và điện giải (âm hư huyết nhiệt) dễ gây biến chứng nhiễm độc TK và vận mạch: nói lảm nhảm, vật vã, hôn mê, xuất huyết. Thường gặp ở các bệnh truyền nhiễm về mùa thu như sốt xuất huyết, viêm não, …
c/Chứng nội Táo
-  Do bẩm tố tạng nhiệt, dùng quá lâu ngày thuốc đắng, thuốc hạ, bệnh sốt cao kéo dài lâu ngày làm tân dịch bị hao tổn gây ra các chứng khát, da tóc lông khô, lưỡi khô, táo, gầy, …
6/HOẢ
-  HoảNhiệt giống nhau, là một khí trong lục dâm, nhưng các khí khác như phong, thấp, hàn, táo cũng có thể hoá hoả, ngoài ra các tạng phủ, tình chí cũng biến hoả (can hoả, tâm hoả, đởm hoả, …)
-  Gồm có: Hư hoảThực nhiệt (hoả do bên ngoài đưa tới)
a/Đặc tính của Hoả
-  Hoả hay gây sốt (sốt cao, phiền táo, mặt đỏ, nước tiểu đỏ, khát, họng đỏ sưng đau) và chứng viêm nhiệt ở phần trên (tâm hoả gây loét lưỡi, vị hoả gây sưng lợi, can hoả gây mắt đỏ sưng đau)
-  Hoả hay đốt tân dịch: gây khát nước, miệng khô, lưỡi khô, táo, nặng có thể mê sảng
-  Nhiệt bức huyết vong hành: phát ban do nhiệt, tổn thương mạch lạc gây nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, ban chẩn trong các bệnh truyền nhiễm
b/Các chứng bệnh hay xuất hiện do Hoả
-  Hoả độc nhiệt độc: - Gây các bệnh nhiễm trùng (mụn, nhọt, viêm họng, viêm phổi, …)
                                  - Gây các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát không có hoặc có biến chứng gây mất nước, nhiễm độc TK, chảy máu, mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát, táo, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng dày, chất lưỡi đỏ giáng, mạch nhanh, có thể thấy mê sảng, hôn mê hoặc nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam
-  Thấp nhiệt: - Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục và tiêu hoá (viêm gan, viêm
đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm BQ)
-  Phong nhiệt:  - Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm (sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác)
          - Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng. Viêm khớp cấp
-  Táo nhiệt: sốt cao, ít sợ lạnh, đau đầu, đau ngực, mũi khô, miệng khát, tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, hay gay chứng mất tân dịch và điện giải (âm hư huyết nhiệt) dễ gây biến chứng nhiễm độc TK và vận mạch: nói lảm nhảm, vật vã, hôn mê, xuất huyết. Thường gặp ở các bệnh truyền nhiễm về mùa thu như sốt xuất huyết, viêm não, …
-  Thử nhiệt: - Thương thử (nhẹ): sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt
 - Trúng thử (nặng): say nắng, nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh
c/Chứng hư nhiệt (nội nhiệt)
-  Do âm hư sinh nội nhiệt (gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, nhức xương, ra mồ hôi trộm, ho khan, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có rêu)
II/NỘI NHÂN (Nguyên nhân bên trong)
-    Bảy thứ tình trí gây ra do những rối loạn về tâm lý là vui (hỉ) - buồn (bi) – lo (ưu) – nghĩ (tư) - giận (nộ) – kinh (kinh) - sợ (khủng)
-  Tình trí bị kích động hay những sang chấn tinh thần gây ra sự mất thăng bằng về âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các bệnh nội thương như cao huyết áp, suy nhược TK, loét dạ dày tá tràng
-  Thất tình và tạng phủ có liên quan mật thiết
-  Tình trí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hoá ra thất tình, can sinh ra giận dữ, tâm sinh ra vui mừng, tỳ sinh ra suy nghĩ, phế sinh ra lo lắng, thận sinh ra kinh sợ
-  Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của phủ tạng: giận hại can, vui hại tâm, nghĩ hại tỳ, lo hại phế, sợ hãi hại thận. Đặc biệt thất tình làm ảnh hưởng tới khí của các phủ tạng: giận làm khí thăng (cáu gắt), vui thì khí hoãn, buồn thì khí tiêu, sợ thì khí hạ
-  Thất tình đặc biệt hay gây các chứng bệnh cho 3 tạng: Tâm, Can, Tỳ
-  Tâm: kinh quý, chính xung, mất ngủ hay quên, tinh thần không ổn định, hoang tưởng, cười nói huyên thuyên, thao cuồng, điên cuồng
-  Can: tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạng sườn đầy tức, phụ nữ đau vú, kinh nguyệt không đều, thống kinh
-  Tỳ: ăn uống kém, không muốn ăn, bụng đầy, đại tiện thất thường, phụ nữ bế kinh rong huyết

