Phương tễ


-  Bài thuốc YHCT được tạo thành do sự phối hợp các vị thuốc dùng để chữa một bệnh, một hội chứng bệnh hay một triệu chứng của bệnh
-  Các bài thuốc YHCT gồm: Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt qua thực tế sử dụng trên lâm sàng (nghiệm phương) và những bài thuốc kinh nghiệm đời xưa truyền lại (cổ phương). Bài thuốc gồm 1 vị (đơn phương); 2 vị trở lên (phức phương)
-  Các bài thuốc được tổ chức theo 1 nguyên tắc nhất định nhưng được biến hoá bằng cách: thêm bớt các vị thuốc, thay đổi sự phối ngũ, thay đổi liều lượng và thay đổi dạng bào chế, … để thích hợp với tình hình thực tế của bệnh tật và yêu cầu của việc chữa bệnh trên lâm sàng
-  Các bài thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau, khi dùng thuốc sắc là dạng phổ biến và có tác dụng nhanh chóng nhất → cần nắm vững cách sắc thuốc, cách uống thuốc để đảm bảo kết quả chữa bệnh và an toàn khi dùng một số vị thuốc đặc biệt
Nguyên tắc xây dựng một số bài thuốc
-  Bài thuốc có thể ít hay nhiều vị tuỳ theo tình hình thực tế của bệnh tật và yêu cầu của việc chữa bệnh
-  Một bài thuốc hoàn chỉnh được cấu tạo theo nguyên tắc: Quân - Thần - Tá - Sứ. Trong đó:
+  Quân: là vị thuốc chính còn gọi là chủ dược, dùng để chữa nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng chính của hội chứng bệnh. Vị thuốc chính có thể có nhiều vị thuốc, thông thường từ 1 đến 2 vị.
+  Thần: là vị thuốc hỗ trợ giúp cho vị thuốc chính tăng tắc dụng chữa bệnh
+  : là vị thuốc chữa triệu chứng phụ của hội chứng bệnh, hạn chế tác dụng mãnh liệt hay độc tính hoặc làm tăng tác dụng của vị thuốc chính.
+  Sứ: là vị thuốc đưa tác dụng của bài thuốc đến nơi có bệnh thuộc tạng phủ hay kinh lạc nào đó và có tác dụng điều hoà tính năng các vị thuốc trong bài thuốc
Sự biến hoá của bài thuốc
-  Biến hoá bài thuốc bằng cách tăng hay giảm các vị thuốc
-  Biến hoá bài thuốc bằng cách thay đổi sự phối ngũ của các vị thuốc
-  Biến hoá bài thuốc bằng cách thay đổi liều lượng của các vị thuốc trong bài thuốc
-  Biến háo bài thuốc bằng cách thay đổi dạng thuốc
Các dạng của bài thuốc
-  Tuỳ theo yêu cầu chữa bệnh trên lâm sàng, tính chất các vị thuốc và sự cấu tạo của bài thuốc, các bài thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như:
Thuốc sắc (thuốc thang): là 1 vị thuốc hay nhiều vị thuốc cấu tạo thành bài thuốc cho vào nước sắc, bỏ bã, lấy nước uống
-  Thuốc sắc là một dạng thuốc hay dùng, thích ứng với các loại bệnh tật nhất là bệnh cấp tính, được dùng để uống trong hay dùng ngoài. Thuốc sắc hấp thụ nhanh, dễ phát huy tác dụng, dễ gia giảm phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng. Nhưng dùng thuốc sắc mất thời gian nhất là đôố vơớc ác bệnh cần dùng thuốc dài ngày
Thuốc tán: là các vị thuốc của bài thuốc sao giòn, tán bột dùng uống trong hay dùng ngoài
-  Khi dùng uống trong thì hoà với nước sôi để nguội hoặc đem sắc với nước rồi uống bỏ cặn. Sử dụng đơn giản, dễ mang theo, tiết kiệm được thuốc, ít biến chất nhưng sự hấp thụ kém hơn so với thuốc sắc
Thuốc hoàn: các vị thuốc trong bài thuốc tán nhỏ, dùng mật, nước (nước thuốc, rượu, giấm, hồ gạo, …) bào chế thành hoàn (viên tròn).
-  Thuốc hoàn hấp thu chậm, tác dụng chậm nhưng thể tích nhỏ, dễ đem theo, dễ sử dụng bảo quản → phù hợp với các bệnh mãn tính cần dùng thuốc bổ và thuốc duy trì kết quả chữa bệnh
-  Ngoài ra có 1 số bài thuốc cấp cứu (vd: An cung ngưu hoàng hoàn) các bài thuốc có các vị độc mạnh cần dùng liều lượng ít, các bài thuốc có các vị thuốc dễ bị lửa, sức nóng phân tích mất tác dụng hoặc gây độc như Chu sa thì cũng dùng ở dạng thuốc hoàn
-  Có các loại thuốc hoàn như: Hoàn mật; Hoàn nước; Hoàn hồ; Hoàn đậm đặc
Rượu thuốc: dùng rượu làm dung môi chiết xuất hoạt chất các vị thuốc. Dùng uống trong hay dùng ngoài
Viên dẹt: các vị thuốc, bài thuốc được nấu thành cao, làm thành cốm rồi dập viên theo phương pháp công nghiệp
-  Lượng chuẩn xác, thể tích nhỏ, dễ uống: nếu uống đắng, khó uống có thể bọc đường; thuốc kích thích niêm mạc dạ dày, khó uống có thể dùng viên bọc keo
Thuốc cao: gồm 2 loại: Loại uống trong (cao lỏng). Loại dùng ngoài (cao mềm, cao cứng, cao dán)
Đơn vị đo lường – quy đổi          1 cân = 16 lạng = 500gr                                         1 lạng = 10 đồng cân = 31,25gr
1 đồng cân (1 tiền) = 10 phân = 3,125gr                       1 phân = 0,3125gr

BÀI THUỐC GIẢI BIỂU
Tân ôn giải biểu
1.    Ma hoàng thang
2.    Đại thanh long thang
            (Giải biểu trừ phiền thang)
3.    Tiểu thanh long thang
            (Giải biểu hoá ẩm thang)
4.    Quế chi thang


1      MA HOÀNG THANG         
TP:      Ma hoàng: 6g          Hạnh nhân: 8g
Quế chi: 4g   Cam thảo: 4g
CD: Ma hoàng đun sôi, bỏ bọt. Thêm các vị khác vào sắc 15 - 20 phút. Uống nóng, chia 2 lần trong ngày. Ăn cháo hành, đắp chăn ấm, mồ hôi ra râm rấp là tốt
TD: Phát hãn giải biểu. Tuyên phế bình suyễn
CT: Cảm mạo phong hàn thể biểu thực (sợ lạnh, phát sốt, chân tay mình đau mỏi, đầu gáy cứng đau, ho có thể có suyễn, ko có mồ hôi, ko khát, sổ nước mũi trong, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn)
PT: Ma hoàng: cay ấm, phát hãn giải biểu chữa ho suyễn là Quân; Quế chi: ôn kinh tán hàn, làm tăng t/d ra mồ hôi của Ma hoàng là Thần; Hạnh nhân: tuyên phế khí, chữa ho suyễn là Tá; Cam thảo: điều hoà các vị thuốc, hạn chế tác dụng phát hãn quá mạnh của Ma hoàng là Sứ
GG: Ngoại cảm phong hàn có đau nhức các khớp → gia Bạch truật gọi là bài Ma hoàng gia truật thang
ƯDLS: θ cảm cúm, viêm PQ mạn tính, hen PQ
Chú ý: Ko dùng với ngoại cảm phong hàn thể biểu hư, cảm phong hàn trên người có cơ thể hư nhược (phụ nữ mới sinh, người già yếu suy nhược) Phương Bắc hay dùng; Ko dùng với cảm mạo phong nhiệt

2    ĐẠI THANH LONG THANG
TP:      Ma hoàng: 6g          Thạch cao: 12g
Quế chi: 4g   Đại táo: 4 quả
Hạnh nhân: 8g         Sinh khương: 8g
Cam thảo: 4g          
CD: Ma hoàng đun sôi, bỏ bọt. Thêm các vị khác vào sắc 15 - 20 phút. Uống nóng, chia 3 lần trong ngày. Ăn cháo hành
TD: Phát hãn giải biểu. Thanh nhiệt trừ phiền
CT: Cảm mạo phong hàn có sốt (sợ gió, sợ lạnh, đau mỏi người, ko có mồ hôi, phiền táo, mạch phù khẩn, rêu lưỡi hơi vàng)
PT: Ma hoàng, Quế chi: phát hãn giải biểu là Quân; Thạch cao: giảm t/d ra mồ hôi của các vị trên và thanh trừ tà t0Thần; Hạnh nhân: tuyên phế khí, chữa ho suyễn là ; Cam thảo, Đại táo, Sinh khương: phát hãn giải biểu, điều hoà dinh vệ và tính năng các vị thuốc là Sứ
GG: Chứng bệnh phong thuỷ, sợ gió, toàn thân phù thũng, mạch phù, ko khát, sốt ít → dùng bài này bỏ Hạnh nhân, Quế chi gọi là bài Việt tỳ thang
ƯDLS: θ viêm cầu thận cấp, dị ứng do lạnh: phù từ lưng trở lên, phù mi mắt, sợ gió, hơi sốt (chứng phù do phong thuỷ)

3      TIỂU THANH LONG THANG
TP:      Ma hoàng: 4g          Bạch thược: 6g
Quế chi: 4g   Tế tân: 4g     
Cam thảo: 4g           Ngũ vị tử: 4g
Bán hạ chế: 12g      Can khương: 4g
CD: Ma hoàng đun sôi, bỏ bọt. Thêm các vị khác vào sắc 15 - 20 phút. Uống nóng, chia 3 lần trong ngày. Ăn cháo hành
TD: Giải biểu tán hàn. Ôn phế hoá ẩm
CT: Ngoại cảm phong hàn, ko có mồ hôi, ho, đờm nhiều hơi suyễn, ngạt mũi
PT: Ma hoàng, Quế chi: phát hãn giải biểu, chữa ho suyễn là Quân; Can khương, Tế tân: ôn tán thuỷ ẩm, tán phong hàn là Thần; Bạch thược, Quế chi: điều hoà dinh vệ. Bán hạ: nhuận táo hoá đàm. Ngũ vị tử: liễm phế chỉ ho là ; Cam thảo: điều hoà tính năng của Ma hoàng, Quế chi, Can khương, Tế tân là Sứ
ƯDLS: θ viêm mũi dị ứng do lạnh, viêm PQ mãn tính, hen PQ mãn tính, suy hô hấp ở ng già do khí phế thũng (tâm phế mãn)

4      QUẾ CHI THANG                
TP:      Quế chi: 12g Đại táo: 4g
Bạch thược: 12g     Sinh khương: 4g
Cam thảo: 6g                      
CD: Sắc nhanh. Uống nóng, chia 3 lần trongngày. Ăn cháo nóng, đắp chăn ấm, mồ hôi ra râm rấp là tốt. Uống đến ra mồ hôi thì ngừng (có thể 2 - 3 thang), ra mồ hôi rồi ko nhất thiết uống hết thang thuốc
TD: Giải cơ phát biểu. Điều hoà dinh vệ
CT: Cảm mạo phong hàn thể biểu hư (phát sốt, đau đầu, ra mồ hôi, ho khan, sợ gió, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, ko khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoãn hoặc phù nhược (biểu hư); Chứng nôn khi có thai do dinh vệ ko điều hoà.
PT: Quế chi: giải cơ biểu, ôn kinh tán hàn thông dương khí là Quân. Bạch thược: liễm mồ hôi, hoà dinh là Thần; Sinh khương: giúp Quế chi tán phong hàn. Đại táo: ích khí bổ trung là ; Cam thảo: điều hoà các vị thuốc là Sứ
GG: Nếu cảm mạo phong hàn làm vai gáy cứng đau → gia Cát căn gọi là bài Quế chi gia cát căn thang
- Nếu có suyễn lại ngoại cảm phong hàn → thêm Hậu phác 8g, Hạnh nhân 8g gọi là bài Quế chi gia hậu phác hạnh nhân thang
ƯDLS: θ ho, hen suyễn, cảm cúm, phụ nữ có thai nôn nhiều (Việt Nam hay dùng)

Tân lương giải biểu
5      Tang cúc ẩm
6      Ma hạnh thạch cam thang
5      TANG CÚC ẨM                   
TP:      Tang diệp: 10g         Hạnh nhân: 8g
            Cúc hoa: 4g  Cát cánh: 8g
Liên kiều: 6g Cam thảo: 4g
Bạc hà: 4g                 Lô căn: 10g
CD: Sắc uống (có thể uống 2 thang/ngày)
TD:  Giải biểu sơ phong thanh nhiệt.
         Tuyên phế chỉ khái
CT: Cảm mạo phong t0, ôn bệnh thời kỳ sơ khởi (ho, sốt ít, miệng hơi khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác)
PT: Tang diệp: thanh phế t0, cùng Cúc hoa: ngọt mát cùng sơ tán phong t0Quân; Bạc hà: trợ Tang diệp, Cúc hoa sơ tán phong t0.Hạnh nhân, Cát cánh trị ho, thông phế khí là Thần; Liên kiều: thanh t0 giải độc. Rễ sậy: thanh t0 sinh tân chỉ khát là ; Cam thảo: điều hoà các vị, cùng Cát cánh trị đau họng là Sứ
GG: 2-3 ngày nóng ko hết→ gia Thạch cao, Tri mẫu
- Ho khạc nặng là do nhiệt ở phế nặng thêm → gia Hoàng cầm
- Khát nhiều → gia Thiên hoa phấn
- Ho có đờm vàng đặc, khó khạc → thêm Qua lâu bì, Bối mẫu
- Viêm màng tiếp hợp cấp → gia Thảo quyết minh, Hạ khô thảo
ƯDLS: θ cảm cúm, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm, viêm PQ, viêm họng, viêm màng tiếp hợp cấp

6      MA HẠNH THẠCH CAM THANG
TP:      Ma hoàng: 8g          Thạch cao: 24g
            Hạnh nhân: 12g       Cam thảo      : 6g
CD: Ma hoàng đun sôi, bỏ bọt. Thêm các vị khác vào sắc. Uống 1 thang/ngày chia 2 lần. Hoặc nấu thành cao lỏng với liều thích hợp
TD: Tiết uất nhiệt, thanh phế, bình suyễn
CT: Ngoại cảm phong tà, mình nóng ko giải được, khí nghịch, ho cấp, mũi thở phập phồng, miệng khát, tự hãn (đạo hãn), rêu lưỡi trắng (vàng), mạch hoạt sác
PT: Ma hoàng: phát hãn tuyên phế là Quân. Thạch cao: thanh tiết phế nhiệt là Thần. Hạnh nhân: chữa ho, thông phế khí là ; Cam thảo: ích khí hoà trung hợp với Thạch cao sinh tân chỉ khát. Điều hoà tính năng các vị thuốc là Sứ
GG: Sốt cao làm hao tổn tân dịch → bội Thạch cao, gia Trích tang bì, Lô căn, Tri mẫu
- Nếu ko có mồ hôi lại sợ lạnh là trung tà đã vào lý hoá nhiệt nhưng hàn tà ở ngoài biểu chưa hết hoặc vừa có phong nhiệt ở trong vừa có phong hàn ở ngoài →gia Kinh giới,  Bạc hà, Đậu xị để tăng t/d giải biểu

Phù chính giải biểu
7      Thông bạch thất vị ẩm (cảm mạo huyết hư)
8      Ma hoàng phụ tử tế tân thang (Cảm mạo dương hư)
9      Bại độc tán (Cảm mạo khí hư hàn thấp)
10  Sâm tô tán (Cảm mạo khí hư đàm thấp)

7      THÔNG BẠCH THẤT VỊ ẨM         
TP:      Thông bạch liên căn: 9g           Đậu xị: 9g
            Cát căn: 9g   Cam địa hoàng: 9g
Mạch môn: 9g         Sinh khương: 6g
CD: Sắc uống. Uống ấm chia 3 lần. Sau một lúc chưa ra mồ hôi thì tiếp tục uống lần 2
TD: Dưỡng huyết giải biểu
CT: Bản thân ng bệnh có âm huyết hư, giữ gìn ko cẩn thận cảm phải ngoại tà hoặc sau khi mất máu cảm phải ngoại tà (đau đầu, ng nóng hơi lạnh,ko ra mồ hôi
PT: Thông bạch, Đậu xị, Sinh khương: phát hãn giải biểu; Cát căn: thư cân, giải cơ, sinh tân dịch; Địa hoàng, Mạch môn: dưỡng huyết, tư âm
GG: Sợ lạnh nhiều hơn → thêm Tô diệp, Kinh giới
- Nhiệt nhiều hơn → thêm Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm
- Nếu chảy máu chưa cầm → thêm A giao, Ngẫu tiết, Bạch mao căn, Bạch cập
- Nếu ăn kém → gia Trần bì
ƯDLS: Người già yếu suy nhược, phụ nữ sau sinh, ng bẩm tố âm hư mắc phải ngoại cảm phong tà

8      MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG
TP:      Ma hoàng: 6g            
Phụ tử: 6g                 Tế tân: 3g
CD: Thang sắc, Uống chia 3 lần trong ngày
TD: Ôn kinh tán hàn. Trợ dương giải biểu
CT: Bẩm tố dương hư bị ngoại cảm phong hàn (sốt ớn rét, hàn nặng nhiệt nhẹ, đau đầu, ko có mồ hôi, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm)
PT: Ma hoàng: phát hãn giải biểu là Quân; Phụ tử: ôn kinh, tán hàn, trợ dương là Thần; Tế tân: ôn kinh tán hàn, giúp Ma hoàng giải biểu, giúp cho Phụ tử ôn kinh tán hàn là Sứ
GG: Ho suyễn tính hàn →gia Bán hạ, Trần bì, Tô tử
- Viêm PQ mãn, hen PQ thể hàn → phối hợp với bài Nhị trần thang
- Thuỷ thũng, (+) hư→ phối hợp với bài Ngũ linh tán
- Đau đầu nhiều → gia Xuyên khung, Ngô thù du
- Đau họng  →gia Thuyền thoái, Tiền hồ, Cát cánh
- Đau lạnh sống lưng → gia Cẩu tích, Lộc giác giao, Đỗ trọng, Ngưu tất, …
- Nổi mày đay → gia Ké, Địa phu tử,  Bạch tiên bì
ƯDLS: Người già yếu, suy nhược, đau họng, mất tiếng, viêm phế quản mạn, hen phế quản, …
Chú ý: Người dương khí suy vi, mạch nhỏ muốn đứt, có cảm mạo cũng không nên dùng bài này

9      BẠI ĐỘC TÁN (Nhân sâm bại độc tán)
TP:      Sài hồ: 30g    Chỉ xác: 30g
            Nhân sâm: 30g        Tiền hồ: 30g
            Khương hoạt: 30g Cát cánh: 30g
            Xuyên khung: 30g   Độc hoạt 30g
Cam thảo: 15g         Phục linh: 30g
CD: Uống 6g bột/ 1 lần, sắc cùng Sinh khương, Bạc hà làm thang. Hoặc dùng thuốc sắc với liều thích hợp
TD: Ích khí giải biểu. Khu phong trừ thấp
CT: Chính khí hư bị ngoại cảm phong hàn thấp tà (sốt cao sợ lạnh, đầu cổ cứng đau, chân tay đau mỏi, không có mồ hôi, mũi ngạt, tiếng nặng, ho có đờm, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch phù vô lực)
PT: Khương hoạt, Độc hoạt: tân ôn, phát tán giải biểu, trị phong hàn thấp tà toàn thân là Quân; Xuyên khung: hành huyết khu phong. Sài hồ: tân tán giải cơ. Hai vị giúp Khương hoạt, Độc hoạt tán tà, trừ đau nhức, đều là Thần; Chỉ xác: giáng khí. Cát cánh: khai phế. Tiền hồ: khử đàm, Phục linh: thẩm thấp hoá đàm. Các vị làm lợi phế khí, trừ đàm thấp, chỉ khái, đều là ; Nhân sâm (đại bổ nguyên khí) hoặc Đẳng sâm (ích khí kiện tỳ) khiến chính khí đủ ắt đuổi tà khí ra, phong hàn thấp đều ra theo mồ hồi; Cam thảo: điều hoà các vị thuốc, ích khí hoà trung. Sinh khương, Bạc hà: phát tán phong hàn, giải biểu. Các vị phối hợp với Nhân sâm (Đẳng sâm) là Sứ
GG: Chữa viêm tấy, mụn nhọt → bỏ Đẳng sâm, gia Kinh giới, Phòng phong gọi là bài Kinh phong bại độc tán. Hoặc bỏ Đẳng sâm, gia Liên kiều, Kim ngân hoa gọi là bài Ngân kiều bại độc tán
ƯDLS: Điều trị cảm mạo phong hàn có khí hư, đau các khớp do viêm khớp dạng thấp

10  SÂM TÔ TÁN
TP:      Đẳng sâm: 28g (hoặc Nhân sâm)
Tô diệp: 28g Cát cánh: 20g
            Trần bì: 20g  Cát căn: 28g
            Bán hạ chế: 28g      Chỉ xác: 20g
            Phục linh: 28g          Mộc hương: 20g
            Cam thảo: 20g         Tiền hồ: 28g
CD: Tán bột, mỗi lần dùng 16g, thêm 7 lát Gừng và 1 quả táo sắc uống nóng
TD:  Giải biểu, tuyên phế. Lý khí hoá đàm
CT: Người suy nhược cơ thể, bị cảm mạo phong hàn (ho, có đờm, sợ lạnh, sốt nóng, nhức đầu, tắc mũi, ngực đầy, buồn phiền, lưỡi trắng, mạch phù)
PT: Nhân sâm: bổ nguyên khí; Tô diệp: cay nóng, sơ tán phong hàn; Cát căn: thanh nhiệt, sinh tân dịch, thư cân giải cơ; Tiền hồ: khử đờm. Bán hạ: hoá đàm giáng nghịch. Phục linh: táo thấp hoá đàm; Trần bì, Chỉ xác: lý khí. Mộc hương: hành khí; Cát cánh: tuyên Phế giải cơ; Cam thảo: điều hoà các vị thuốc, phối hợp với Cát cánh lợi hầu họng
GG: Biểu hàn nặng → gia Thông bạch, Kinh giới, Phòng phong
- Phần khí hư tổn nhiều → gia Hoàng kỳ, Bạch truật
- Ho do phong hàn → gia Ma hoàng, Hạnh nhân
- Ho do phế nhiệt → gia Hạnh nhân, Tang bạch bì
- Ho nhiều đờm → gia Tử uyển, Khoản đông hoa.
- Đờm nhiều → gia Đình lịch tử, Bạch giới tử
ƯDLS: TE, ng già yếu cảm cúm, hen PQ, viêm PQ
Chú ý: T/d tương đối ôn hoà, có thể dùng cho cả TE, ng già yếu, trong có đờm ẩm bị ngoại cảm phong hàn.


BÀI THUỐC THANH NHIỆT
Thanh nhiệt phần khí
11  Bạch hổ thang (tứ đại chứng) Thanh nhiệt sinh tân. Dương minh.
12  Trúc diệp thạch cao thang


11.BẠCH HỔ THANG
TP:      Thạch cao: 30g        Tri mẫu: 9g
Trích cam thảo: 3g  Ngạnh mễ: 9g
CD: Sắc đến khi gạo chín (còn 300ml) là được, chia nước sắc làm 3 lần uống, uống lúc ấm
TD: Thanh nhiệt sinh tân
CT: Nhiệt ở phần khí của dương minh thịnh (người rất nóng, mặt đỏ, phiền khát, uống nhiều, ra mồ hôi, sợ nóng, mạch hồng đại)
PT: Thạch cao thanh nhiệt ở phần khí của dương minh là Quân; Tri mẫu giúp Thạch cao thanh nhiệt ở phế vị và để tư âm là Thần; Cam thảo, Ngạnh mễ: ích vị, bảo vệ tân, phòng thuốc đại hàn có thể làm tổn thương trung tiêu là , Sứ
GG: Nếu mồ hôi nhiều và mạch đại vô lực tức là có cả khí và tân dịch cùng bị thương → gia Nhân sâm 12g để ích khí, gọi là bài Bạch hổ gia nhân sâm thang
- Nếu là thấp ôn, có ngực bĩ, rêu lưỡi trắng → gia Thương truật 9g để táo thấp gọi là bài Bạch hổ gia thương truật thang
- Nếu có khớp đau sưng → gia Quế chi 6g để thông lạc hoà dinh, gọi là bài Bạch hổ gia quế chi thang
ƯDLS: θ viêm gan B dịch tễ, sốt xuất huyết dịch, viêm màng não tuỷ dịch tễ, sởi, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, đái tháo đường, …

12       TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG
TP:      Trúc diệp: 12g          Nhân sâm: 12g
Thạch cao: 40g        Bán hạ chế: 12g
Ngạnh mễ: 15g        Mạch môn: 15g
Cam thảo: 3g
CD: Sắc trước các vị trừ Nhân sâm, Ngạnh mễ, còn 300ml nước sắc → thêm Ngạnh mễ vào sắc chín rồi hoà với nước sắc Nhân sâm. Uống 3 lần trong ngày
TD:  Thanh nhiệt, sinh tân, ích khí hoà vị
CT: Sau khi bị bệnh nhiệt, tà khí chưa hết, lưu lại ở phần khí (ng nóng, nhiều mồ hôi, tâm phiền, ngực bụng khó chịu, khí nghịch muốn nôn, miệng khô khát, hư phiền khó ngủ, mạch hư sác, chất lưỡi đỏ)
PT: Thạch cao, Trúc diệp: thanh nhiệt trừ phiền, liều lượng lớn. Nhân sâm: ích khí. Mạch môn: dưỡng âm sinh tân. Bán hạ: giáng nghịch chỉ nôn. Cam thảo, Ngạnh mễ: hoà trung dưỡng vị ,
GG: Nếu có vị âm hư làm vị hoả nghịch lên (chảy máu chân răng, chân tay lở loét, chất lưỡi đỏ, mạch sác) → gia Tri mẫu, Thiên hoa phấn
-Ho suyễn do viêm phổi→gia Ma hoàng, Hạnh nhân
ƯDLS: Viêm PQ, viêm phổi, viêm màng não, hoặc trong viêm dạ dày cấp (mạn) (Bạch hổ thang bỏ Tri mẫu, gia Nhân sâm, Bán hạ, Mạch môn, Trúc diệp)

Thanh dinh lương huyết
13  Thanh dinh thang, dưỡng âm hoạt huyết
14  Tê giác địa hoàng thang

13   THANH DINH THANG
TP:      Tê giác: 2g               Ngân hoa: 9g
Sinh địa 15g             Liên kiều: 6g
Huyền sâm: 9g         Hoàng liên: 5g
Mạch môn: 9g         Trúc diệp: 3g
                        Đan sâm: 6g
CD: Sắc 800ml còn 300ml,chia 3 lần uống trong ngày
TD: Thanh dinh tiết nhiệt. Dưỡng âm hoạt huyết
CT: Nhiệt tà đã chuyển vào phần dinh (thân nhiệt cao về đêm, thần phiền, ít ngủ, có lúc nói sảng, thích nhắm mắt, khát hay ko khát, có ban chẩn lờ mờ, mạch sác, chất lưỡi đỏ sâm và khô)
PT: Sừng tê giác: tính hàn, cùng với Sinh địa vị ngọt tính hàn để thanh dinh lương huyết là Quân; Huyền sâm, Mạch môn: phối hợp với Sinh địa để dưỡng âm thanh nhiệt là Thần; Kim ngân, Liên kiều, Hoàng liên, Trúc diệp thanh nhiệt giải độc dùng để thấu nhiệt tà, khiến cho phần nhiệt đã nhập vào dinh qua phần khí mà thấu suất ra ngoài, là ; Đan sâm để hoạt huyết tiêu ứ nhiệt
GG: Nếu nhiệt ở phần khí bốc mạnh, ở dinh phận nhiệt lại nhẹ → bội Kim ngân, Liên kiều, Hoàng liên, Trúc diệp, giảm Tê giác, Sinh địa, Huyền sâm
- Thử t0 tà nhập tâm bào: sốt cao, phiền khát, co giật, lưỡi đỏ khô, mạch sác → uống thêm Tử tuyết đan
- Trẻ em bị tinh hồng nhiệt nặng, do nhiệt độc úng thịnh → gia Thạch cao, Đan bì, Cam thảo
- Viêm não B, viêm màng não tuỷ dịch tễ mà có các chứng về dinh phận như thấy kinh nguyệt → gia Linh dương giác, Câu đằng, Địa long
ƯDLS: θ xuất huyết giảm tiểu cầu, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não tuỷ dịch tễ, …

14  TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG   
TP:      Tê giác: 3g                Đan bì: 9g
Sinh địa: 30g            Thược dược: 12g
CD: Sắc trước 3 vị trừ Tê giác đến khi còn 300ml nước sắc thì mài Tê giác. Uống ngày 3 lần
TD: Thanh nhiệt giải độc. Lương huyết tán ứ
CT: Nhiệt làm tổn thương huyết gây xuất huyết (nôn ra máu, chảy máu cam, đái máu, ỉa máu, …); Huyết ứ ngoài kinh (b/n hay quên, ngực bồn chồn, đau bụng, đại tiện phân đen); Nhiệt làm nhiễu tâm (mê sảng, cuồng, có đám xuất huyết, chất lưỡi đỏ sẫm)
PT: Tê giác: thanh tâm lương huyết, giải độc, phối hợp với Sinh địa vừa để lương huyết chỉ huyết, vừa dưỡng âm thanh nhiệt; Bạch thược, Đan bì: vừa làm mát huyết vừa có tác dụng tán ứ
GG: Nếu bệnh nhân hay quên nhiều và cuồng → gia Đại hoàng, Hoàng cầm để thanh tiết nhiệt
- Nếu nhiệt bốc mạnh làm động huyết dẫn tới các chứng thổ huyết, chảy máu cam → gia Trắc bách diệp, Bạch mao căn, Hạn liên thảo
- Nếu đại tiện ra máu → gia Địa du, Hoè hoa. Nếu tiểu tiện ra máu → gia Bạch mao căn, Tiểu kế
ƯDLS: θ xuất huyết giảm tiểu cầu, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan nặng, bạch cầu cấp tính

Thanh nhiệt giải độc
15  Hoàng liên giải độc thang
16  Tả tâm thang
15   HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG
TP:      Hoàng liên: 3-9g      Hoàng cầm: 6g
            Hoàng bá: 6g            Chi tử 9g
CD: Sắc uống ngày 1 thang
TD: Tả hoả giải độc
CT: Mọi chứng bệnh thực hoả hoặc tam tiêu nhiệt thịnh (sốt cao, bứt rứt, miệng khô, họng ráo, nói nhảm, mất ngủ) hoặc nhiệt làm cho xuất huyết hoặc sốt cao gây phát ban hoặc chứng thấp nhiệt hoàng đản (dương hoàng) hoặc sốt cao đi lị, chứng ung thư đinh độc (ngoại khoa), hoặc tiểu tiện vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực
PT: Hoàng liên: tả tâm hoả đồng thời tả hoả ở trung tiêu là Quân; Hoàng cầm: thanh phế nhiệt, tả hoả thượng tiêu là Thần; Hoàng bá: tả hoả hạ tiêu. Chi tử thông tả hoả ở tam tiêu, dẫn nhiệt đi xuống, kết hợp lại làm Sứ
GG: Nếu đại tiện bí kết → gia Đại hoàng
- Nếu nôn ra máu và phát ban → gia Huyền sâm, Sinh địa, Đan bì
- Nếu ứ t0 phát hoàng → gia Đại hoàng, Nhân trần
- Nếu ung thư đinh độc → gia Bồ công anh, Kim ngân hoa
- Nếu kiết lị, ra máu mủ, mót rặn ko đi được → gia Mộc hương, Binh lang
ƯDLS: θ viêm gan virus cấp, viêm đường tiết niệu, viêm ruột, kiết lị, nhiễm khuẩn huyết, …