III/BẤT NỘI NGOẠI NHÂN (Nguyên nhân khác)
1/Đàm ẩm
-  Đàm ẩm là sản phẩm bệnh lý: đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng, đàm ẩm sau khi sinh ra gây những chứng bệnh mới, đặc biệt phạm vi gây bệnh của đàm rất rộng (không phải chỉ có ho khạc ra đờm)
-  Nguồn gốc: đàm ẩm do tân dịch ngưng tụ biến hoá thành. Do lục dâm, thất tình làm cơ năng 3 tạng Tỳ - Phế - Thận bị ảnh hưởng, tân dịch không phân bố và vận hành được ngưng tụ thành thấp, thấp hoá thành đàm ẩm
-  Đàm ẩm sau khi hình thành: theo khí đi các nơi ở ngoài đến cân xương trong đến tạng phủ, không đâu ko đến, làm ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí mà gây các chứng ở các bộ phận cơ thể
Triệu chứng của đàm ẩm ở các bộ phận cơ thể:
a//Đàm: Phế (hen suyễn, khạc ra đờm); Tâm (tâm quí, điên cuồng) Vị (lợm giọng, nôn mửa) Nghịch lên trên (huyễn vựng); Ngực (tức ngực mà suyễn); Kinh thiếu dương (sốt rét)
b/Ẩm: Tràn ra cơ nhục (gây phù thũng); Ra ngực sườn (gây ho, hen suyễn); Ở tiêu hoá (gây sôi bụng, miệng khô, bụng đầy ăn kém)
Những chứng bệnh gây ra đàm ẩm:
*/Đàm:        - Phong đàm: chứng trúng phong đàm (hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên ngã, khò khè, miệng méo, mắt lệch, lưỡi cứng không nói, hoặc chứng đội nhiên ngã, hôn mê, sùi bọt mép (động kinh)
- Nhiệt đàm: phiền nhiệt, táo bón, đầu mặt nóng, đau họng, điên cuồng
- Hàn đàm: đau xương dữ dội, tay chân không cử động, ho ra đờm lỏng, mạch trầm trì
- Thấp đàm: người nặng nề, yếu, mệt mỏi
- Loa lịch: lao hạch thường ở gáy, nách, bẹn, thành khối, hạch không nóng không đau, ra chất bã đậu, khi vỡ loét khó liền miệng
*/Ẩm:          - Đau mạng sườn, ho khó thở, đau liên sườn hay gặp ở bệnh màng phổi có nước (Huyền ẩm)
- Đau người và nặng nề, tay chân phù, hen suyễn, ko có mồ hôi, sợ lạnh (Yêm ẩm)
- Hen suyễn không nằm được, mặt phù
2/Huyết ứ
-  Ứ huyết là: sự vận hành khí huyết không thông (sung huyết cục bộ hay chảy máu cục bộ)
-  Nguyên nhân: do khí hư , khí trệ → huyết ngưng trệ hoặc chảy máu ở trong cơ thể
a/Triệu chứng biểu hiện ứ huyết:
-  Đau, thường do xung huyết gây chèn ép, tính chất đau cố định một chỗ, cự án
-  Sưng thành khối, hay gặp ở các bệnh ngoại khoa (gẫy xương, ngã, …) hoặc ứ huyết ở các tạng phủ
-  Chảy máu do thoát quản hay gặp đại tiện, tiểu tiện ra máu, chảy máu do rong huyết, rong kinh
-  Ngoài ra còn tìm các triệu chứng chảy máu dưới da, chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp
3/Ăn uống
-  Số lượng, chất lượng thức ăn thiếu, ăn quá nhiều (bội thực) thức ăn không sạch (nhiễm trùng) đặc biệt có tính chất của đồ ăn gây ra bệnh: ăn đồ béo ngọt gây thấp, đàm, nhiệt: đồ lạnh gây tỳ vị hư hàn, đồ cay gây táo bón, trĩ hoặc thích ăn chua đắng ngọt mặn cay cũng ảnh hưởng đến việc sinh bệnh
4/Sang chấn, tình dục, trùng thú cắn, …


1/VỌNG CHẨN
1.1/Thần là hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy (còn thần, mất thần, kém thần, giả thần, …)
1.2Sắc (nhuận trạch (tươi sáng), kém nhuận)
-  Sắc mặt đỏ → do nhiệt (thực nhiệt (sốt, mặt đỏ) ≠ hư nhiệt (gò má đỏ do âm hư))
-  Sắc mặt vàng → do hư, thấp (vàng sáng → thấp nhiệt, vàng ám tối → hàn thấp, hơi vàng → tỳ hư)
-  Sắc mặt trắng → do hư hàn, mất máu
-  Sắc mặt đen → hàn, thuỷ thấp, thận hư, đau
-  Sắc mặt xanh → do hàn, ứ huyết, kinh phong (co giật), đau
1.3/Hình thái, tư thế, cử động?
-  Thể trạng (béo, gày, trung bình, …)
-  Hoạt động (nhanh nhẹn, hoạt bát, chậm chạp, ưa động, ưa tĩnh, ưa sáng, ưa tối, …)
-  Tư thế (cân đối, lệch vẹo, gù, tư thế chống đau, …, teo cơ, …)
1.4/Mũi (màu sắc, biểu hiện, chất tiết, …)
-  Màu sắc (đầu mũi xanh→ đau bụng; sắc đen → ngực có đàm ẩm; sắc trắng → khí hư, mất máu; sắc vàng → thấp, sắc đỏ → phế nhiệt)
-  Cánh mũi phập phồng → khó thở, phế nhiệt
-  Chảy nước mũi (trong → phong hàn, đục → phong nhiệt,…)
1.5/Môi (đỏ hồng khô→ nhiệt, âm hư hoả vượng; trắng nhợt → huyết hư; xanh tím → ứ huyết; xanh đen → hàn; lở loét → vị nhiệt, …)
1.6/Bì phu (vàng da (âm hoàng, dương hoàng); ban chẩn (xuất huyết, …))
1.7/Nhãn chẩn Mắt cũng là 1 vùng phản chiếu của cơ thể, mắt liên hệ với ngũ tạng như sau :
Tròng đen thuộc Can; Thịt 2 bên khoé mắt thuộc Tâm; Mi mắt thuộc Tỳ; Tròng trắng thuộc Phế; Con ngươi thuộc Thận
1.8/Diện chẩn Mặt cũng là 1 trong số các vùng phản chiếu của cơ thể, tương ứng như sau:
Vùng phản chiếu lên mặt
Cơ quan trong cơ thể
Vùng phản chiếu lên mặt
Cơ quan trong cơ thể
Trán
Đầu não
Lông mày
Cánh tay, vai
Sơn căn
Cổ gáy
Sống mũi
Cột sống
2 bên sống mũi
Tuyến giáp, thận
Mi mắt trên
Mắt, thận dương
Mi mắt dưới
Thận âm
Gò má
Tim, Nhũ hoa
Phổi, Gan, Bao Tử, Lách, Mật, Amidal
Nếp nhăn 2 bên mũi
(Pháp lệnh)
Hoành cách mô, Sườn
Cánh mũi
Mông, Thần kinh tọa
Nhân trung
Ruột già, Tử cung, Bộ sinh dục
Bờ môi trên
Dịch hoàn, Buồng trứng, Đùi, Háng
Bờ môi dưới (cằm)
Ruột non, Bọng đái, Bụng dưới, Cổ chân, Bàn chân
Mép miệng
Nhượng chân, Đầu gối, Bắp chân
2 bên cánh mũi đến giáp tai
Cánh tay
Nhĩ chẩn loa tai biểu hiện cho hình thái của bào thai lộn ngược trong tử cung người mẹ, đầu chúc xuống, chân ở trên. Được phân bổ như sau:
Bộ phận ở tai
Các cơ quan tạng phủ  tương ứng
Dái tai
Đầu, Trán, Mắt, Mũi, Miệng, Chẩm
Đôi vành tai
Chi dưới
Chân vành tai
Bụng, Ngực, Sống lưng
Xoắn tai dưới
Đại trường, Tiểu trường, Ruột thừa, BQ, Thận, Tụy, Túi mật, Gan, Lách
Thành trong bình tai
Tâm vị, Thực quản, Tim, Phổi
Thuyền tai
Chi trên
Hố tam giác
Tử cung, Đầu gối