16  TẢ TÂM THANG                 
TP: Hoàng liên: 3g   Hoàng cầm: 9g   Đại hoàng: 6g
CD: Sắc uống ngày 1 thang
TD: Tả hoả giải độc. Táo thấp tả nhiệt
CT: Hoả tà bốc mạnh vào trong làm bức huyết vong hành; Chứng tam tiêu tích nhiệt, hầu họng đau, mắt sưng đỏ đau, miệng lưỡi lở loét, tâm cách phiền táo, tiểu tiện đỏ, đại tiện bí; Chứng nhọt độc biến chứng thành nhiễm khuẩn huyết, thấp nhiệt hoàng đản, thấp nhiệt kiết lị, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch sác
PT: Đại hoàng: thanh nhiệt tả hoả, giải độc lại có thể công hạ thông đại tiện làm cho nhiệt độc tiết là ngoài là chủ dược; Hoàng liên, Hoàng cầm: có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hoả độc là trợ dược
GG: Nếu có xuất huyết đường tiêu hoá trên → gia Bạch cập, Ô tặc cột, Trắc bách diệp
- Nếu có miệng đắng, tâm phiền, dễ cáu gắt → gia Đan bì, Chi tử
ƯDLS: θ xuất huyết đường tiêu hoá, giãn PQ xuất huyết hoặc dùng trong các trường hợp lao phổi khạc ra huyết, chảy máu cam, viêm xoang miệng

Thanh nhiệt tạng phủ
17  Đạo xích tán (thanh tâm nhiệt)
18     Thanh tâm liên tử ẩm (thanh tâm nhiệt)
19     Long đởm tả can thang (thanh can nhiệt)
20     Thuốc nam điều trị vàng da nhiễm trùng (thanh can nhiệt)
21  Thanh vị tán (thanh tỳ - vị nhiệt)
22  Ngọc nữ tiễn (thanh tỳ - vị nhiệt)
23  Tả bạch tán (Tả phế tán)
24  Bạch đầu ông thang (chữa lỵ)
25  Hoàng cầm thang (chữa lỵ)


17   ĐẠO XÍCH TÁN    
TP:      Sinh địa hoàng: 9g  Mộc thông: 9g
Đạm trúc diệp: 6g   Trích cam thảo: 9g
CD: Tán bột, uống 10g/lần (thang sắc liều thích hợp)
TD: Thanh tâm dưỡng âm. Lợi thuỷ thông lâm
CT: Nhiệt hữu dư ở tâm dồn xuống tiểu trường làm b/n đi tiểu ra máu, tiểu khó
PT: Sinh địa hoàng: ngọt, hàn, dưỡng âm, mát huyết để ức chế tâm hoả; Mộc thông: trên thì thanh t0 kinh tâm, dưới thì thanh lợi tiểu trường, lợi thuỷ, thông tiểu tiện; Trích thảo: thanh t0 giải độc, điều hoà các vị thuốc; Đạm trúc diệp: thanh tâm trừ phiền
GG: Nếu tâm hoả mạnh→ gia Hoàng liên, Đăng tâm- Nếu đái máu, đái rắt → gia Hạn liên thảo, Tiểu kế
- Nếu tiểu tiện nhiều lần → gia Bạch mao căn. Nếu đại tiện bí kết → gia Đại hoàng
ƯDLS: Dùng trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, lở loét khoang miệng, TE khóc đêm,

18   THANH TÂM LIÊN TỬ ẨM
TP:      Hoàng cầm: 10g      Bạch phục linh: 10g
Xa tiền tử: 10g         Địa cốt bì: 10g
Nhân sâm: 6g           Liên nhục: 10g
Trích cam thảo: 6g  Mạch đông: 10g
Trích hoàng kỳ: 10g
CD: Sắc uống
TD: Thanh tâm lợi thấp. Ích khí dưỡng âm
CT: Chứng Tâm hoả vượng, âm và khí đều hư, thấp nhiệt rót xuống sinh ra chứng di tinh, đái són, đái đau, nước tiểu đục, huyết băng đới hạ, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngại cử động, miệng lưỡi khô táo.
PT: Liên nhục: thanh tâm hoả trừ thấp nhiệt, phối hợp với Hoàng cầm, Địa cốt bì để thanh thoái hư nhiệt; Xa tiền tử, Bạch phục linh: có t/d thanh lợi thấp nhiệt; Nhân sâm, Hoàng kỳ, Trích thảo: có t/d ích khí dưỡng âm
GG: Tiểu tiện đau, rát → gia Cù mạch, Biển súc
- Nếu có phù thũng → gia Đông qua bì, Bạch mao căn, Ích mẫu thảo
ƯDLS: Điều trị chứng đái ra máu, viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm bể thận mạn tính

19  LONG ĐỞM TẢ CAN THANG
TP:      Long đởm thảo: 6g Xa tiền tử: 9g
Hoàng cầm: 9g        Đương quy: 3g
Chi tử: 9g                  Sài hồ: 6g
Trạch tả: 12g            Sinh cam thảo: 6g
Mộc thông: 9g         Sinh địa hoàng: 9g
CD: Thang sắc uống. Có thể chế làm hoàn, mỗi lần uống 6-9g, ngày uống 2 lần với nước ấm
TD: Tả can đởm thực hoả, thanh hạ tiêu thấp t0
CT: Can đởm thực hoả đi lên gây nhiễu loạn, đầu đau mắt đỏ, sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng; hoặc thấp t0 rót xuống, âm hộ sưng đau, ngứa, nhược cơ, tiểu tiện đục, phụ nữ thấp nhiệt đới hạ, thấp nhiệt hoàng đản
PT: Long đởm thảo: rất đắng, hàn, trên thì tả thực hoả ở can đởm, dưới thì tiêu thấp nhiệt ở hạ tiêu là Quân; Hoàng cầm, Chi tử: khổ hàn tả hoả, phối ngũ với Long đởm thảo là Thần; Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử: thanh nhiệt lợi thấp khiến cho thấp nhiệt bài trừ theo đường thuỷ đạo; Sinh địa hoàng, Đương quy để tư âm dưỡng huyết, kiên cố cả gốc cả ngọn; Sài hồ: dẫn các thuốc vào Can Đởm. Sinh cam thảo: điều hoà các vị thuốc
GG: Nhức đầu, hoa mắt do hoả bốc lên, mắt đỏ nhiều dử, miệng đắng, cáu bẳn→ gia Cúc hoa, Hạ khô thảo
- Lạc huyết mộc hoả hành kim → gia Đan bì, Trắc bách diệp. Hoàng đản → gia Nhân trần
- Đại tiện bí → gia Đại hoàng. Cao HA nguyên phát → gia Hạ khô thảo, Long cốt, Mẫu lệ, Cương tàm
ƯDLS: θ viêm gan thể hoàng đản cấp tính, cao HA nguyên phát, viêm thận bể thận cấp tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, TK suy nhược, viêm phổi, viêm túi mật cấp tính, …

20  BÀI THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀNG DA NHIỄM TRÙNG
TP:      Hạt muồng: 1kg       Cỏ nhọ nồi: 1kg
Rau sam: 5kg           Nhân trần: 1kg
Lá gai: 1kg     Đại hoàng: 5kg
Quả dành dành: 1kg           Rau má: 1kg
CD: Nấu cao lỏng, thêm nước đường vừa đủ 10 lít. Mỗi ngày uống từ 10-20ml chia làm 2 lần uống
TD: Thanh nhiệt trừ thấp. Nhuận tràng
PT: Hạt muồng, Quả dành dành, Đại hoàng → tả hoả, lợi mật, nhuận tràng; Nhân trần: trừ thấp nhiệt, thoái hoàng; Rau sam: thanh nhiệt, nhuận can; Cỏ nhỏ nồi: lương huyết
ƯDLS: Điều trị viêm gan siêu vi trùng cấp, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật
21  THANH VỊ TÁN                 
TP:      Sinh địa: 12g            Hoàng liên: 3g
Thăng ma: 6g           Đan bì: 9g
Đương quy: 6g        
CD: Tán bột hoặc thang sắc uống
TD: Thanh vị lương huyết
CT: Chứng tích nhiệt ở vị (đau răng, đau nửa đầu, mặt nóng, lợi lở loét, chảy máu chân răng, hơi thở hôi nóng, miệng lưỡi khô táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác)
PT: Hoàng liên: đắng hàn, tả hoả, để thanh tích nhiệt trong dạ dày là Quân; Sinh địa: lương huyết tư âm. Đan bì: lương huyết thanh nhiệt. Hai vị này cùng Hoàng liên thanh nhiệt ở Vị là Thần; Đương quy: dưỡng huyết hoà huyết. Thăng ma: tán hoả giải độc cùng Hoàng liên làm tán hoả thượng viêm, tán nhiệt nội uất, cùng là thuốc dẫn kinh dương minh, kết hợp làm Sứ
GG:  Nếu có vị hoả bốc mạnh → gia Thạch cao
- Nếu có đại tiện bí kết → gia Đại hoàng
- Nếu có vị hoả mà chảy máu chân răng → gia Ngưu tất, Bạch mao căn
- Nếu có phong hoả làm đau răng → gia Phòng phong, Bạc hà
ƯDLS: Điều trị viêm quanh răng, viêm miệng lở loét, đau dây TK tam thoa (dây TK 5)

22  NGỌC NỮ TIỄN    
TP:      Thạch cao: 9-30g    Mạch môn đông: 6g
Tri mẫu: 4g   Thục địa: 9-30g
Ngưu tất: 4g
CD: Sắc uống ngày 1 thang
TD: Thanh vị tư âm
CT: Vị nhiệt âm hư (miệng khô, khát nước, đau đầu, đau răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, chảy máu cam, tiêu khát, ăn nhiều nhanh đói, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô)
PT: Thạch cao: với liều cao có tác dụng thanh lọc hoả còn dư ở Vị là Quân; Thục địa: tư dưỡng thận thuỷ là Thần; Tri mẫu: đắng, hàn, chất nhuận, giúp cho Thạch cao để tả hoả thanh vị; Mạch đông: nuôi vị âm cùng với Thục địa để dưỡng thận âm, kiêm cố cái gốc. Các vị này đều là ; Ngưu tất: tư bổ thận thuỷ đồng thời dẫn nhiệt đi xuống làm đình chỉ cái nhiệt có thừa ở huyết làm tổn thương huyết lạc là Sứ
GG: Nếu có hoả thịnh mà thận âm hư không rõ → thay Thục địa bằng Sinh địa, thay Ngưu tất bằng Huyền sâm hoặc gia thêm Hoàng liên
- Nếu nhiệt thịnh → gia Đan bì, Bạch mao căn
- Nếu vị nhiệt gây chảy máu → gia Bạch mao căn, bội Ngưu tất
- Nếu chất lưỡi đỏ hồng mà khô, mặt lưỡi như tráng gương (bóng) ko có rêu → gia Thạch hộc, Sa sâm
ƯDLS: θ các chứng bệnh vùng xoang miệng (viêm lưỡi, miệng lở loét), đái tháo đường, đau dây TK tam thoa, chảy máu chân răng, chảy máu cam, lạc huyết, viêm cơ tim virus, …

23  TẢ BẠCH TÁN                   
TP:      Tang bạch bì: 10g   Cam thảo: 6g
Địa cốt bì: 10g         Ngạnh mễ: 9g
CD: Tán bột hoặc dùng thang sắc uống
TD: Tả phế thanh nhiệt. Chỉ khái bình suyễn
CT: Các chứng phế nhiệt dẫn tới ho, khó thở, thở gấp, (da dẻ nóng, về chiều bệnh nặng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác)
PT: Tang bạch bì: tả phế, thanh uất nhiệt là Quân; Địa cốt bì: tả hoả ẩn phục ở Phế, lui hư nhiệt là Thần; Cam thảo, Ngạnh mễ: dưỡng vị hoà trung để phòng trị phế khí là Sứ
GG: t0 nặng ở kinh Phế → gia Hoàng cầm, Tri mẫu
- Nếu ho, suyễn → gia Hạnh nhân, Đình lịch tử
- Ho nhiều do táo nhiệt → gia Bối mẫu, Qua lâu bì
- Nếu người nóng bứt rứt, miệng khát → gia Tri mẫu, Thiên hoa phấn
ƯDLS: θ viêm PQ, hen suyễn, viêm phổi, chảy máu cam. Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi ở trẻ em, …

24  BẠCH ĐẦU ÔNG THANG           
TP:      Bạch đầu ông: 15g Hoàng liên: 6g
Trần bì: 12g  Hoàng bá: 12g
CD: Sắc uống
TD: Thanh nhiệt giải độc, Lương huyết chỉ lị
CT: Chứng nhiệt lỵ (đau bụng, mót rặn, hậu môn nóng rát, đi ngoài ra máu mũi đỏ nhiều trắng ít, khát nước, thích uống, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác)
PT: Bạch đầu ông: thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lị là chủ dược trị nhiệt độc xích lỵ; Hoàng liên, Hoàng bá: thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc; Trần bì: táo thấp lý khí, lại có thể thu sáp chỉ lỵ
GG: Nếu có biến chứng là sốt → gia Cát căn, Ngân hoa, Liên kiều
- Nếu đau bụng nhiều → gia Mộc hương, Binh lang, Bạch thược
- Nếu có thực trệ, đau bụng cự án, rêu lưỡi dày nhờn → gia Sơn tra, Mạch nha, Chỉ thực
ƯDLS: Điều trị lỵ trực khuẩn, viêm ruột, viêm kết tràng mạn loét không đặc trưng, …

25  HOÀNG CẦM THANG     
TP:      Hoàng cầm: 12g      Bạch thược: 12g
            Cam thảo: 4g           Đại táo: 3 quả
CD: Thang sắc uống
TD: Thanh nhiệt giải độc. Trừ thấp chỉ thống
PT: Hoàng cầm: thanh nhiệt táo thấp, chỉ lị do thấp nhiệt là Quân; Bạch thược: hoà huyết nhu can, chỉ thống do lỵ là Thần; Cam thảo: giúp Bạch thược chữa đau bụng cùng với Đại táo hoà tỳ là Sứ
ƯDLS: θ lỵ amíp, lỵ trực trùng có đau bụng nhiều

Thanh hư nhiệt
26  Thanh hao miết giáp thang
27  Đương quy lục hoàng thang



26  HANH HAO MIẾT GIÁP THANG
TP:      Thanh hao 6g           Đan bì: 9g
Miết giáp: 15g         Sinh địa: 12g
Tri mẫu: 6g
CD: Thang sắc uống
TD: Dưỡng âm thấu nhiệt
CT: Các chứng ôn bệnh giai đoạn cuối. Âm dịch bị hao tổn, tà phục ở âm phận, chiều tối thì sốt, buổi sáng thì hết sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác
PT: Miết giáp: tư âm thoái nhiệt; Thanh hao: có hương thơm, thanh nhiệt thấu lạc, dẫn tà đi ra ngoài; Sinh địa: ngọt, mát có tác dụng tư âm; Tri mẫu: đắng, hàn, tư nhuận, phối hợp cùng với Miết giáp, Thanh hao làm thành hiệu lực dưỡng âm thấu nhiệt; Đan bì: phối hợp với Thanh hao trong thì thanh nhiệt mai phục ở huyết, ngoài thì thấu tà phục ở âm
GG: Nếu có âm hư hoả vượng, sốt lâu ngày không hết → gia Địa cốt bì, Thạch hộc
- Phế lao, ra mồ hôi trộm nhiều → gia Sa sâm, Hạn liên thảo
- Trẻ nhỏ mùa hè có sốt thuộc âm hư → gia Bạch vi
- Miệng khát → gia Long cốt, Mẫu lệ
ƯDLS: Sốt kéo dài ko rõ nguyên nhân, TE sốt vào mùa hè. Chứng lao thận. Sốt nhẹ sau phẫu thuật

27  ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG
TP:      Đương quy: 9g         Hoàng liên: 3g
Thục địa: 12g           Hoàng bá: 6g
Sinh địa: 12g            Hoàng cầm: 9g
Hoàng kỳ 15g
CD: Thang sắc uống
TD: Tư âm tả hoả
CT: Sốt, ra mồ hôi trộm, mặt đỏ, tim bứt rứt, miệng khô, môi khô, táo bón, người gày gò, da khô vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác
PT: Đương quy, Sinh địa, Thục địa: tư âm dưỡng huyết, vun cái gốc để thanh hoả nhiệt là Quân; Hoàng bá, Hoàng cầm, Hoàng liên: tả hoả trừ phiền, thanh nhiệt kiên âm là Thần; Hoàng kỳ: ích khí cố biểu để liễm hãn
GG: Nếu sốt có chu kỳ → gia Ngân sài hồ, Bạch vi, Tần cửu (Tần giao)
- Nếu ra mồ hôi nhiều → gia Mẫu lệ, Phù tiểu mạch
- Nếu người chỉ có hư mà ko có hoả→ bỏ Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm → gia Huyền sâm, Mạch  môn đông
- Nếu sốt có chu kỳ, mạch xích thịnh đó là Thận hoả vượng → gia Tri mẫu, Quy bản
ƯDLS: θ ra mồ hôi trộm, di tinh, hội chứng tuổi già (ban xuất huyết, giảm tiểu cầu nguyên phát)