2/Thiệt chẩn (Gốc lưỡi: thuộc Thận; Giữa lưỡi thuộc Tỳ; Đầu lưỡi: thuộc Tâm; Hai bên rìa lưỡi thuộc Can; Rêu lưỡi thuộc Phế)
2.1/Hình dáng? (thon, gày, bệu (có vết hằn răng → thuộc hư, tỳ hư), bè …)
2.2Cử động lưỡi? (mềm yếu, cứng (trúng phong, nhiệt nhập tâm bào), lệch (trúng phong), rung (tâm tỳ khí huyết hư), …)
2.3Chất lưỡi? (biểu hiện bệnh bên trong) Màu sắc? Tính chất? Điểm ứ huyết?
2.4Rêu lưỡi? (biểu hiện tà khí bên ngoài) Màu sắc? Tính chất?
2.5Lạc mạch dưới lưỡi?
Lưỡi
Chứng trạng
Lưỡi
Chứng trạng
Trắng
Nhiệt từ phần vệ chuyển vào phần khí
Trắng mỏng
Cảm phong hàn ở Biểu, ở người khỏe; Dương hư, khí huyết đều hư
Trắng mỏng, kèm vết nứt
Khí huyết hư, Vị âm không đủ
Trắng nhuận
Khí huyết ngưng trệ, nội hàn trầm trọng
Trắng nhờn
Đàm ẩm, thấp trọc, tích trệ về ăn uống
Trắng và   cáu bẩn
Đàm ẩm ứ đọng bên trong, Uế trọc trong vị sinh nhiệt
Trắng dầy như đắp phấn
Giai đoạn đầu của bệnh ôn dịch hoặc có ung nhọt bên trong
Rêu trắng, đầu lưỡi hồng
Cảm phong nhiệt ở Biểu, Tâm hỏa vượng
Xám tro, trơn
Dương hư gây nội hàn đàm thấp ứ đọng
Đen và khô
Lý thực, cực nhiệt hại đến phần âm
Vàng mỏng
Nhiệt vượng ở phần khí
Vàng nhờn
Tỳ vị hư nhược, Thấp nhiệt ứ đọng, Thấp nhiệt ở phần khí
Đàm trọc ứ đọng bên trong gây ra nhiệt
Vàng khô ráo
Bệnh lâu ngày, huyết ráo, khô tân dịch
Vàng mà dầy và khô
Nhiệt tà xâm nhập sâu vào trong gây ra chứng Lý thực
Vàng mà ráo
Âm huyết khô ráo, hư hỏa nung nấu bên trong
Vàng sẫm
Nhiệt uất kết ở trong trường Vị
Không có rêu
Phần khí và âm đều suy; Dương suy ở bệnh mãn, khí huyết suy
Nhiệt xâm nhập vào phần huyết, âm hư, hỏa vượng

3/VĂN CHẨN
3.1/Nghe
*/Tiếng nói  - Tiếng nói nhỏ, hụt hơi, không đủ sức... → là dấu hiệu của hư chứng
- Tiếng nói to, vang, mạnh... → là dấu hiệu thực chứng
- Nói ngọng, khó nói, … → hay gặp trong chứng trúng phong, phong đàm
- Hay nói, nói 1 mình → là dấu hiệu tâm và thận hư
*/Tiếng thở - Thở to, nhanh, mạnh → thực chứng                      - Thở nhỏ, ngắn, gấp, nông, yếu → hư chứng.
*/Tiếng ho   - Ho có đờm là Thấu, ho không đờm là Khái                     - Ho khan là bệnh nội thương
- Ho lâu ngày, khản tiếng → phế âm hư. Bệnh cấp mà khản tiếng → phế thực nhiệt
- Ho, hắt hơi, sổ mũi → cảm phong hàn.                         - Ho từng cơn, có tiếng rít → ho gà.
*/Tiếng nấc (do vị khí nghịch lên)       - Nấc liên tục, tiếng to → là thực nhiệt.
- Nấc thưa, tiếng nhỏ, đứt quãng → là hư hàn.
- Người bệnh lâu ngày có vị khí yếu, nếu nấc liên tục → theo dõi bệnh chuyển nặng
3.2/Ngửi mùi vị (hơi thở, tiếng nói, chất thải tiết)
-  Miệng hôi → trường vị tích nhiệt, thực tích ở tỳ vị                              - Phân chua, thối → do tích nhiệt, thực tích, ..
-  Phân tanh hôi, loãng → do Tỳ hư                                              - Nước tiểu khai, đục → do thấp nhiệt.
-  Đờm tanh hôi, màu vàng xanh hoặc đục → là dấu hiệu Phế ung (áp xe phổi)

4/VẤN CHẨN
4.1/Nhất vấn hàn nhiệt  - Sợ lạnh, Sốt? (thời gian, đặc tính, …)                   
- Cảm giác nóng, mát trong người?
- Trời nóng (lạnh) bệnh tăng lên?                           
- Thích uống nước ấm, mát?
4.2/Nhị vấn hãn
-  Thời điểm ra mồ hôi? (tự hãn, đạo hãn, sau lao động,…); Số lượng mồ hôi? (nhiều, ít, …); Tính chất? (nhớt, dính, …)
4.3/Tam vấn ẩm thực
-  Thói quen ăn uống từ trước khi bị bệnh? (xào, rán, luộc, vị ngọt, vị chua, vị mặn, …)
-  Cảm giác khi ăn? (ngon miệng, nhạt miệng, đắng miệng, chua miệng, …)
-  Trước (sau) ăn thấy? (đầy chướng, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, …)
4.4/Tứ vấn nhị tiện
*/Đại tiện     - Thời gian đi trong ngày? (Tiêu chảy sáng sớm (ngũ canh tiết tả) → thận dương hư)
- Số lần? Số lượng phân mỗi lần đi? (phân ít → tỳ hư không vận hoá được)
- Tính chất phân? (táo, khô, nát, lỏng, …)
- Màu sắc? (vàng, trắng, đen, …)
- Mùi vị? (thối, chua, …)
- Cảm giác khi đại tiện? (Trước đại tiện đau bụng ko? Sau đại tiện thoải mái ko? Hậu môn nóng rát, đau, chảy máu
- Các yếu tố ảnh hưởng? (cảm xúc)
*/Tiểu tiện   - Số lần? Thời gian đi trong ngày? (tiểu đêm)
- Số lượng? (nhiều, ít, …) Tính chất? (trong, vàng, đỏ lẫn máu, …)
- Cảm giác khi tiểu tiện? (nóng rát, buốt, …)
4.5/Ngũ vấn đầu thân
*/Đau đầu
-  Vị trí đau? (Vùng trán → túc dương minh Vị; Vùng chẩm→ túc thái dương Bàng quang, Hai bên → túc thiếu dương Đởm, thủ thiếu dương tam tiêu; Vùng đỉnh → quyết âm Can, quyết âm Tâm bào)
-  Tính chất đau (Đau thế nào? Đau lan đi đâu? Đau có tính chu kỳ ko? Thay đổi tư thế đau tăng? …)
-  Thời gian đau? (sáng, chiều, tối, …)
-  Các yếu tố liên quan đau? (chóng mặt, buồn nôn, nôn, mờ mắt, chảy nước mắt, ù tai, ...)
Hoa mắt, chóng mặt (kèm theo triệu chứng gì? Thay đổi tư thế tăng hay giảm?)
Ù tai (một hay hai bên tai? thường xuyên hay thành cơn? phụ thuộc triệu chứng gì?)
*/Các điểm đau khác (vị trí đau, tính chất đau, hướng lan, các yếu tố ảnh hưởng (thời tiết, chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, …)
4.6/Lục vấn hung phúc
*/Ngực sườn? (đầy tức, chướng, đau, hồi hộp đánh trống ngực, …)
*/Đau bụng
-  Vị trí đau? (thượng vị, hạ vị, mạng sườn, ..)
-  T/gian đau? (sáng, chiều, sau ăn, trước ăn,..)
-  Tính chất đau? (đầy chướng, nhói, tức, âm ỉ, lan toả, …, đau lan đi đâu?)
-  Các yếu tố liên quan đến đau? (thời tiết, chườm ấm, chườm mát, ăn uống, …)
-  Các yếu tố kèm theo? (đầy chướng, nôn, nấc, ợ hơi, ợ chua, …)
4.7/Thất vấn miên
-  Tổng thời gian ngủ /24h
-  Tính chất giấc ngủ? (nông, sâu, giật mình, ngủ mê, trằn trọc, …)
-  Đặc điểm giấc ngủ? (mất ngủ đầu giấc, mất ngủ cuối giấc, khó vào giấc ngủ, tỉnh dậy khó ngủ lại, ngủ dậy mệt…)
4.8/Bát vấn khát
-  Cảm giác miệng họng? (khô khát, miệng đắng, miệng nhạt…)
4.9/Cửu vấn cựu bệnh
-  Tiền sử bệnh? (dùng bệnh danh YHCT hoặc nêu triệu chứng bệnh)
4.10/Thập vấn nhân
-  Quê quán và chỗ ở lâu nhất của b/n (để ý đến chi tiết địa lý và phong thổ gây bệnh)
-  Sinh hoạt, tập quán, nghề nghiệp?
-  Tinh thần và hoàn cảnh sống? (thất tình)
-  Tiền sử thai sản? (số lượng con? số lần nạo sẩy? kinh nguyệt?)
-  Các vết mổ cũ trên cơ thể?

5/THIẾT CHẨN
5.1/Xúc chẩn
-  Sờ tay chân? (ấm, lạnh, khô, ẩm ướt, …)
-  Ấn tìm cảm giác đau?
*/Phế chủ bì mao (Nếu lỗ chân lông thưa, hở → dễ bị ngoại cảm)
Phù: Ấn mạnh vết lõm còn → thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay → khí thũng.
*/Tỳ chủ cơ nhục (săn chắc, teo nhẽo, …)
*/Can chủ cân (gân cơ cứng, căng chắc như dây đàn → do tà khí xâm nhập vào huyết mạch gây ứ huyết)
Mạch
Cảm giác
Bệnh lý
Phù
thượng án (hữu lực-vô lực)
biểu chứng
Trầm
hạ án (hữu lực-vô lực)
lý chứng
Sác
nhanh > 90 lần/phút
nhiệt chứng
Trì
chậm < 60 lần/phút
hàn chứng
tổng khán vô lực (mạch rỗng)
hư chứng
Thực
tổng khán hữu lực
thực chứng
Hoạt
lưu lợi, trơn như hòn bi lăn
đàm trệ
Sáp
ko lưu lợi, sáp sít
huyết hư, ứ
Hồng
cuồn cuộn, đến mạnh đi nhẹ
nhiệt thịnh
Đại
to
tà thịnh, hoả bốc
Tế
nhỏ, còn bắt được
âm (huyết) hư
Vi
nhỏ, khó bắt
chứng thoát
Nhu
phù, nhỏ mềm
hư chứng
Huyền
ngay thẳng, dài, căng dây đàn
Can chứng
Khẩn
khẩn trương, có lực, dây thừng xoắn
hàn chứng, đau
Khâu
phù, rỗng dọc hành
mất dịch, hao âm
Xúc
nhanh, dừng ko quy luật
thịnh, hư thoát
Kết
đến chậm, dừng ko quy luật
ứ, kết
Đợi
dừng có quy luật
khí huyết suy
5.2/Phúc chẩn tùy vị trí liên hệ với tạng phủ để dễ chẩn đoán.
-  Cảm giác? (đau thiện án, cự án, …)
-  Tính chất? (mềm, cứng, trưng hà tích tụ, …)
5.3/Mạch chẩn
Bộ
Tay trái (huyết)
Tay phải (Khí)
Thốn
Tâm - Tiểu trường
Phế - Đại trường
Quan
Can - Đởm
Tỳ - Vị
Xích
Thận âm - Bàng quang
Thận dương -Tam tiêu