BÀI THUỐC HÒA GIẢI:
I/HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG. 
Tiểu sài hồ thang.
Sài hồ quế chi thang

Tiểu sài hồ thang:
TP:  
 Sài Hồ   12g                Bán hạ  9g                Chích Cam thảo  4g            Nhân Sâm  9g
Sinh Khương 9g          Hoàng Cầm 9g             Đại Táo  4 quả
                          
CD: Sắc nước uống
Công Dụng: Hòa giải thiếu dương.
Chủ Trị: Bệnh thiếu dương thương hàn,khi hàn khi nhiệt,lồng ngực và mạng sườn tức,không muốn ăn uống,tâm phiền,buồn nôn,miệng đắng ,họng khô,hoa mắt R:Trắng mỏng, M:huyền:Thương hàn của PN,Nhiệt nhập vào Huyết thất,có lúc hàn nhiệt thác tạp,sốt rét ,hoàng đản,thấy ở người có chứng thiếu dương.Tà ở biểu hoặc nhập lý không dùng bài này,nếu dùng thì tùy mà gia giảm.
Phân Tích: Chủ phương là để hòa giải thiếu dương.Khí chất của Sài hồ là thuốc nhẹ,thăng tán có tác dụng sơ tà thấu biểu là quân.Hoàng Cầm đắng mà hàn,khí vị tương đối nặng,có thể thanh nhiệt ở ngực bụng,trừ được phiền đầy..Sài Hồ,Hoàng Cầm cùng sử dụng có thể giải tà nửa biểu nửa lý của thái dương kinh. Bán Hạ, Sinh khươngđiều lý vị khí,giáng nghịch cầm nôn mửa. Nhân sâm., Chích Cam thảo, Đại táo ích khí hòa trung,phù chính khử tà.Phương thuốc này dùng cả hàn ,ôn,thăng giáng cùng điều hòa phối hợp,có tác dụng sơ lợi tam tiêu,điều hòa tới tận cả trên,dưới,truyền thông cả trong,ngoài,hòa sướng khí cơ.
gia giảm:-ngực phiền không nên bỏ bán hạ, Nhân sâm.;thêm Qua Lâu 8g để khai kết,tán nhiệt,trừ phiền.
-Nếu bụng đau thì bỏ Hoàng Cầm,gia Bạch Thược 9g để tả mộc an thổ,chỉ thống.
Sài hồ quế chi thang.
TP: Quế Chi  4,5g                Hoàng Cầm    4,5 g             Nhân sâm.  4,5g
       Chích Cam thảo   3g      Bán Hạ  7,5g                      Bạch Thược  4,5g
       Đại Táo    6 quả             Sinh khương  4,5g              Sài Hồ    6g
CD: Sắc nước uống.
Công Dụng: Hòa giải thiếu dương,giải cơ phát biểu.
Chủ Trị:Bệnh của thiếu dương kèm theo biểu chứng của thái dương:Sốt hơi sợ rét,các khớp chân tay nhức nhối,buồn nôn,vùng dưới tim buồn bực, R:trắng, M:phù huyền.
Phân Tích: Bài này là thuốc nhẹ song giải cả biểu lẫn lý của thái dương,thiếu dương,lấy tiểu sài hồ thang,Quế chi thang mỗi thứ một nửa lượng hợp thành bài thuốc này.Lấy sài hồ thang để hòa giải thiếu dương,để trị nửa biểu nửa lý:Lấy Quế chi thang điều hòa dinh vệ,giải cơ để trị biểu của thiếu dương.
gia giảm-Nếu cảm mạo biểu hư thì gia thêm Hoàng kì,Bạch truật.
-Nếu sốt cao thì gia thêm Sinh thạch cao.
-Nếu có hàn mà đau bụng thì gia thêm Xuyên ô,thảo ô.
-Nếu can vị không yên,dạ dày đau thì gia thêm Hổ Phách ,Đương Quy.
Ứng dụng lâm sàng:Ngày nay dùng để điều trị cảm mạo,do sốt viruts,động kinh,viêm gan mạn tính,các hội chứng sau viêm gan ,loét dạ dày,thần kinh suy nhược,sốt sản hậu.
II/Các bài thuốc hòa giải can tỳ.
Tứ nhịch tán.
Tiêu giao tán.
Hỏa can tiễn
Tứ nghịch tán.
TP: Chích Cam thảo            Bạch Thược     Chỉ thực        Sài hồ
Các vị bằng nhau
CD: các vị thuốc trên tán mịn,uống với nước cơm,mỗi lần 3-6g.mỗi ngày uống 3 lần.Cũng có thể làm thang,Sắc lên uống,liều lượng các vị thuốc chiều theo lượng thuốc thường quy mà châm chước.
Công Dụng: Thấu tà giải uất,sơ can,lý tỳ.
Chủ Trị:các bệnh của thiếu âm trong đó có dương uất,tứ chi alnhj quắp,hoặc ho,hoặc run,hoặc tiểu tiện bất lợi,hoặc trong bụng đau,hoặc tiêu chảy nặng,M:huyền,can bất hòa,bụng và hung sườn đau:trẻ nhỏ sốt,tứ chi lạnh.phụ nữ kinh nguyệt không đều,đau bụng kinh đầu vú sưng đau.
Phân Tích:Phương thuốc này sơ can giải uất,điều hòa can tỳ.Trong này  Sài Hồ sơ can giải uất,thấu tà sơ can là quân,phối hợp với Bạch Thược dưỡng huyết  nhu can,dùng cùng sài hồ mà sơ can lý tỳ.Chỉ thực cùng hành khí tán kết,dùng cùng sài hồ mà thăng giáng điều khí.Chích Cam thảo ích khí kiện tỳ,cùng phối ngũ với Bạch Thược mà hoãn cấp chỉ thống.Bốn vị thuốc phối ngũ với nhau,cùng phát huy công năng thấu tà giải uất,sơ can lý tỳ.Can khí điều đạt ắt khỏi đau bụng,sườn hông,khỏi tiêu chaỷ,uất dương được ruỗi thì chân tay lạnh ắt bình phục.
gia giảm:-Nếu ho thì gia Ngũ vị tử,Can khương.
-Tiểu tiện bất lwoij gia thêm Bạch linh.
-Đau bụng gia thêm Phụ Tử.
-Tiêu chảy gia thêm Giới Bạch.
Ứng dụng lâm sàng: Ngày này dùng để điều trị viêm gan mãn tính dai dẳng,xơ gan,viêm dạ dày mạn tính,loét đường tiêu hóa,đau dây thần kinh liên sườn.
Tiêu giao tán.
TP:       Sài hồ   30g    Đương Quy   30g   Bạch Thược   30g   Bạch truật  30g
             Bạch linh  30g  Chích Cam thảo   15g
CD: Các vị thuốc làm thành bột thô,mỗi lần uống  6-9 g ,thêm nước sắc Sinh khương,một ít Bạc Hà,sắc nước uống lúc còn ấm.Cũng có thể làm thang sắc uống,lượng dùng các vị thuốc này căn cứ vào nguyên phương châm chước tăng giảm theo tỷ lệ.Thuốc hoàn mỗi lần uống 6-9g ,mỗi ngày uống 2 lần.
Công Dụng: Sơ can ,giải uất,kiện tỳ hòa dinh.
Chủ Trị:Can uất huyết hư làm cho hai bên sườn đau,lúc rát,lúc sốt,đau đầu,mờ mắt,miệng ráo,họng khô,tinh thần mật mỏi,ăn ít,KNKĐ,bầu vú căng trướng, M:Huyền mà hư.
Phân Tích: Trong bài,Sài hồ sơ can giải uất là Quân:Đương Quy,Bạch Thược dưỡng huyết nhu can,mùi hương thươm của Đương Quy có thể hành khí,vị ngọt của nó có thể hoãn cấp là thần. Bạch truật, Bạch linh kiện tỳ trừ thấp,khiến cho viaacj vận hóa có sự linh hoạt,khí huyết có nguồn ngốc.Chích Cam thảo ích khí bổ trung,hoãm cái gấp của can,tuy là các vị tá sứ nhưng có tác dụng trợ giúp. Sinh khương ôn vị hòa trung, Bạc hà giúp Sài Hồ tách nhiệt do can uất gây ra để tan uất.
gia giảm:-Nếu KNKĐ,huyết hư sinh nhiệt,uất hóa hỏa gây phiền tóa,dễ cáu gắt má đỏ,họng khô gia Đan bì 4g để thanh can nhiệt,Chi tử 4g để tả hỏa ở tam tiêu là bài Đan chi tiêu giao tán.
-Nếu thống kinh, M:huyền hư có sốt thêm Sinh địa;nếu không có sốt chỉ là huyết hư thêm Thục Địa là  Hắc tiêu giao tán.
Ứng dụng lâm sàng:Ngày nay thường dùng để điều trị viêm Gan virut,viêm túi mật mãn tính,viêm kết tràng mãn tính,hội chứng tắc dục,histery,KNKĐ
Hỏa can tiễn.
TP: Thanh Bì    6g      Trần bì   6g     Bạch Thược    6g    Đan Bì  4,5 g
                                      Chi Tử  4,5g         Trạch Tả     4,5g   Thổ bối Mẫu 6-9g 
CD: Sắc uống.
Công Dụng: Giận giữ mà tổn thương Can,khí ngược hỏa động,sườn đau đầy trướng,dạ dày đau rát,miệng đắng bứt rứt,hoặc động huyết, L:Đỏ, R:Vàng , M: Huyền sác.
Phân Tích: trong bài này Thanh Bì sơ can lý khí; Trần bì lý khí hòa vị, Bạch Thược dưỡng huyết nhu can hoãn cấp chỉ thống;Đan bì,Sơn chi thanh can tả nhiệt.Thổ bối mẫu thanh nhiệt tán kết; Trạch tả thẩm thấp tả nhiệt.các vị thuốc trên hợp dụng sẽ phát huy hiệu lực sơ can lý khí,tả nhiệt hòa vị.
gia giảm:-Nếu đại tiện gia huyết thì gia Địa Du.
-Nếu tiểu tiện ra huyết thì gia Mộc Thông.
-nếu người hỏa thịnh gia Hoàng Cầm.
Ứng dụng lâm sàng:Ngày nay thường dùng để điều trị viêm dạ dày mãn tính,viêm mãn tính,đau ngực sườn.
Các phương thuốc điều hòa thượng vị.
Bán hạ tả tâm thang.
Sinh khương tả tâm thang

Bán hạ tả tâm thang.
TP: Bán Hạ   9g     Hoàng Cầm    6g     Can khương   6g     Nhân sâm.  6g
Chích Cam thảo   6g     Hoàng liên   3g     Đại táo      4quar.
CD: Sắc nước uống.
Công Dụng: Hòa vị giáng nghịch,khai  kết trừ bĩ.
Chủ Trị: Hàn nhiệt hỗ kết,vị khí bất hòa,vùng dưới tim bĩ tắc không thông,nôn khan hoặc mửa,sôi bụng tiêu chảy, R: mỏng,vàng mà nhờn, M: huyền sác.
Phân Tích: Trong bài này Bán hạ hòa vị tiêu bĩ tắc,giáng vị chỉ nôn là chủ dược.Hàn nhiệt lẫn lộn sinh ra bĩ tắc ở tâm hạ nên phải dùng Hoàng Liên,Hoàng Cầm đắng hàn có tác dunhj giáng hỏa tiết nhiệt,Can khương,Bán Hạ cay ôn,khai kết tán hàn.Giúp vào đó là nhân sâm,Cam thảo,Đại táo ngọt ôn,ích khí để bổ cái hư của tỳ vị mà hồi phục chức năng thăng giáng.Bảy vị thuốc phối hợp với nhau,dùng cả hàn lẫn nhiệt,cay thì khai,đắng thì giáng,bổ khí hòa trung,tự nhiên tà phải đi,chính khí hồi phục,khí thăng giáng được các chứng sẽ hết.
gia giảm:-Nếu tỳ vị khí hư,thủy khí ở trong,thủy nhiệt kết làm tâm hạ bĩ cũng gây ợ hơi,sôi bụng nhiều,ỉa lỏng thì Can Khương giảm còn 4g,thêm Sinh khương 8g để hòa vị tiêu bĩ,tán kết trừ thủy là bài Sinh khương tả tâm thang.
-Nếu ngực có nhiệt,vị có hàn làm cho ngực bồn chồn,muốn nôn đau bụng hoặc sôi bụng,ỉa lỏng,R:trắng trơn,M:Huyền thì bỏ Hoàng Cầm thêm Quế chi 6g,tăng Hoàng Liên 6g để bình điều hàn nhiệt,hòa vị giáng nghịch,Hoàng liên để tả nhiệt ở thượng tiêu.kh.,Quế chi để tán hàn trong vị,Bán Hạ giáng nghịch chỉ nôn, Nhân sâm.,Cam thảo,Đại táo ích khí hòa trung làm cho hàn nhiệt hết,trên dưới hòa các chứng sẽ hết gọi là bài Hoàng liên thang.
ứng dụng lâm sàng:Ngày nay dùng để điều trị viêm dạ dày mãn tính,loét đường tiêu hóa,xuất huyết đường tiêu hóa trên,viêm gan mãn tính,xơ gan,hội chứng lỵ,trẻ em tiêu chảy kéo dài.
Sinh khương tả tâm thang.
TP:    Sinh khương  12g     chích Cam thảo  6g  Nhân sâm.  6g    Can Khương  3g    Hoàng Cầm  6g   Bán Hạ   9g   Hoàng Liên   3g   Đại Táo   4 quả.
CD: Sắc nước uống.
Công Dụng: Thủy nhiệt hỗ kết,vị tring bất hòa,vùng dưới tim tắc cứng,ợ khan,ăn vào khó chịu,sôi bụng,tiêu chảy.
Phân Tích: Bài này dùng Bán Hạ tả tâm thang giảm lượng dùng can Khương,thêm Sinh khương mà thành.Trong bài này,Sinh khương ôn ấm tỳ vijchir nôn tuyên tán thủy khí,dùng làm chủ dược,phối hợp với bán hạ làm tăng sức giáng nghịch hóa ẩm hòa vị.bán Hạ,Can Khương cùng với Hoàng Cầm,Hoàng Lieenphoois ngũ nhau,cay thì khai,đắng thì giang,tán kết  tiêu bĩ tắc, Nhân sâm., Cam thảo,Đại Táo kiện tỳ,ích vị sẽ phục hồi chức năng thăng giáng của trung tiêu.
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm dạ dày mạn tính,loét hành tá tràng.môn vị nghẹn cứng,dạ dày chướng to,dạ dày sa xuống,ách ngược,viêm ruột,PN có thai nôn mửa.