-  Là những cương lĩnh để đánh giá được vị trí, tính chất, trạng thái và các xu thế chung của bệnh tật → giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân và đề ra các phương pháp chữa bệnh chính xác. 8 cương lĩnh bao gồm:
1/Biểu và Lý là 2 cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật, đánh giá, tiên lượng và đề ra các pp chữa bệnh thích hợp
a/Biểu chứng: là bệnh còn ở ngoài, ở nông, thường xuất hiện tại gân, xương, cơ nhục, kinh lạc (bệnh cảm mạo, bệnh truyền nhiễm giai đoạn đầu YHCT gọi là phần vệ)
-  Triệu chứng: phát sốt, sơợgió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, đau đầu, đau mình, ngạt mũi, ho
b/Lý chứng: là bệnh ở bên trong, ở sâu, thường bệnh thuộc các tạng (bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát và có biến chứng mất nước, mất điện giải, chảy máu, YHCT gọi là phần dinh, khí, huyết)
-  Triệu chứng: sốt cao, khát, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ, nôn mửa, đau bụng, táo hay ỉa chảy, mạch trầm
-  Bệnh ở lý có thể từ ngoài truyền vào, có thể tà khí trúng ngay tạng phủ, do tình trí làm rối loạn hoạt động các tạng phủ
Biểu chứng và Lý chứng phân biệt nhau bởi các triệu chứng lâm sàng và kết hợp với các cương lĩnh khác cũng có khi lẫn lộn giữa biểu và lý (Biểu Lý đồng bệnh)

2/Hàn và Nhiệt là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất của bệnh → giúp cho chẩn đoán các loại hình của bệnh và đề ra phương pháp điều trị hợp lý
a/Hàn chứng: sợ lạnh, thích ấm, miệng nhạt, ko khát, sắc mặt xanh trắng, tay chân lạnh, nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn ướt, mạch trầm trì
b/Nhiệt chứng: sốt, thích mát, mặt đỏ, tay chân nóng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác
Hàn chứng và Nhiệt chứng phân biệt nhau bởi các triệu chứng lâm sàng. Hàn chứng thuộc âm thịnh, Nhiệt chứng thuộc dương thịnh. Hàn Nhiệt còn phối hợp với các cương lĩnh khác, có khi lẫn lộn với nhau (Hàn nhiệt thác tạp) hay thật giả lẫn lộn (Chân hàn giả nhiệt, Chân nhiệt giả hàn)


3/Hư và Thực là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh → giúp chọn pháp điều trị (Hư thì bổ, Thực thì tả)
a/Hư chứng: biểu hiện chính khí suy nhược và sự phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh giảm sút. Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt chính là âm, dương, khí, huyết nên trên lâm sàng có những hiện tượng âm hư, dương hư, khí hư và huyết hư
-  Triệu chứng: tinh thần yếu đuối, sắc mặt trắng bợt, người mệt mỏi, ko có sức, gầy, hồi hộp, thở ngắn, tự hãn hoặc đạo hãn, đi tiểu luôn ko tự chủ, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược
b/Thực chứng: là do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ huyết ứ, đàm tích, ứ nước, giun sán gây bệnh
-  Triệu chứng: tiếng thở thô mạnh, phiền táo, ngực bụng đầy chướng, đau cự án, táo, rặn, bí tiểu tiện, đái buốt, đái rắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực hữu lực
Hư chứng và Thực chứng phân biệt nhau bởi các triệu chứng trên lâm sàng. Hư thực còn phối hợp với các cương lĩnh khác và lẫn lộn với nhau (Hư trung hiệp Thực)

4/Âm và Dương là 2 cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu thế chung của bệnh tật vì những hiện tượng hàn, nhiệt, hư, thực luôn phối hợp và lẫn lộn với nhau
-  Sự mất thăng bằng của âm dương biểu hiện bằng sự thiên thắng (âm thịnh, dương thịnh) hay sự thiên suy (âm hư, dương hư, vong âm, vong dương)
a/Âm chứng và Dương chứng (Âm gồm hư và hàn; Dương gồm thực và nhiệt)
Âm chứng
Dương chứng
Người lạnh, tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, thở nhỏ, thích ấm, ko khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nằm quay vào trong, mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm nhược
Tay chân ấm, dễ bị kích thích, thở to thô, sợ nóng, khát, tiểu tiện đỏ, đục ít, đại tiện táo, nằm quay ra ngoài, mặt đỏ, mạch hoạt sác, phù sác có lực

b/Âm hư và Dương hư
Âm hư
Dương hư
Do tân dịch, huyết ko đầy đủ, phần dương trong cơ thể nhân âm hư nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt)
Do công năng tạng phủ suy giảm, dương khí ra ngoài, phần vệ bị ảnh hưởng nên sinh chứng sợ lạnh, tay chân lạnh (dương hư sinh hàn)
Triều nhiệt, rức trong xương, ho khan. Họng khô, 2 gò má đỏ, đạo hãn. Ngũ tâm phiền nhiệt, khát, vật vã, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác
Sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn ko tiêu, di tinh liệt dương, đau lưng mỏi gối, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, ỉa chảy, tiểu tiện trong dài, mạch nhược vô lực

c/Vong âm và Vong dương
-  Vong âm là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi, ỉa chảy nhiều. Vì âm dương nương tựa vào nhau → mất nước đến giai đoạn nào đó sẽ gây vong dương (choáng, truỵ mạch) gọi là “thoát dương”
Chứng
Mồ hôi
Tay chân
Lưỡi
Mạch
Các chứng khác
Vong âm
Nóng và mặn, ko dính
Ấm
Khô
Phù vô lực, mạch xích yếu
Khát, thích uống nước lạnh
Vong dương
Lạnh, vị nhạt, dính
Lạnh
Nhuận
Phù sác vô lực rồi mạch vi muốn tuyệt
Không khát, thích uống nước nóng

5/Sự phối hợp giữa các cương lĩnh
*/Biểu hàn: sợ lạnh nhiều, sốt ít, đau người, ko có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn (cảm mạo phong hàn)
*/Biểu nhiệt: sợ lạnh ít, sốt nhiều, miệng hơi khát, có mồ hôi, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác (cảm mạo phong nhiệt)
*/Lý hàn: người lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng xanh, ko khát, thích uống nước nóng, ít nói, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, rêu trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm trì (Thâậndương hư hàn; Tỳ vị hư hàn)
*/Lý nhiệt: mặt đỏ, người nóng, miệng khô khát, thích nước lạnh, phiền táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác (nhiệt ở dương minh)
*/Biểu hư: tự hãn, sợ lạnh, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn (cảm mạo phong hàn thể trúng phong)
*/Biểu thực: ko có mồ hôi, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn (cảm mạo phong hàn thể thương hàn)
6/Sự thác tạp giữa các cương lĩnh
- Biểu lý lẫn lộn; Hàn nhiệt lẫn lộn; Hư chứng lẫn lộn
-  Hiện tượng chân giả: Chân hàn giả nhiệt; Chân nhiệt giả hàn
-  Bán biểu bán lý: hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, lợm giọng, buồn nôn, họng khô, mắt hoa, mạch huyền
A1/Hội chứng bệnh về Khí
1. Khí hư Do cơ năng hoạt động của cơ thể và nội tạng bị suy thoái. Hay gặp ở người có bệnh mạn tính, người già yếu, thời kỳ phục hồi sau khi mắc bệnh nặng
-  Triệu chứng: hơi thở ngắn, mệt mỏi không có sức, tự hãn, ăn uống giảm sút, lưỡi nhạt, mạch hư vô lực. Ngoài ra còn có các chứng bệnh do trương lực cơ giảm gọi là Khí hư hạ hãm: sa sinh dục, sa trực tràng, đái són, …
-  Pháp: Bổ khí, ích khí
2. Khí trệ Do cơ năng hoạt động của cơ thể hay 1 bộ phận của cơ thể bị trở ngại, thường do nguyên nhân tinh thần bị sang chấn, ăn uống ko điều hoà, cảm phải ngoại tà.
-  Triệu chứng: đầy trướng và đau, khí trệ ở ngực suờn gây đau ngực sườn, ở thượng vị gây vị quản thống, ở ruột gây phúc thống. Đặc tính cơn đau do khí trệ là kèm theo đầy trướng, trướng nặng hơn đau, đau lúc nhiều lúc ít, vị trí ko nhất định, ợ hơi, trung tiện thì giảm đau. Vú căng trướng, mót rặn, …
-  Pháp: Hành khí
3. Khí nghịch Hay thấy ở Phế và Vị, có khi thấy ở Can. Đàm và khí kết hợp làm phế khi ko giáng gây nghịch lên. Vị bị hàn, tích ẩm, ứ đọng đồ ăn, tình trí ở Can bị uất ức, ko điều đạt được
-  Triệu chứng: Phế (ho, hen, khó thở tức ngực); Vị (nôn mửa, nấc, ợ hơi); Can (đau ngực sườn, đau thượng vị, lúc sốt lúc rét) Cần phân biệt chứng khí nghịch do Thận hư ko nạp được Phế khí thuộc chứng hư
-  Pháp: Giáng khí thuận khí

          A2/Hội chứng bệnh về Huyết
1. Huyết hư Do mất máu quá nhiều, tỳ vị hư nhược nên sinh hoá ra huyết kém
-  Triệu chứng: sắc mặt xanh hoặc hơi vàng, môi trắng nhạt, hoa mắt, chóng mặt, trống ngực, mất ngủ, tay chân tê, chất lưỡi nhạt, mạch tế hay tế sác. Nếu kèm theo thở gấp, mệt mỏi → Khí huyết đều hư
-  Pháp: Bổ huyết, Bổ khí huyết (nếu khí huyết lưỡng hư)
2. Huyết ứ Là hiện tượng xung huyết tại chỗ hay xung huyết ở tạng phủ do chấn thương, viêm nhiễm hoặc khí trệ
-  Triệu chứng: đau tại nơi ứ huyết, đau dữ dội như dùi đâm, cự án, vị trí nhất định, có sưng trướng, sắc mặt xanh tối, miệng môi tím, chất lưỡi xanh tím có điểm ứ huyết
-  Pháp: Hoạt huyết khứ ứ
3. Huyết nhiệt Do phần huyết có nhiệt tà xâm phạm làm huyết đi sai đường (vong hành)
-  Triệu chứng: vật vã, miệng khô không muốn uống, người nóng, đêm nóng nhiều hơn, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác, nếu nhệit mạnh bức huyết đi ra ngoài mạch gây chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, phụ nữ kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh ra nhiều
-  Pháp: Thanh nhiệt lương huyết
4. Xuất huyết Do nhiệt bức huyết vong hành, Tỳ khí hư không thống huyết, Huyết ứ gây thoát quản hoặc Sang chấn
-  Triệu chứng: Huyết nhiệt (máu đỏ tươi, vật vã trằn trọc, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác); Tỳ hư (sắc máu nhạt, ra máu ko ngừng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực); Huyết ứ (máu màu tím, có cục kèm theo, đau dữ dội, lưỡi xanh tím có ban ứ huyết, mạch sáp)
-  Pháp: Huyết nhiệt → Lương huyết chỉ huyết; Tỳ khí hư → Bổ khí nhiếp huyết; Huyết ứ → Hoạt huyết chỉ huyết