     

BÀI THUỐC TRỪ HAN
Ôn trung trừ hàn
28  Lý trung hoàn (Lý trung thang)
29  Tiểu kiến trung thang
30  Đại kiến trung thang

28  lÝ TRUNG HOÀN              
TP:      Nhân sâm: 90g        Bạch truật: 90g
            Can khương: 90g    Trích cam thảo: 90g
CD: Các vị thuốc nghiền mịn, luyện mật làm hoàn, Mỗi lần uống 6-9g, ngày uống 2-3 lần với nước chín
TD: Ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ
CT: Trung tiêu hư hàn, ỉa lỏng, ko khát, nôn mửa, đau bụng, ko muốn ăn thậm chỉ thổ tả; Dương hư mất huyết, trẻ nhỏ sau mắc bệnh thích nhổ nước bọt, ngực đầy tức do trung tiêu hư hàn gây ra
PT: Can khương: tân nhiệt, ôn trung tiêu, khu lý hàn là Quân; Nhân sâm: đại bổ nguyên khí giúp thăng giáng, vận hoá là Thần; Bạch truật: kiện tỳ táo thấp. Trích cam thảo ích khí hoà trung, 2 vị là Sứ
GG: Nếu dương hư mất máu thì thay Can khương bằng Bào khương gia Hoàng Kỳ, Đương quy, A giao
- Nếu khí của hàn thuỷ nghịch lên thì thêm Quế chi
- Nếu nôn thêm Sinh khương để ôn vị chỉ nôn
- Nếu có chướng mạn thì thêm Phụ tử gọi là bài Phụ tử lý trung thang
ƯDLS: θ viêm loét đg tiêu hoá (dạ dày, tá tràng),xuất huyết đg tiêu hoá. Viêm gan mạn, viêm khí PQ mạn

29  TIỂU KIẾN TRUNG THANG         
TP:      Quế chi: 9g   Đại táo: 4 quả
Thược dược: 18g    Sinh khương: 10g
Trích cam thảo: 6g  Di đường: 30g
CD: 5 vị trừ Di đường sắc 2 lần. Bỏ bã lấy nước cho kẹo nha (Di đường) vào chia 2 lần uống ấm.
TD: Ôn trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp
CT: Bụng đau nhiều, chườm ấm đỡ, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch tế hoãn. Tim đập hồi hộp, hư phiền không yên. Sắc mặt xấu. Hoặc là tứ chi đau đớn, chân tay nóng bứt rứt, họng khô, miệng táo
PT: Đây là bài Quế chi thang bội Bạch thược gia Di đường mà thành
Di đường cam ôn nhuận, làm Quân ích tỳ khí, nuôi tỳ âm, ôn bổ trung tiêu làm hoãn cái cấp tính của Can, nhuận cái táo khô của Phế; Quế chi ôn dương khí, Thược dược ích âm huyết là Thần; Trích cam thảo ngọt ấm, ích khí giúp được Di đường, Quế chi ích khí ôn trung, hợp với Thược dược chua ngọt hoá âm mà ích can tư tỳ làm . Sinh khương ôn vị, Đại táo kiện tỳ, hành chuyển tân dịch, hoà dinh vệ, cùng là Sứ
GG: Nếu khí hư tự hãn, người nóng thì gia Sinh hoàng kỳ 9g gọi là bài Hoàng kỳ kiến trung thang
- Nếu sau đẻ người suy yếu mạch rỗng hư, họng đau lâm râm không ăn được → gia Đương quy 12g gọi là bài Đương qui kiến trung thang
ƯDLS: Thiếu máu ko tái tạo. Thiếu máu do thiếu sắt, vàng da tan huyết …; Loét tiêu hoá, viêm dạ dày mạn tính, viêm gan mạn tính, suy nhược TK, …

30  ĐẠI KIẾN TRUNG THANG
TP:      Thục tiêu: 3g            Nhân sâm: 6g
            Can khương: 12g    Di đường: 30g
CD: 3 vị trừ Di đường sắc 2 lần. Bỏ bã lấy nước thêm Di đường vào chia 2 lần uống ấm
TD: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ thống
CT: Trung dương suy nhược, âm hàn nội thịnh, đau lạnh nhiều ở vùng ngực tim, chân tay lạnh, nôn oẹ, không ăn uống được, toàn thân đau, cự án, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế khẩn.
PT: Thục tiêu: cay nhiệt, ôn tỳ vị, tán hàn trừ thấp, hạ khí tán kết là Quân; Can khương: ôn trung tán hàn, giúp Thục tiêu gây dựng trung dương, tán khí nghịch, giảm đau, chỉ nôn là Thần; Nhân sâm: bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí. Di đường: dùng nhiều để kiến trung hoãn cấp, lại có thể hoãn hoà Thục tiêu, Can khương có tính táo mạnh. Đều là Sứ
ƯDLS: θ loét dạ dày tá tràng, co thắt dạ dày ruột, dạ dày trướng to, dạ dày sa, ruột dính, tắc ruột do giun, ..


Hồi dương cứu nghịch
31  Tứ nghịch thang
32  Hồi dương cứu nghịch thang



31  TỨ NGHỊCH THANG
TP:      Phụ tử: 5 - 10g        Can khương: 6 - 9g
            Cam thảo: 6g
CD: Sắc trước Phụ tử với nước 1 giờ, rồi thêm các vị còn lại sắc tiếp. Uống nước thuốc lúc còn ấm
TD: Hồi dương cứu nghịch
CT: Bệnh thiếu âm, tứ chi quyết nghịch, sợ lạnh nằm co, nôn mửa, ko khát, đau bụng ko đi ngoài, tinh thần suy nhược thích ngủ, rêu lưỡi trắng trơn, mồ hôi đầm đìa, đi tả ồ ạt như xối dẫn tới vong dương bạo thoát, mạch vi tế.
PT: Phụ tử: đại tân đại nhiệt, làm Quân do tính thuần dương hay có độc của nó, là thuốc quan trọng bậc nhất về bổ ích tiên thiên mệnh môn chân hoả, làm thông hành 12 kinh, dùng sống có thể ôn dương trục hàn tốt; Can khương: ôn dương của trung tiêu mà trừ lý hàn, giúp Phụ tử phát huy dương khí, là Thần; Chích cam thảo: ích khí ôn trung, giảm bớt tính mãnh liệt của Phụ tử, Can khương, làm Sứ
ƯDLS: θ shock, nhồi máu cơ tim, suy tim, viêm đường tiêu hoá cấp mạn tính, thổ tả, sa dạ dày, trẻ em tiêu chảy, chuột rút bắp chân …
.             32  HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH THANG
TP:      Nhân sâm: 6g           Trần bì: 6g
Phục linh: 9g            Bán hạ chế: 9g
Bạch truật sao: 9g  Ngũ vị tử: 3g
Chích cam thảo: 5g Can khương: 5g
Phụ tử chế: 9g         Gừng: 3 lát
Nhục quế: 3g
CD: Sắc uống với 0,5g Xạ hương. Khi chân tay ấm thì ngừng thuốc
TD: Hồi dương cứu nghịch, ích khí sinh mạch
CT: Hàn tà trực trúng vào cả 3 kinh âm, chân dương bị suy vi. Sợ lạnh, nằm co, chân tay lạnh giá, đau bụng nôn, ỉa lỏng, ko khát, thần mệt muốn ngủ, hoặc người lạnh run cầm cập, hoặc nóng, môi miệng xanh tím, hoặc chảy dãi, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm vi, nặng thì ko thấy mạch.
PT: Đây là bài Tứ nghịch thang hợp với Lục quân tử thang gia thêm Quế chi, Ngũ vị tử, Xạ hương, Phụ tử, Can khương, Nhục quế để ôn và làm khoẻ nguyên dương, khu hàn phá âm. Lục quân để bổ ích tỳ vị trừ đờm ẩm. Sâm hợp với Ngũ vị để ích khí sinh mạch; Xạ hương để thông 12 kinh.
GG: Nôn mửa liên tục → gia nước Gừng
ƯDLS: Dùng trong các trường hợp choáng shock, trụy tim mạch, …
Chú ý: Trong các trường hợp b/n choáng, truỵ mạch → nên chuyển cấp cứu Tây y

THUỐC TRỪ PHONG

BÀI THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG
33  Linh giác câu đằng thang
34  Thiên ma câu đằng ẩm
35  Trấn can tức phong thang


33   LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG
TP:      Linh dương giác: 4,5g             Bạch thược: 9g
Câu đằng: 9g            Sinh địa: 15g
Tang diệp: 6g           Phục thần: 9g
Cúc hoa: 9g  Sinh cam thảo: 2,4g
Xuyên bối: 12g         Đạm trúc nhự: 15g
CD: Thang sắc uống
TD: Thanh can, tắt phong, tăng tân dịch, thư cân
CT: Can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong, sốt cao ko lui, phiền muộn, chân tay co quắp, phát thành kinh quyết, nặng thì tinh thần mê muội, chất lưỡi đỏ mà khô, hoặc lưỡi đen bị kích ứng, mạch huyền mà sác, can dương bốc mạnh, đau đầu, váng đầu, run rẩy.
PT: Linh dương giác, Câu đằng: để thanh can, tắt phong, thanh nhiệt giảm co giật là Quân; Tang diệp, Cúc hoa: phối hợp để tăng cường công hiệu tắt phong, là Thần; Bạch thược, Sinh địa: dưỡng âm, tăng dịch để nhu can, thư cân do phong hoả hỗ trợ thúc đẩy nhau, rất dễ hao âm mất dịch. Ngoài ra, kết hợp với Dương giác, Câu đằng có tác dụng lương can tức phong là có ý nghĩa kiêm cố cả gốc lẫn ngọn; Bối mẫu, Trúc nhự: thanh nhiệt hoá đàm; Phục thần để bình can, ninh tâm, an thần. Các vị này đều làm ; Sinh cam thảo: điều hoà các vị làm Sứ, phối hợp với Bạch thược, chua ngọt hoá âm, thư cân hoãn cấp
GG: Nếu có khí hư kết hợp với răng cắn chặt, chân tay co, tim đập, sốt cao, mắt trợn ngược → gia Toàn yết, Thiên ma, Nhân sâm
ƯDLS: θ sốt cao kinh quyết, viêm não Nhật Bản B, Cao huyết áp nguyên phát, bệnh não tăng huyết áp, phụ nữ có thai sản giật, sản hậu kinh phong, …

34  THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM
TP:      Thiên ma: 9g            Chu phục thần: 9g
Câu đằng: 12g         Ích mẫu thảo: 9g
            Tang ký sinh: 9g       Đỗ trọng: 9g
Hoàng cầm: 9g        Dạ giao đằng: 9g
Xuyên ngưu tất: 12g          Sơn chi: 9g
Thạch quyết minh: 18g
CD: Thang sắc uống
TD:  Bình can tắt phong, thanh nhiệt hoạt huyết,
         Bổ ích can thận
CT: Can dương vượng, can phong nội động làm nhức đầu, chóng mặt, tai ù, mắt hoa, run, mất ngủ, nặng thì bán thân bất toại, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
PT: Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh: đều bình can tức phong, dùng làm Quân; Sơn chi, Hoàng cầm: thanh nhiệt tả hoả khiến cho nhiệt của Can kinh không có chiều hướng mạnh lên, dùng làm Thần; Ích mẫu thảo: hoạt huyết lợi thuỷ, Ngưu tất: dẫn huyết đi xuống, phối hợp với Đỗ trọng, Tang ký sinh có thể bổ ích can thận; Dạ giao đằng, Chu phục thần: an thần định trí. Các vị đều là Sứ
GG: Người bệnh nặng → gia thêm Linh dương giác
- Đầu váng → gia Cúc hoa, Bạch tật lê
- Mất ngủ nhiều→ gia Trân châu mẫu, Sinh long cốt
- Nhìn vật không rõ rệt → gia Sung uý tử, Thảo quyết minh, Hạ khô thảo
- Chân tay tê → gia Hy thiêm thảo, Địa long
- Trị sản giật → bỏ Ngưu tất, Ích mẫu thảo
ƯDLS: θ cao huyết áp vô căn, bệnh não do tăng huyết áp, đột nhiên trúng cảm, loạn TK, sản giật

35  TRẤN CAN TỨC PHONG THANG
TP:      Ngưu tất: 15g          Đại giả thạch: 40g
Huyền sâm: 12g      Long cốt: 40g
Thiên môn: 10g       Mẫu lệ: 24g
Xuyên luyện tử: 8g Quy bản: 16g
Nhân trần: 8g          Bạch thược: 16g
Mạch nha: 12g        Cam thảo: 4g
CD: Thang sắc uống
TD: Trấn kinh tức phong, tư âm dìm dương
CT: Can thận âm khuy, can dương vượng, khí huyết nghịch loạn gây ra đau đầu, chóng mặt, mắt căng, tai ù, trong lòng bứt rứt, … nặng thì ngã vật, mê man, tinh thần suy kém, tay chân yếu có khi bán thân bất toại, mạch huyền dài hữu lực
PT: Long cốt, Mẫu lệ, Đại giả thạch, Quy bản: trấn kinh, tiềm dương; Bạch thược, Huyền sâm, Thiên môn: tư âm sinh tân; Xuyên luyện tử, Nhân trần: sơ can giáng hoả; Mạch nha: tiêu tích; Ngưu tất: dẫn huyết xuống dưới; Cam thảo: điều hoà vị thuốc
ƯDLS: Điều trị chứng xuất huyết não, co giật

                                 BÀI THUỐC HOÁ THẤP LỢI NIỆU
Phương hương hoá thấp
36  Hoắc hương chính khí tán
37  Bình vị tán      

36   HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
TP:      Hoắc hương: 120g  Bạch truật: 80g
Trần bì: 80g  Bạch chỉ: 80g
Bán hạ: 80g  Hậu phác: 80g
Phục linh: 80g          Tử tô: 80g
Cam thảo: 80g         Cát cánh: 80g
                        Đại phúc bì: 80g
CD: Tán mịn, dùng 12-16g sắc cùng với 3 lát gừng, 1 quả táo, chắt nước sắc uống nóng; Uống xong có cảm giác ra mồ hôi thì mặc áo, đắp chăn, uống tiếp nước thuốc thứ hai. Dùng thang sắc với liều thích hợp
TD: Giải biểu hoá thấp. Lý khí hoà trung
CT: Ngoài thì cảm phong hàn, trong thì có thấp trệ: nôn mửa, ỉa chảy, sốt rét, sợ lạnh, đau đầu, ngực hoành đầy tức, bụng trên đau, rêu lưỡi trắng nhờn
PT: Hoắc hương mùi thơm, hoá thấp, hoà vị, chống nôn, kiêm giải biểu tà, là Quân; Tử tô, Bạch chỉ, Cát cánh cay ấm, giải biểu; Hậu phác, Đại phúc bì lý khí hoá thấp, khoan khoái ngực; Bán hạ, Trần bì: táo thấp hành khí, giáng nghịch hoà vị; Bạch truật, Phục linh kiện tỳ lợi thấp, đều làm Thần; Cam thảo, Sinh khương, Đại táo điều hoà tỳ vị, đều làm Sứ
GG: Nếu ko có ngoại cảm phong hàn, chỉ có thấp làm tổn thương tỳ vị → bỏ các vị Tử tô, Bạch chỉ, Đại phúc bì, Trần bì, Cát cánh, thêm các vị Nhân sâm, Biển đậu, Hạnh nhân, Sa nhân, Mộc qua
ƯDLS: θ viêm đường ruột cấp, viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, cảm mạo bốn mùa có ảnh hưởng đến tiêu hoá, nôn mửa, ỉa chảy
Chú ý: Ko nên dùng cho các trường hợp ỉa chảy có sốt cao, ko sợ rét, rêu lưỡi vàng khô

37  BÌNH VỊ TÁN
TP:      Hậu phác: 12g         Trần bì: 12g
Thương truật: 12g  Cam thảo: 4g
CD: Sắc uống với 2 lát Gừng, 2 quả Táo, chắt lấy nước uống lúc nóng trước bữa ăn
TD: Táo thấp vận tỳ, hành khí hoà vị
CT: Thấp trệ tỳ vị: bụng trên căng đầy, ko muốn ăn uống, miệng nhạt, nôn hoặc buồn nôn, ợ hơi, nuốt chua, chân tay nặng nề, mệt mỏi thích nằm, tiểu nhiều, lưỡi rêu trắng dày, mạch hoãn
PT: Thương truật: đắng ấm, cay táo, trừ thấp vận tỳ, làm Quân; Hậu phác: đắng ấm, hành khí tiêu trướng, giúp Thương truật để vận tỳ. Trần bì: lý khí hoà vị, hương thơm để hoá trọc, hai vị này làm Thần; Sinh khương, Đại táo: điều hoà tỳ vị để giúp kiện vận; Cam thảo: điều hoà các vị thuốc
GG: Có thấp nhiệt → gia Hoàng cầm, Hoàng liên
- Nếu có hàn thấp gia Can khương, Nhục quế
- Có nôn mửa, ỉa lỏng → gia Hoắc hương, Bán hạ gọi là bài Bất hoán kim chính tán
- Nếu có biểu hiện của kinh thiếu dương (sốt rét, đau người, chân tay nặng nề, mạch nhu) → gia Sài hồ, Nhân sâm, Bán hạ, Hoàng cầm gọi là Sài bình thang
ƯDLS: θ viêm dạ dày mạn tính, viêm loét đại tràng, cảm mạo do lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy

                                                          Thẩm thấp lợi niệu
38  Ngũ linh tán   
39  Trư linh thang

38   NGŨ LINH TÁN
TP:      Bạch truật: 12g       Quế chi: 8g
Trư linh: 12g Trạch tả: 12g
Phục linh: 12g                     
CD: Có thể dùng dạng thuốc thang, ngày uống 3 lần
TD: Lợi thuỷ thẩm thấp. Ôn dương hoá khí
CT: Ngoài có chứng biểu, trong có thuỷ thấp đình lại: đầu đau nóng, phiền khát muốn uống hoặc uống vào lập tức nôn, đái không thông lợi, rêu lưỡi trắng, mạch phù; Thuỷ thấp đình ở trong: phù, ỉa lỏng, tiểu tiện ko thông lợi hoặc nôn, ỉa (hoắc loạn thổ tả); Đờm ẩm: dưới sườn đau, thổ đờm dãi, đầu váng, đoản khí và ho
PT: Trạch tả: cam, đạm, hàn vào Bàng quang để lợi thuỷ thẩm thấp là Quân; Phục linh, Trư linh: để tăng tác dụng lợi thuỷ hoá ẩm, là Thần; Bạch truật để kiện tỳ khí nhằm vận hoá thuỷ thấp. Quế chi: vừa để giải biểu của thái dương, vừa để trợ quá trình khí hoá của Bàng quang là Sứ
GG: Có thuỷ thấp đình trệ ở trong, đái không thông lợi, ỉa lỏng → bỏ Quế chi gọi là bài Tứ linh tán
- Nếu có thấp nhiệt, hoàng đản → dùng Nhân trần 10g phối hợp với 5g của bài Ngũ linh tán, mỗi lần dùng 6g x 3 lần/ngày để lợi thuỷ thoái hoàng, gọi là bài Nhân trần ngũ linh tán
ƯDLS: θ viêm thận, xơ gan dẫn tới thuỷ thũng, viêm ruột cấp tính, bí tiểu
39  TRƯ LINH THANG
TP:      Trư linh                      Hoạt thạch
Phục linh                   A giao
Trạch tả         (các vị đồng lượng từ 9-12g)
CD: Sắc Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Hoạt thạch trước, chắt nước thuốc rồi cho A giao hoà tan, chia làm 3 lần uống lúc thuốc còn ấm
TD: Lợi thuỷ, thanh nhiệt dưỡng âm
CT: Thuỷ nhiệt kết lại với nhau: đái ko thông lợi, phát nóng, miệng khát, muốn uống hoặc âm phiền không ngủ hoặc kiêm ho khạc, nôn, buồn nôn, ỉa lỏng; Ngoài ra, còn dùng trong chứng huyết lâm: đái ít đau, ra nhỏ giọt, bụng dưới đầy đau
PT: Trư linh, Phục linh, Trạch tả: để thẩm thấp lợi tiểu tiện; Hoạt thạch: để thanh nhiệt thông lâm; A giao: cam, hàn để tư âm nhuận táo
GG: Nếu tiểu tiện nhỏ giọt do nóng → gia Cù mạch, Biển súc, Xa tiền thảo
- Nếu trong nước tiểu dính máu → gia Đại kế, Tiểu kế, Bạch mao căn, kèm bứt rứt trong tâm, mất ngủ → gia Hổ phách, Chi tử
ƯDLS: θ nh/khuẩn tiết niệu, viêm thận hoặc xơ gan
Chú ý: Phương thuốc Ngũ linh tán để hoá khí lợi thuỷ là chính. Phương thuốc Trư linh thang để thanh nhiệt lợi thuỷ tư âm

                                                Thanh nhiệt táo thấp
40  Ngũ bì ẩm
41  Bát chính tán
42  Nhân trần cao thang
43  Dương hoàng thang

40   NGŨ BÌ ẨM
TP:      Phục linh bì   Tang bạch bì
Đại phúc bì   Sinh khương bì
Trần bì               (các vị đồng lượng)
CD: Tán bột mịn, uống ngày 8-12g với nước sôi để nguội. Có thể dùng thuốc thang liều thích hợp
TD: Kiện tỳ hoá thấp. Lý khí tiêu phù
CT: Kiện tỳ, lợi thuỷ, tiêu thũng
PT: Phục linh bì: cam đạm thẩm lợi, hành thuỷ tiêu thũng là Quân; Đại phúc bì: hạ khí hành thuỷ, tiêu trướng, trừ mãn, Trần bì: lý khí hoà vị, tỉnh tỳ hoá thấp, là Thần; Tang bạch bì: giáng phế khí để thông điều đường đi của nước mà lợi thuỷ thiêu thũng; Sinh khương bì: hoà tỳ giáng phế, hành thuỷ tiêu thũng mà trừ đầy trướng
GG: Phụ nữ có thai do tỳ hư thấp nặng→ bỏ Tang bì, gia Bạch truật để kiện tỳ, trừ thấp, an thai, tiêu thũng
ƯDLS: Điều trị trong bệnh viêm thận cấp, mãn

41  BÁT CHÍNH TÁN
TP:      Mộc thông               Xa tiền tử     
Hoạt thạch               Sơn chi tử
Cù mạch                    Biển súc
Chích cam thảo       Đại hoàng
          (các vị đồng lượng)
CD: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8-12g với nước sắc Đăng tâm thảo. Dùng thuốc thang liều thích hợp
TD: Thanh nhiệt tả hoả, lợi thuỷ thông lâm
CT: Thấp nhiệt chảy xuống, các chứng nhiệt lâm, huyết lâm, thạch lâm, …(tiểu gắt, ít, đau, nước tiểu đỏ đục, tiểu nhiều lần, ko thông thoáng, nặng thì ko tiểu được, bụng dưới đầy, miệng táo, họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt xác)
PT: Cù mạch: lợi thuỷ thông lâm, thanh nhiệt lương huyết. Mộc thông: lợi thuỷ giáng hoả, là Quân; Biển súc, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Đăng tâm: thanh nhiệt lợi thấp thông lâm, là Thần; Chi tử, Đại hoàng: thanh nhiệt tả hoả, là ; Cam thảo: hoãn cấp, điều hoà các vị thuốc là Sứ
GG: Tiểu tiện ra máu (huyết lâm) → gia Tiểu kế, Hạn liên thảo, Bạch mao căn
- Nếu sạn tiết niệu, tiểu đau (thạch lâm) → gia Kim tiền thảo, Kê nội kim
ƯDLS: θ viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm thận, bể thận cấp
Chú ý: Bài thuốc có chỉ định chính là chứng lâm thực nhiệt. Chứng lâm lâu ngày, cơ thể hư cần thận trọng

42  NHÂN TRẦN CAO THANG
TP:      Nhân trần: 18g
Chi tử: 9g                  Đại hoàng: 6g
CD: Sắc uống, ngày chia 3 lần (uống xong thấy đái dễ dàng hơn, nước tiểu có màu đỏ, có bọt như xà phòng, đau bụng giảm → chứng hoàng đản ra bằng đường nước tiểu)
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng
CT: Thấp nhiệt hoàng đản: cả ng mắt mặt đều vàng, màu vàng tươi sáng, sốt, đầu ra mồ hôi, mình ko có mồ hôi, miệng khát, bụng hơi đầy, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác hoặc trầm thực
PT: Nhân trần thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, làm vị thuốc chủ yếu chữa hoàng đản, là Quân; Chi tử: thanh nhiệt giáng hoả, thông lợi tam tiêu, dẫn thấp nhiệt xuất ra theo nước tiểu, làm Thần; Đại hoàng tả nhiệt trục ứ, thông lợi đại tiện, dẫn ứ nhiệt do đại tiện ra ngoài, làm 
GG: Sốt, sợ lạnh, đau đầu → gia Sài hồ, Hoàng cầm
- Nếu táo bón → gia Chỉ thực hoặc tăng lượng Đại hoàng để tả nhiệt thông tiện
- Tiểu tiện sẻn đỏ → gia Sa tiền tử, Kim tiền thảo, Trạch tả, Hoạt thạch tăng t/d thanh nhiệt lợi tiểu
- Nếu bụng đầy đau → gia thêm Uất kim, Chỉ xác, Xuyên luyện tử để sơ can chỉ thống
- Nếu sốt cao → gia Hoàng bá, Long đởm thảo
ƯDLS: θ viêm gan VR cấp, viêm túi mật, sỏi mật

43  DƯƠNG HOÀNG THANG
TP:      Nhân trần: 30g        Trúc lịch: 12g
Sài hồ: 12g    Sinh khương: 3 lát
Chi tử: 12g    Râu ngô: 20g
Thanh hao: 12g       Mạch nha: 12g
Tỳ giải: 20g   Mã đề: 20g
Đại hoàng: 10g        Ý dĩ: 30g
Củ sả: 12g
CD: Sắc uống, ngày chia 2 lần. TE chia làm 3-4 lần
TD: Thanh lợi thấp nhiệt
CT: Dương hoàng: mặt, mắt sắc vàng tươi nhuận, đau tức vùng thượng vị, mệt mỏi, ăn kém, lợm giọng, buồn nôn hoặc nôn, nước tiểu đỏ, sẻn, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn
PT: Nhân trần để trừ thấp nhiệt, lợi tiểu chữa vàng da. Chi tử để thanh nhiệt ở can đởm và tam tiêu, dẫn nhiệt đi xuống. Đai hoàng để thanh nhiệt tả hạ. Tỳ giải, Mã đề, Râu ngô để trừ thấp thanh nhiệt lời tiểu. Thanh hao, Sài hồ để thanh nhiệt nhuận can lý khí. Ý dĩ, Mạch nha, Củ sả để kiện tỳ trừ thấp tiêu thực. Gừng, Trúc lịch để chỉ nôn
ƯDLS: Điều trị viêm gan siêu vi trùng, …

Ôn hoá thử thấp
44  Kê minh tán
45  Chân vũ thang           

44   KÊ MINH TÁN
TP:      Binh lang: 7g            Mộc qua: 4g
Hạt tử tô: 8g            Sinh khương: 20g
Trần bì: 4g                Ngô thù: 8g
Cát cánh: 20g
CD: Sắc uống có thể giảm liều cho thích hợp. Uống thuốc lúc đã nguội vào canh 5, uống làm 2 -3 lần. Khi trời sáng rõ đi ngoài phân loãng đen, đó là khí thấp độc ở thận bị tống ra. Sau khi đại tiện xong thì ăn muộn hơn bình thường (chờ thuốc phát huy tác dụng)
TD: Hành khí, giáng trọc, tuyên hoá hàn thấp
CT: Cước khi do thấp: hai chân phù vô lực, tê bì lạnh đau, sợ lạnh, sốt hoặc khí xung lên cấp, có thể làm ngực khó chịu, buồn nôn, phong thấp rót chạy làm cho chân đau không chịu nổi, phù thũng
PT: Binh lang: chất nặng đi xuống hành khí đuổi thấp làm Quân; Mộc qua: sơ cân hoạt lạc, hoá thấp. Trần bì: kiện tỳ táo thấp, có thể lý khí, cộng làm Thần; Tử tô, Cát cánh: tuyên thông khí cơ, tán biểu tà, khai uất ở bên trong; Ngô thù du, Sinh khương: ôn hoá hàn thấp, giáng nghịch chỉ nôn
GG: Biểu chứng rõ → gia Quế chi, Phòng phong
- Hàn thấp nặng → gia Phụ tử, Nhục quế
ƯDLS: θ bệnh cước khí, bệnh giun chỉ dẫn tới phù voi, các khớp gối nhức đau, thấp độc hoả chạy, viêm thận bán cấp tính

45  CHÂN VŨ THANG
TP:      Phục linh: 8-12g      Phụ tử: 8-12g
Bạch truật: 8-12g   Sinh khương: 8-12g
Bạch thược: 12-16g
CD: Sắc uống lúc thuốc ấm, chia 3 lần trong ngày
TD: Ôn dương lợi thuỷ
CT: Tỳ thận dương hư, thuỷ khí đình ở trong: đái ko thông lợi, chân tay nặng nề, đau bụng đi lỏng, hoặc chân tay phù nề, rêu trắng ko khát, mạch trầm; Bệnh ở thái dương: ra mồ hôi, song bệnh không giải, vẫn nóng, tâm hạ đập, đầu váng, người mệt, lười vận động
PT: Phụ tử: đại cay, đại nóng, ôn thận trợ dương, để hoá khí hành thuỷ, kiêm ấm tỳ thổ để ôn vận thuỷ thấp, làm Quân; Phục linh, Bạch truật: kiện tỳ lợi thấp, đạm thẩm lợi thuỷ, khiến thuỷ khí theo tiểu tiện ra ngoài, là Thần; Sinh khương: ôn tán, giúp Phụ tử ôn dương đuổi hàn, phối ngũ với Phục linh, Bạch truật tán thuỷ thấp; Bạch thược: là một vị thuốc ba tác dụng, 1 là lợi tiểu tiện để hành thuỷ khí, 2 là nhu can để chống đau bụng, 3 là liễm âm duỗi gân để chống run gân. (liễm âm, hoãn cấp, chỉ thống)
GG: Nếu ho → gia Ngũ vị tử, Tế tân, Can khương
- Nếu dương hư hàn thấp xâm nhập bên trong làm thân thể xương khớp đau ê ẩm, sợ lạnh, tiểu tiện không thông lợi → bỏ Phục linh
- Ỉa lỏng → bỏ Thược dược, gia thêm Can khương
- Nếu nôn → bỏ Phụ tử, tăng Sinh khương
- Chân tay lạnh, mạch trầm vi → bỏ Sinh khương, thêm Nhân sâm 2 lạng để ôn kinh trợ dương, khu hàn hoá thấp gọi là Phụ tử thang
ƯDLS: θ viêm thận cấp, phù tim, thiểu năng tuyến giáp, viêm PQ mạn tính, viêm ruột mạn tính, lao ruột
Chú ý: Chân vũ thang dùng Sinh khương để ôn trung tán hàn nhằm khử thuỷ khí, còn Phụ tử thang dùng Nhân sâm để ôn bổ và khu hàn thấp

                                                    BÀI THUỐC TRỪ ĐÀM
Táo thấp hoá đàm
46  Nhị trần thang
47  Phục linh hoàn

46   NHỊ TRẦN THANG
TP: Trần bì: 200g (4g)              Phục linh: 120g (10g)
        Bán hạ chế: 200g (6g)       Cam thảo: 60g (6g)
CD: Bốn vị tán nhỏ, trộn đều. Lấy 16g sắc uống. Có thể dùng thuốc thang với liều thích hợp
TD: Táo thấp hoá đàm. Lý khí hoà trung
CT: Chứng đàm thấp gây ho: ho đờm trắng, ngực đầy chướng, lợm giọng buồn nôn, chóng mặt, hồi hộp, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoạt
PT: Bài Nhị trần thang có tác dụng hoá đàm hoà vị nên được dùng khá rộng rãi cho các chứng bệnh sinh ra đàm: phong đàm, nhiệt đàm, hàn đàm, …
Bán hạ: táo thấp hoá đàm, giáng nghịch hoà vị, cầm nôn. Trần bì: hành khí tiêu đàm. Phục linh: kiện tỳ thẩm thấp, tỳ vận hoá được thuỷ thấp sẽ không sinh ra đàm. Cam thảo: điều hoà các vị thuốc
GG: Phong đàm → gia Nam tinh, Bạch phụ tử
- Nhiệt đàm → gia Qua lâu, Hoàng cầm
- Hàn đàm → gia Can khương, Tế tân
- Thực đàm → gia La bạc tử, Chỉ xác
- Chứng viêm PQ mạn tính hay phế khí thũng ở người già → gia Tử uyển, Khoản đông hoa, Sa nhân
ƯDLS: θ viêm PQ, viêm phổi, hen, viêm dạ dày, loét dạ dày, …