          A3/Hội chứng bệnh về Tân dịch
1. Tân dịch thiếu Do mồ hôi ra nhiều, ỉa chảy nhiều, mất máu, nôn mửa nhiều, tiểu tiện nhiều, sốt cao kéo dài, …
-  Triệu chứng: miệng khát, họng khô, môi khô, da khô, tiểu tiện ngắn ít, táo bón, mạch tế sác. Nếu sốt cao mất tân dịch thì khát nước vật vã, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác. Nếu kèm thêm hơi thở ngắn gấp, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược → Khí âm đều hư
-  Pháp: Sinh tân, thanh nhiệt duỡng âm (nếu sốt cao), ích khí sinh tân (nếu khí âm đều hư)
2. Tân dịch ứ đọng Do Phế, Tỳ, Thận ko phân bố, vận hoá và bài tiết ra ngoài gây ứ nước
-  Triệu chứng: hen suyễn đờm nhiều, trống ngực, thở gấp ngắn, mạng suờn đầy trướng, bụng đầy trướng, ăn ít, miệng nhạt vô vị, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dày, mạch nhu, chân phù, mặt mắt phù hoặc cổ trướng
-  Pháp: Phế khí ko tuyên giáng → Thông dương hoá ẩm; Tỳ ko vận hoá thuỷ thấp → Kiện tỳ hoá thấp; Thận ko khí hoá bài tiết → Ôn thận lợi thuỷ
HỘI CHỨNG BỆNH TẠNG PHỦ Trình bày xen kẽ với phần Sinh lý Tạng - Phủ trong Học thuyết Tạng phủ
HỘI CHỨNG BỆNH PHỐI HỢP CỦA CÁC TẠNG PHỦ
Trình bày xen kẽ với phần Quan hệ Tạng - Tạng, Tạng - Phủ trong Học thuyết Tạng phủ
HỘI CHỨNG BỆNH LỤC KINH – DINH VỆ KHÍ HUYẾT – TAM TIÊU
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH
Nguyên tắc chữa bệnh
1. Chữa bệnh phải tìm gốc bệnh (Trị bệnh cầu kỳ bản)
-  Gốc bệnh bao gồm cả nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân) và thay đổi bên trong cơ thể (nội nhân)
-  Vai trò nội nhân quan trọng nhất, đó là sự suy yếu về chính khí, về các mặt âm dương, khí huyết, tân dịch, tinh thần và công năng tạng phủ kinh lạc → Phù chính khu tà
2. Chữa bệnh phải có ngọn, gốc, hoãn, cấp (Tiêu - Bản - Hoãn - Cấp)
-  Gốc bệnh là nguyên nhân, bệnh cũ, chính khí, bệnh thuộc lý, bệnh ở duới. Ngọn bệnh là triệu chứng, bệnh mới mắc, tà khí, bệnh thuộc biểu, bệnh ở trên. Khi chữa thì phải cân nhắc:
Cấp trị tiêu (Bệnh cấp thì trị ở ngọn): bệnh cấp tính thì cần chữa triệu chứng trước
Hoãn trị bản (Bệnh hoãn thì trị ở gốc): bệnh mãn tính thì trị vào nguyên nhân gây bệnh
Không hoãn, không cấp thì chữa cả tiêu lẫn bản
3. Chữa bệnh có bổ, có tả
-  Bệnh do chính khí hư và tà khí thực, hư thì bổ mà thực thì tả. Quá trình diễn biến của bệnh là sự đấu tranh giữa chính khí và tà khí, phải vừa bổ để nâng cao chính khí lại vừa tả để trừ tà khí
4. Chữa bệnh phải có đóng, mở (khai, hạp) Nguyên tắc “bình Nam, bổ Bắc”
5. Chữa bệnh phải tuỳ giai đoạn bệnh (sơ, trung, mạt)
-  Nguyên tắc này áp dụng nhiều cho các giai đoạn của ôn bệnh. Tuỳ từng giai đoạn của bệnh mà có pháp điều trị thích hợp
6. Chính trị và phản trị
-  Thực chất cũng là chữa vào bản chất của bệnh, nhưng vì trong quá trình diễn biến của bệnh, có khi bản chất ko phù hợp với hiện tượng nên phải đề ra phân biệt thành 2 nguyên tắc: Chính trị là chữa ngược lại với hiện tượng bệnh lý (nghịch trị); Phản trị là chữa thuậ theo các hiện tượng bệnh lý (tòng trị)
Bát pháp
1. Hãn pháp: cho ra mồ hôi để đưa tà khí ra ngoài. Dùng khi bệnh còn ở biểu, ko cho tà truyền vào lý
-  ƯDLS: Ngoại cảm phong hàn; Ngoại cảm phong nhiệt; Ngoại cảm phong thấp; Bệnh phong thuỷ,
-  Không dùng phép hãn khi cơ thể bị mất nước nhiều (ỉa chảy, nôn, mùa hè, …) kết hợp với các nhóm thuốc khác
2. Thổ pháp: gây nôn khi bị ngộ độc thức ăn. Chỉ dùng khi các chất còn ở dạ dày (vị)
3. Hạ pháp: dùng các thuốc có tác dụng tấy và nhuận tràng để đưa các chất ứ đọng trong cơ thể ra ngoài bằng đường đại tiện
-  ƯDLS: Táo bón do các nguyên nhân khác nhau; Dương minh phủ chứng (ôn nhiệt ở đại trường); Chứng phù thũng, cổ trướng; Chứng hoàng đản; Chứng mụn nhọt kéo dài; Chứng ứ huyết ở đại trường; Chứng đàm ẩm ở tỳ vị
-  Căn cứ vào tính chất hàn nhiệt của bệnh, vào thể chất của người bệnh (hư, thực) mà lựa chọn dùng thuốc
-  Không dùng khi bệnh thuộc chứng bán biểu bán lý, thuộc chứng kinh dương minh, người già, phụ nữ sau sinh, thể trạng hư nhược, phụ nữ có thai, …
4. Hoà pháp: điều trị các chứng bán biểu bán lý gây ra do sự mất điều hoà khí huyết các tạng phủ trong cơ thể
-  ƯDLS: Chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương (đởm); Bệnh sốt rét (ngược tật); Chứng bệnh do can tỳ bất hoà; Chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều, suy nhược TK, … Can khí uất kết
-  Không dùng khi tà còn ở biểu hay đã vào lý. Dùng phối hợp với các nhóm thuốc khác
5. Ôn pháp: dùng các thuốc ấm nóng chữa các chứng hư hàn thuộc lý
-  ƯDLS: đau dạ dày, viêm đại tràng, ỉa chảy mãn tính, rối loạn tiêu hoá do hư hàn, các chứng lý hư
-  Không dùng trong các bệnh chân nhiệt giả hàn; người âm hư, huyết hư tân dịch thêíu, nhiệt chứng (hư nhiệt, thực nhiệt)
6. Thanh pháp: dùng các vị thuốc mát chữa các chứng bệnh gây ra nhiệt hoặc cơ thể có nhiệt
-  ƯDLS: Thanh nhiệt tả hoả → chữa hoả độc (sốt cao, mất tân dịch). Thanh nhiệt lương huyết → chữa huyết nhiệt. Thanh nhiệt giải độc → chữa nhiệt độc (viêm, mụn nhọt, …). Thanh nhiệt trừ thấp → chữa thấp nhiệt (nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục, tiêu hoá, bội nhiễm da, …). Thanh nhiệt giải thử → chữa thử nhiệt (say nắng)
-  Dùng thận trọng với các trường hợp suy nhược cơ thể, ỉa chảy kéo dài do tỳ hư, ăn kém, thiếu máu
7. Tiêu pháp: chữa các bệnh do tích tụ, ngưng trệ (ứ huyết, khí trệ, ứ nước, ứ đọng thức ăn)
-  ƯDLS: Hoạt huyết phá huyết → chữa ứ huyết (cơn đau nội tạng, xuất huyết, …). Hành khí, phá khí, giáng khí → chữa khí trệ, khí nghịch (ợ hơi, đầy hơn, nôn mửa, …). Lợi niệu trục thuỷ → chữa ứ nước (phù thũng, đái ít, cổ trướng, …). Tiêu thực đạo trệ → chữa ứ trệ thức ăn
-  Thường dùng cho các bệnh thực chứng, nếu chữa hư chứng phải phối hợp thuốc bổ. Thận trọng dùng với phụ nữ có thai
8. Bổ pháp: dùng bồi bổ chính khí. Gồm 4 loại: Bổ âm, Bổ duơng, Bổ khí, Bổ huyết
-  ƯDLS: điều trị các chứng âm hư, khí hư, huyết hư, dương hư
-  Lưu ý cách phối ngũ các vị thuốc và chú ý bồi bổ Tỳ vị để nâng cao hiệu quả hấp thu
Ngoài ra: còn có sự phối hợp giữa các pháp với nhau như: Hãn Hạ cùng dùng; Ôn Thanh cùng dùng; Công Bổ kiêm trị.
PHẦN II CHÂM CỨU.
A/HỌC THUYÊT KINH LẠC.
I/Định nghĩa
-  Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông.
-  Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương, … kết thành một chỉnh thể thống nhất.
II/Cấu tạo của hệ kinh lạc
1/Kinh mạch và lạc mạch
12 kinh mạch chính         Tay:   3 kinh âm:   + Thủ thái âm Phế
                                                  + Thủ thiếu âm Tâm
                                                  + Thủ quyết âm tâm bào lạc
                              3  kinh dương        + Thủ thái dương Tiểu trường
                                                  + Thủ thiếu dương Tam tiêu
                                                  + Thủ dương minh Đại trường
                    Chân  3 kinh âm:   + Túc thái âm Tỳ
                                                  + Túc thiếu âm Thận
                                                  + Túc quyết âm Can
                              3  kinh dương        + Túc thái dương Bàng quang
                                                  + Túc thiếu dương Đởm
                                                  + Túc dương minh Vị
8 kinh mạch phụ (bát mạch kỳ kinh)   + Nhâm mạch                            + Âm duy mạch
                                                  + Đốc mạch                     + Dương duy mạch
                                                  + Xung mạch                             + Âm kiểu mạch
                                                  + Đới mạch                      + Dương kiểu mạch
12 kinh biệt: đi ra từ 12 kinh chính
12 kinh cân: nối liền các đầu xương ở tứ chi thông vào phủ tạng
15 biệt lạc: từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc    - Tôn lạc: từ Biệt lạc phân nhánh nhỏ
- Phù lạc: từ Tôn lạc nổi ở ngoài da
2/Huyệt: Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh (kể 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh
3/Kinh khí và kinh huyết: vận hành trong kinh lạc. Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú

4/Tác dụng của hệ thống kinh lạc
a/Về sinh lý
-  Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể
-  Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, 9 khiếu, cân mạch, xương, da, …) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất
b/Về bệnh lý
-  Khi công năng hoạt động của hệ kinh lạc bị trở ngại → kinh khí không thông suốt → cơ thể dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, từ kinh mạch vào phủ tạng
-  Bệnh ở phủ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua (vd: vị nhiệt → loét miệng, …)
c/Về chẩn đoán học
-  Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định của cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi của kinh mạch → chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào (kinh lạc chẩn)
-  Ngoài ra, thông số điện sinh học của các tỉnh huyệt hay nguyên huyệt được đo bằng máy đo kinh lạc → đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết hoặc hư thực của phủ tạng với số liệu trung bình hoặc so sánh 2 bên cơ thể
d/Về điều trị học
-  Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và dùng thuốc
-  Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn
-  Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc
Ví dụ:          + Quế chi vào phế nên trị ho, cảm mạo
+ Ma hoàng vào Phế nên chữa ho hen, vào Bàng quang nên có tác dụng lợi niệu