46  PHỤC LINH HOÀN
TP:      Bán hạ: 60g  Phục linh: 30g
Phong hoá phác tiêu: 7,5g            Chỉ xác: 15g
CD: Tán mịn, hoàn với nước cốt gừng to bằng hạt ngô đồng; Uống 6g/lần với nước sắc Sinh khương làm thang. Có thể dùng thuốc thang với liều thích hợp
TD: Táo thấp hành khí
        Tiêu đàm, làm mềm khối chắc rắn
CT: Đàm ngưng ở dạ dày, hai cánh tay đau nhức, hoặc tứ chi phù thũng, hoặc ho nhiều đờm, ngực đầy bí, hoặc sản hậu phát suyễn, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt
PT: Bán hạ: táo thấp hoá đàm, làm Quân; Phục linh: kiện tỳ thẩm thấp, tỳ vận hoá thuỷ thấp sẽ không sinh ra đàm và tiêu đàm cũ, làm Thần; Chỉ xác: lý khí khoan trung khiến cho đờm theo khí mà thông suốt, làm ; Phong hoá phác tiêu: làm mềm khối rắn, nhuận hạ, làm cho khối đờm kết ngưng dễ bị tiêu đi; Gừng: dùng nước cốt để làm hoàn để trừ độc của Bán hạ và hoá đàm tán ẩm
GG: Nếu 2 cánh tay đau nhức → gia Khương hoàng
- Tay chân phù thũng → gia Trạch tả, Bạch truật, Trư linh
- Ho nhiều đờm → gia Toàn phúc hoa, Hạnh nhân, Tiền hồ
- Đầu nặng, chóng mặt → gia Thiên ma, Bạch truật
ƯDLS: θ viêm phế quản, viêm dạ dày, di chứng sau trúng phong, mất ngủ, …

Trừ hàn hoá đám
47  Linh cam ngũ vị khương tân thang
48  Tam tử dưỡng thân thang

47       LINH CAM NGŨ VỊ KHƯƠNG TÂN THANG
TP:      Phục linh: 160g       Can khương: 120g
Cam thảo: 120g       Tế tân: 120g
Ngũ vị tử: 120g
CD: Các vị tán bột, Uống mỗi lần 9-12g x 3 lần/ ngày. Hoặc dùng thuốc sắc liều thích hợp
TD: Ôn Phế hoá ẩm
CT: Hàn ẩm tích ở trong do âm thịnh, dương hư (ho khạc đờm nhiều, đờm trong loãng trắng, ngực hoành không thông khai, rêu lưỡi trắng, mạch huyền hoạt)
PT: Can khương vừa ôn phế tán hàn nhằm làm hoá ẩm, vừa ôn tỳ dương trừ đàm, làm Quân; Tế tân ôn phế tán hàn, trợ Can khương tán ẩm gây ngưng tụ ở Phế, làm Thần; Phục linh kiện Tỳ thẩm thấp, vừa hoá tiêu đàm đã tụ, vừa trừ nguyên nhân sinh ra đàm. Ngũ vị tử liễm Phế chỉ ho, cùng phối ngũ với Tế tân, một tán một thu, tán mà không tổn thương chính, thu mà không lưu giữ tà. Các vị này làm ; Cam thảo: hoà trung, điều hoà các vị thuốc, là Sứ
GG: Nếu đờm nhiều, buồn nôn → gia Bán hạ
- Khí nghịch thượng xung → gia Quế chi
- Nếu mặt nặng → gia Hạnh nhân lợi phế khí chỉ ho
ƯDLS: θ viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, tràn khí màng phổi, …

48  TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG
TP:      Bạch giới tử: 6g       Tô tử: 9g      
Lai phúc tử: 9g (La bặc tử)
CD: Rửa sạch, đập dập, bọc túi vải, đun sôi (không nên sắc lâu), uống trong ngày
TD: Giáng khí, có tác dụng làm khoan khoái cơ hoành, hoá đờm tiêu thực
CT: Đờm khí trệ, đờm tắc, ăn ít khó tiêu, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt, ng già tỳ hư, tỳ vận hoá thất thường
PT: Bạch giới tử ôn phế, lý khí tiêu đờm, làm khoan khoái ngực hoành; Tô tử: làm giáng khí, hành đờm chỉ ho, bình suyễn; Lai phúc tử: để tiêu thực đạo trệ, hành  khí trừ đàm
GG: Mùa đông rét → gia Sinh khương 3 lát
- Đờm nhiều mà loãng → gia Can khương, Tế tân
- Ngực buồn bực, thở dốc, đờm nhiều khó → gia Hạnh nhân, Hậu phác
- Nếu có biểu tà → gia Tiền hồ, Tô diệp
ƯDLS: θ viêm phế quản, hen phế quản, tràn khí màng phổi, …


Thanh nhiệt hoá đàm
49  Thanh khí hoá đàm thang
50  Tiểu hãm hung thang

49   THANH KHÍ HOÁ ĐÀM THANG
TP:      Trần bì: 40g  Hạnh nhân: 40g
            Bán hạ chế: 60g      Nam tinh: 60g
            Phục linh: 40g          Chỉ thực: 40g
Qua lâu nhân: 40g  Hoàng cầm: 40g
CD: Hoàn bằng nc cốt gừng. Uống 6g/lần với nc ấm
TD: Thanh nhiệt hoá đàm. Lý khí chỉ khái
CT: Đờm t0 kết ở trong, ho khạc đờm vàng, khạc khó, nước tiểu đỏ và ít, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt xác
PT: Nam tinh: thanh nhiệt hoá đàm, chữa úng tắc của thực đàm, thực hoả, làm Quân; Hoàng cầm, Qua lâu giáng hoả ở Phế, hoá nhiệt đàm làm tăng tác dụng của Nam tinh, làm Thần; Chỉ thực, Trần bì: tiêu đờm tán kết; Phục linh: kiện tỳ, thẩm thấp; Hạnh nhân: tuyên lợi phế khí; Bán hạ: để táo thấp hoá đàm
GG: Phế nhiệt úng thịnh → gia Thạch cao, Tri mẫu
- Nếu nhiệt kết, táo bón → gia Đại hoàng
ƯDLS: Viêm phế quản, viêm phổi, giãn phế quản, phế khí thũng, apse phổi, …

50  TIỂU HÃM HUNG THANG
TP:      Hoàng liên: 40g      
Bán hạ: 80g  Qua lâu nhân: 200g
CD: Tán bột uống 9-12g/ ngày. Hoặc dùng thang sắc uống với liều thích hợp
TD: Thanh nhiệt hoá đàm
        Khai bĩ, khoan hung, tán kết
CT: Đờm nhiệt kết với nhau, ngực bụng khó chịu, ấn đau, ho khạc đờm vàng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt xác
PT: Qua lâu nhân thanh nhiệt hoá đàm, thông bế tắc ở ngực hoành, là Quân; Hoàng liên tả t0 giáng hoả, trừ tắc ở tâm hạ, làm Thần; Bán hạ giáng nghịch tiêu bĩ tán kết, phối hợp cùng Hoàng liên, cay khai đắng giáng, lại có Qua lâu thực thanh nhiệt tẩy đờm, làm cho công năng tán kết khai bĩ càng mạnh, làm , Sứ
GG: Đau đầy chướng nhiều → gia Chỉ thực, Uất kim
- Đau lan hai sườn → gia Sài hồ, Hoàng cầm
- Buồn nôn oẹ → gia Trúc nhự, Sinh khương
- Đờm đặc, dính khó khạc → gia thêm Đởm nam tinh, Bối mẫu
- Tim buồn bực → gia  Chi tử, Đậu khấu
ƯDLS: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi lao tiết dịch, đau thắt ngực do mạch vành, …


Trừ phong hoá đàm
51  Bán hạ bạch truật thiên ma thang
52  Chỉ khái tán

51      BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG
TP:      Trần bì: 4g                Cam thảo: 2g
            Bán hạ: 5g                Bạch truật: 12g
Phục linh: 4g            Thiên ma: 4g
CD: Thêm Sinh khương 1 lát, Đại táo 2 quả sắc uống
TD: Táo thấp hoá đờm. Bình can tức phong
CT: Phong đờm nhiễu tâm, chóng mặt, đau đầu, ngực buồn bực muốn nôn, rêu lưỡi trắng, mạch huyền hoạt
PT: Bán hạ táo thấp hoá đàm, giáng nghịch chỉ nôn. Thiên ma hoá đờm tức phong, chữa chóng mặt. Bán hạ và Thiên ma phối hợp với nhau có tác dụng chữa đau đầu chóng  mặt do phong đàm. Hai vị này là Quân; Bạch truật: để kiện tỳ táo thấp cùng Bán hạ, Thiên ma trừ thấp hoá đàm để chữa chóng mặt, làm Thần; Phục linh: để kiện tỳ thẩm thấp, cùng  Bạch truật trị cái gốc của đờm. Trần bì: lý khí hoá đờm. Đại táoSinh  khương: có tác dụng điều hoà tỳ vị. Các vị này là ; Cam thảo: có tác dụng điều hoà các vị thuốc hoà trung, là Sứ
GG: Chóng mặt nhiều → gia Cương tàm, Nam tinh
- Nôn mửa nhiều lần → gia Thông bạch, Uất kim, Xương bồ
- Bụng dạ khó chịu không ăn được → gia Bạch đậu khấu, Sa nhân
- Khí hư → gia Đẳng sâm, Hoàng kỳ
ƯDLS: θ hội chứng đau nửa đầu, cao huyết áp nguyên phát, bệnh mạch vành, huyết khối não, …

52  CHỈ KHÁI TÁN                     
TP:      Cát cánh: 80g           Cam thảo: 20g
            Kinh giới: 50g           Tử uyển: 50g
Bách bộ: 50g            Trần bì: 25g
Bạch tiên: 50g (Hà thủ ô trắng)
CD: Tán mịn, uống 12g/lần x 3 lần/ngày, sau ăn
TD: Chỉ khái hoá đàm, sơ biểu tuyên phế
CT: Phong tà phạm phế. Ho khạc ngứa họng, rêu lưỡi trắng mỏng
PT: Tử uyển, Bạch tiền, Bách bộ chỉ ho hoá đờm; Cát cánh, Trần bì tuyên phế giáng khí, chỉ ho tiêu đờm; Kinh giới, Cam thảo, Cát cánh phối hợp với nhau để thanh lợi hầu họng
GG: Nếu sơ khởi, phong hàn có triệu chứng: mũi tắc hoặc chảy nước mũi, ho → gia Phòng phong, Tô diệp, Sinh khương
- Trong trường hợp thử khí, thương Phế có triệu chứng miệng khát tâm phiền, đái đỏ → gia Hoàng liên, Hoàng cầm, Thiên hoa phấn
- Nếu trong trường hợp thấp khí sinh đờm, đờm rãi đặc dính → gia Bán hạ, Phục linh, Tang bạch bì, Sinh khương, Đại táo
- Trong trường hợp táo khí có ho khan mà không thấy đờm → gia Qua lâu, Bối mẫu, Tri mẫu, Bá tử nhân
ƯDLS: θ cảm cúm có ho lâu ngày ko dứt, đờm nhiều, hơi sợ gió, nhức đầu, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoãn

                                                 Nhuận táo hoá đàm
53  Bối mẫu qua lâu tán
54  Bách hợp cô kim thang
55  Tư âm thanh phế thang

53   BỐI MẪU QUA LÂU TÁN
TP:      Bối mẫu: 6g  Cát cánh: 3g
Qua  lâu: 4g  Thiên hoa phấn: 3 g
Phục linh: 3g
CD: Thang sắc uống
TD: Nhuận phế thanh nhiệt, lý khí hoá đàm
CT: Phế táo có đờm nhưng khạc đờm khó khăn, đờm dính, hầu họng khô
PT: Bối mẫu: thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đàm chỉ khái, khai thông sự uất kết của đàm khí, là Quân; Qua lâu: thanh nhiệt nhuận táo có tác dụng quét sạch đờm, thông ách tắc ngực hoành, là Thần; Thiên hoa phấn thanh nhiệt hoá đờm, sinh tân nhuận táo; Phục linh: kiện tỳ lợi thấp; Cát cánh: tuyên phế lợi khí, khiến Phế kim có sức tuyên giáng
GG: Nếu Phế hoả → bỏ Thiên hoa phấn, Phục linh, Cát cánh, thêm Nam tinh, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử để thanh nhiệt tả hoả, hoá đờm tức phong
ƯDLS: θ cảm mạo, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, …

54  BÁCH HỢP CÔ KIM THANG
TP:      Sinh địa 8g    Cát cánh: 3g
            Thục địa: 12g           Mạch môn: 6g
Huyền sâm: 3g         Bạch thược: 4g
Bách hợp: 4g            Cam thảo: 4g
Đương quy: 4g
CD: Thang sắc uống
TD: Tư âm nhuận phế, hoá đàm chỉ ho
CT: Âm của Phế thận hư, ho thấy đờm có máu, hầu họng khô đau, lòng bàn tay chân nóng, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác
PT: Sinh địa, Thục địa tư âm, bổ thận, lương huyết; Mạch môn, Bách hợp, Bối mẫu nhuận phế dưỡng âm và hoá đờm chỉ ho; Huyền sâm tư âm lương huyết, thanh hư hoả; Đương qui để dưỡng huyết nhuận táo; Bạch thược để dưỡng huyết, ích âm; Cát cánh: tuyên phế, lợi khí, chỉ ho, hoá đờm; Cam thảo phối hợp Cát cánh để lợi hầu họng và điều hoà các vị thuốc
ƯDLS: θ viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi

55  TƯ ÂM THANH PHẾ THANG
TP:      Sinh địa: 16g            Bạc hà: 4g
Đan bì: 6g                 Cam thảo: 8g
Mạch môn: 12g       Bối mẫu: 6g
Bạch thược: 6g        Huyền sâm: 12g
CD: Thang sắc uống
TD: Dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc
PT: Sinh địa, Huyền sâm: dưỡng âm lương huyết, thanh t0 giải độc, là Quân; Mạch môn, Bạch thược: giúp Sinh địa, Huyền sâm dưỡng âm; Đan bì: giúp Sinh địa, Huyền sâm lương huyết, là Thần; Bối mẫu: nhuận phế chỉ khái, thanh hoá nhiệt đàm, là ; Cam thảo: tả hoả giải độc; Bạc hà: tuyên phế, chữa đau họng, là Sứ
ƯDLS: Chữa bệnh bạch hầu, viêm amidan cấp, viêm họng mạn tính, …

                                               BÀI THUỐC TIÊU ĐẠO.

I/Các phương thuốc tiêu đạo tích trệ.
Têu cốc hoàn.
Kiện tỳ hoàn.
Bài 1-Tiêu cốc hoàn.
TP:  Thần Khúc: 180g   Sao Ô mai nhục  120g   Bào Khương   120g    Mạch Nha  90g.
CD: Tán mịn ,luyện mật làm hoàn,mỗi lần 6g,uống với nước gạo ngày 3 lần.
Công Dụng:Tiêu thực kiện tỳ.
Chủ Trị: Tỳ vị hư nhược,không tiêu hóa được đồ ăn thức uống,hung cách bế tắc,buồn bực,bụng sườn trướng phình lâu ngày  không khỏi,kém ăn,thích nằm,miệng nhạt.
Phân Tích:Chủ dược trong bài là thần khúc có tác dụng tiêu thực điều trung,kiện tỳ,hòa vị.Bào Khương ôn trung làm ôn vị,tán hàn,chỉ tả;Ô mai vị chua,sinh tân dịch và chỉ tả;Mạch nha khai vị tiêu thực là  phụ tá.Phối hợp sử dụng ,các thuốc có công năng tiêu thực ,kiện tỳ.ôn trung chỉ tả.
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm loét dạ dày mãn tính.viêm ruột mãn tính,giun đũa.
Kiện tỳ hoàn.
TP: Bạch truật  60g     Thần Khúc Sao 20g    Mộc Hương    20g      Trần bì   40g   
       Hoàng Liên 10g     Sa Sâm   20g             Cam thảo        12g       Mạch Nha sao   20g                         
       Bạch linh  40gg     Sơn Dược  20g           Nhân sâm.      20g       Nhục Đậu Khấu   40g.
CD: Tán mịn làm hoàn,mỗi lần uống 30g,uống với nước ấm,ngày 2 lần.
Công Dụng: Kiện tỳ hòa vị,tiêu thực chỉ tả.
Chủ Trị:tỳ vị hư nhược,thức ăn đình ở trong,ăn ít,tiêu hóa khó,bụng  trên có bĩ khó chịu,ỉa lỏng, R: cáu hơi vàng,mạch hư nhược.
Phân Tích: Trong phương lấy Tứ Quân để bổ khí,kiện tỳ.trong đó Bạch truật,Bạch linh lượng lớn để bổ tỳ thẩm thấp chỉ tả.Sơn dược ,Nhục Đậu Khấu để tăng tác dụng kiện tỳ ,chỉ tả,Sơn Tra,Thần Khúc,Mạch Nha để tiêu thực hóa trệ.Mộc Hương, Sa Sâm, Trần bì để lý khí,hòa vị. Hoang liên để thanh nhiệt táo thấp.Như vậy làm cho thức ăn đình trệ lại tiêu đi,tỳ kiện vận,vị khí hòa,thấp nhiệt bị thanh nhiệt.
gia giảm:-Nếu không có nhiệt thì bỏ Hoàng Liên.
-Nếu tỳ vị hư hàn thì gia Can Khương,Phụ Phiến.
-Nếu khí hư thì ra Hoàng Kỳ.
-Nếu khí trệ thì gia Chỉ Xác.
ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng để điều trị tiêu hóa không tốt,sa dạ dày,tiêu chảy.
Bảo Hòa Hoàn.
TP: Sơn Tra  60g   Trần bì  10g                                  Thần Khúc  20g           Liên Kiều  10g 
                               Bán Hạ Chế  30g                          La Lạc tử  10g              Bạch linh  30g.
CD: Tán mịn làm hoàn,mỗi lần dùng 6-12g,ngày uống 2 lần,uống với nước ấm.nay dùng thuốc thang với liều thích hợp.
Công Dụng: Tiêu thực hòa vị.
Chủ Trị: Các loại thực tích.Bụng trên có bĩ mãn chướng đau,ợ hơi,ợ chua,chán ăn,nôn hoặc ỉa lỏng, R: dày cáu , M: hoạt.
Phân Tích: Sơn tra là Quân để tiêu các loại thức ăn tích trệ,nhất là tiêu thịt mỡ.Thần khúc để tiêu thực kiện tỳ.La bạc tử để hạ khí tiêu thực.bán hạ,Trần bì để hành khí hóa trệ,hòa vị,chỉ nôn. Bạch linh kiện tỳ,lợi thấp,hòa trung,chỉ tả,Liên kiều để thanh nhiệt tán kết do thực tích.
gia giảm:-Nếu thực tích nặng thêm Chỉ Thực,Tân Lang.
-Nếu R:vàng,M:Sác thêm Hoàng Liên,Hoàng Cầm.
-Nếu Táo bón,Đại tiện khó thêm Đại Hoàng,TE bị thực tích thêm Bạch truật để tiêu thực kiện tỳ gọi là bài  Đại An Hoàn.
ứng dụng lâm sàng:Ngày nay thường dùng để điều trị trẻ nhỏ cam tích,trẻ nhỏ tiêu chảy,viêm dạ dày mạn tính,viêm đường ruột.
Các Phương Tiêu Bĩ Hóa Tích
Chỉ Thực tiêu bĩ hoàn.
Chỉ truật hoàn.
Chỉ Thực Tiêu Bĩ Hoàn.
TP:  Can Khương  4g      Bạch linh   8g   Chích Cam thảo 8g    Mạch Nha   8g     Bạch truật  8g  
        Bán Hạ Chế   12g    Chỉ Thực  20g   Hoàng Liên  20g        Nhân sâm.  12g   Hậu Phác   16g.
CD: Tán mịn làm hoàn,mỗi ngày uống 12-16g,chia 2 lần.có thể dùng thuốc thang để uống.
Công Dụng:Tiêu bĩ,Trừ đầy,kiện tỳ hòa vị.
Chủ Trị:tỳ hư khí trệ,hàn nhiệt kết lại với nhau,có bĩ mãn ở tâm hạ,không muốn ăn,mệt mỏi vô lực,đại tiện không điều hòa.
Phân Tích: Chỉ thực để hành khí tiêu bĩ là quân,Hậu phác để hành khí trừ mãn là Thần.Hợp lại để tăng tác dụng tiêu báng trừ mãn.Hoàng Liên để thanh nhiệt táo thấp trừ bĩ,Bán Hạ để tán kết hòa vị.can Khương để ôn trung trừ hàn .3 vị này giúp chỉ thực ,Hậu phác để hành khí ,tiêu bĩ.. Nhân sâm. Để phù chính kiện tỳ , Bạch truật ,Bạch linh để kiện tỳ trừ thấp. Mạch nha để tiêu thực hòa vị, Cam thảo để ích Tỳ điều hòa các vị thuốc.
ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng điều trị viêm dạ dày cấp,viêm dạ dày mãn tính.
Chỉ Truật hoàn.
TP: Chỉ Thực   30g     Bạch truật   60g.
CD: Tán thành bột mịn,đốt trong bọc lá sen làm hoàn với cơm to bằng hạt ngô đồng,mỗi lần 6-9 g,uống với nước đun sôi để nguội.
Công Dụng: Kiện tỳ tiêu bĩ tắc.
Chủ Trị: tỳ khí hư trệ ,đồ ăn uống không tiêu,bụng dạ bí đầy,không muốn ăn uống.
Phân Tích: Chủ dược của bài này là Bạch truật kiện tỳ,hóa thấp giúp cho việc vận hóa.Phụ dược là Chỉ Thực hạ khí háo trệ ,tiêu bĩ trừ đầy.Lá sen thăng phát vị khí vừa giúp Bạch truật để kiện tỳ,vừa có thể giúp Chỉ Thực điều khí.ba vị này cũng được sử dụng thì kiện tỳ tiêu bĩ tắc,khí thì điều ,vị thì hòa ,các chứng tự tiêu trừ.
gia giảm:-người tỳ hư thân thể suy nhược có thể gia thêm Đẳng Sâm,Bạch linh để tăng sức bổ khí,kiện tỳ.
-Người bị thực tích nhiều gia thêm Sơn Tra,Mạch Nha,Thần Khúc để giúp tiêu thực hóa tích.
Ứng dụng lâm sàng:Ngày nay thường dùng điều trị tiêu hóa kém,viêm dạ dày mãn tính,sa dạ dày.

                                                  BÀI THUỐC AN THẦN
Dưỡng tâm an thần
56  Thiên vương bổ tâm đan
57  Toan táo nhân thang
56   THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM ĐAN   
TP: Sinh địa hoàng: 120g         Toan táo nhân: 60g
Bạch phục linh: 15g                           Đương quy thân: 60g
Bá tử nhân: 60g                     Cát cánh: 15g
Mạch môn đông: 60g                 Nhân sâm: 15g
Ngũ vị tử: 15g                            Thiên môn đông: 60g
Huyền sâm: 15g        Viễn trí: 15g          Chu sa: 15g
CD: Tán bột, luyện mật hoàn to bằng hạt ngô đồng, bao áo Chu sa; Mỗi lần uống 9g, uống lúc đói với nước chín hoặc nước sắc Long nhãn nhục
TD: Tư âm dưỡng huyết, bổ tâm an thần
CT: Âm hư huyết thiếu, lòng phiền không ngủ, tim rung, tinh thần uể oải, hay quên, di mộng tinh, miệng lưỡi phát nhọt, đại tiện táo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
PT: Sinh địa: lượng dùng nhiều, 1 mặt tư thận thuỷ để bổ âm, mặt khác đi vào huyết phận để dưỡng huyết làm Quân; Huyền sâm, Thiên đông, Mạch đông: ngọt hàn tư nhuận để thanh hư hoả; Đương quy, Đan sâm bổ huyết, nuôi huyết, dùng chúng cốt là để tư âm dưỡng huyết; Nhân sâm, Phục linh: ích khí ninh tâm, an thần ích chí. Ngũ vị tử liễm khí sinh tân phòng ngừa tâm khí hao tân dịch, dùng chúng cốt để bổ tâm khí, yên tâm thần; Cát cánh: đưa thuốc đi lên
GG: Nếu như tim rung, lo lắng → gia Long nhãn nhục, Dạ giao đằng
- Di tinh hoạt tiết  → gia Kim anh tử, Khiếm thực
- Mất ngủ → gia Long xỉ, Mẫu lệ, Hợp hoan hoa
ƯDLS: Điều trị thần kinh suy nhược, bệnh tim, chứng tinh thần phân liệt, hysteria, …

57  TOAN TÁO NHÂN THANG
TP:      Toan táo nhân: 18g            Cam thảo: 3g
            Xuyên khung: 5g     Tri mẫu: 10g
Phục linh: 10g
CD: Thang sắc uống
TD: Dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền
CT: Hư lao, hư phiền ko ngủ, hồi hộp, đạo hãn, đầu váng, mắt hoa, họng khô miệng táo, mạch huyền tế
PT: Táo nhân: dùng lượng nhiều, sắc nước trước để dưỡng can huyết, an tâm thần, là Quân; Xuyên khung điều dưỡng can huyết, Phục linh: ninh tâm an thần, Tri mẫu: bổ phần âm bất túc, thanh lọc hoả nội viêm, chúng có công năng kiêm cả tư dưỡng và thanh lọc; Cam thảo: thanh nhiệt và điều hoà các vị thuốc.
GG: Nếu tâm đảm khí hư, có lúc kinh tỉnh, hồi hộp, nhiều mộng, lưỡi nhạt, mạch huyền tế → gia Nhân sâm, Long xỉ để ích khí trấn kinh
- Nếu huyết hư rõ rệt → gia Đương quy, Long nhãn; Kiêm âm hư → gia thêm Sinh địa, Mạch đông.
- Nội nhiệt đắng miệng → gia thêm Chi tử
- Mồ hôi nhiều → gia Ngũ vị tử
ƯDLS: θ TK suy nhược, hội chứng cao tuổi tắt dục, trầm uất và các bệnh cao HA nguyên phát, bệnh tim dẫn đến hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, mồ hôi trộm,..

                                                    Trọng chấn an thần
58  Chu sa an thần hoàn
59  Sinh thiết lạc ẩm
60     Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang

58   CHU SA AN THẦN HOÀN
TP:      Chu sa: 15g   Đương quy: 8g
Hoàng liên: 18g       Cam thảo: 16g
Sinh địa hoàng: 8g
CD: Hoàn, uống 6-9g/lần trước ngủ với nước chín
TD: Trấn tâm an thần, thanh nhiệt dưỡng âm
CT: Tâm hoả có chiều hướng căng mạnh, âm huyết bất túc, tâm thần phiền loạn, lo lắng, run sợ, mất ngủ mơ nhiều, ngực nóng bứt rứt, lưỡi đỏ, mạch tế sác
PT: Chu sa chất nặng, tính hàn, chuyên vào kinh tâm, nặng thì có khả năng trấn sự khiếp sợ để an tâm thần, hàn thì có khả năng thanh nhiệt, dùng để kiểm soát hoả trôi nổi. Hoàng liên khổ hàn, thanh tâm hoả mà trừ phiền nhiệt. Hai vị thuốc này phối hợp với nhau, một trấn một thanh, cộng lại có công hiệu thanh nhiệt trừ phiền, trọng trấn an thần → đều là Quân; Đương quy, Sinh địa: dưỡng huyết tư âm, bồi bổ âm huyết đã bị thương tổn hao hụt. Cam thảo: điều hoà các vị, chế ngự được cái hàn lương thái quá của Chu sa, Hoàng liên, tránh sự tổn thương ở tỳ vị.
GG: Âm hư là chính → bội Sinh địa, Đương quy
- Người tâm hoả có chiều hướng vượt trội → gia Chi tử, Liên kiều, Đan bì
- Người hồi hộp dễ khiếp sợ → gia Long cốt, Mẫu lệ
- Người trong ngực có đàm nhiệt → gia Qua lâu nhân, Trúc nhự
ƯDLS: θ thần kinh suy nhược, mất ngủ, hysteria, chứng trầm cảm, …

59  SINH THIẾT LẠC ẨM             
TP:      Sinh thiết lạc: 30g   Câu đằng: 3g
Viễn chí: 3g   Mạch môn đông: 9g
Phục linh: 3 g           Huyền sâm: 5g
Thiên môn đông: 9g           Thần sa: 1g
Liên kiều: 3g Đởm nam tinh: 3g
Bối mẫu: 9g  Phục thần: 3g
Thạch xương bồ: 3g           Quất hồng: 3g
Đan sâm: 5g
CD: Thang sắc uống
TD: Chấn tâm, trừ đàm, an thần, định trí
CT: Chứng điên cuồng do đàm hoả quấy nhiễu tâm, tinh thần thất thường, thao cuồng, ko ăn ko ngủ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền hoạt sác
PT: Sinh thiết lạc: dùng với liều lượng lớn có t/d chấn tâm an thần. Đởm nam tinh, Bối mẫu, Quất hồng thanh nhiệt hoá đàm. Các vị này là Quân; Thiên môn đông, Mạch môn đông, Huyền sâm, Liên kiều, Đan sâm: thanh tâm hoả, nuôi tâm âm là Thần; Viễn trí, Thạch xương bồ trừ đàm khai khiếu, an thần trí. Phục thần, Phục linh dưỡng tâm an thần. Câu đằng trừ phong, chấn kinh. Chu sa: trọng chấn an thần. Các vị này là Sứ
ƯDLS: θ chứng thao cuồng, động kinh, chứng tâm thần phân liệt

60  QUẾ CHI CAM THẢO LONG CỐT MẪU LỆ THANG
TP:      Quế chi: 9g   Long cốt: 30g
Cam thảo: 9g           Mẫu lệ: 30g
CD: Thang sắc uống
TD:  Ôn thông tâm dương. Chấn kinh an thần.
         Chỉ hãn
CT: Chứng tâm dương thương tổn ở trong, khí xung đi ngược lên làm cho bứt rứt không yên, hồi hộp lo lắng, vã mồ hôi, tứ chi lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch nhược hoặc kết đại
PT: Quế chi, Cam thảo ôn thông tâm dương. Long cốt, Mẫu lệ nặng, dùng chấn kinh, sáp, liễm mồ hôi
GG: Mất ngủ → gia Toan táo nhân, Thạch xương bồ, Viễn trí để an thần
- Khí hư → gia Hoàng kỳ, Sa sâm, Đẳng sâm
- Người có thêm âm hư → gia Sinh địa, Mạch môn đông
- Người có hư hàn rõ → bội Quế chi, gia Can khương, Phụ phiến để ôn dương tán hàn
ƯDLS: θ chứng mất ngủ, váng vất, nhịp tim thất thường, hysteria, di tinh, đái són, đới hạ, …

BÀI THUỐC KHAI KHIẾU.
I/PHƯƠNG THUỐC LƯƠNG KHAI.
Ngưu hoàng thanh tâm đan.
Thanh tâm ngưu hoàng hoàn.
Ngưu hoàng thanh tâm đan.
TP:  Ngưu hoàng  1g   Chu sa  6g   Hoàng Liên  10g  Hoàng Cầm  8g  Chi Tử  12g  Uất Kim  8g.
CD: Tàn mịn hoàn mật,mỗi lần uông 2-4 gia giảmMỗi ngày uống 2-3 lần.Trẻ con giảm liều .
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm màng não,viêm não,lỵ nhiễm độc,viêm phổi nhiễm độc.
Thanh tâm ngưu hoàng hoàn.
TP: Ngưu Hoàng  6g                          Đởm Nam Tinh  30g            Đương Quy thân  15g
       Cam thảo  15g                             Chu Sa  15g                          Hoàng liên 30g.
CD: Tán mịn tẩm nước thang chưng viêm thành hoàn to bằng hạt đậu xanh.Mỗi lần uống 1,5 g, TE giảm liều. Lúc đi ngủ nuốt theo nước bọt,hoặc uống với thang nước Gừng,thang nước Bạc Hà hay nước Nhân sâm.,tùy hư thực mà điều chỉnh.
Công Dụng:Thông tâm,khai khiếu,thông đàm định kinh.
Chủ Trị:Tự nhiên tinh thần mê muội không nói,đờm tắc khó nói,mép trào nước dãi,nóng bứt rứt,thở gấp,hoặc lưỡi không co lại được,mồm méo,chân tay liệt,L:đỏ,R:vàng nhờn,M:hoạt sác.
Phân Tích:Phương này chủ dược là Ngưu Hoàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc,hóa đàm khai khiếu.Phụ dược là Hoàng Liên thanh tâm giải độc,Đởm nam tinh hóa đàm làm hết kinh hãi .Tá dược là chu sa chấn kinh an thần. Cam thảođiều hòa các vị thuốc là sứ dược.Phối hợp các vị thuốc sẽ có công năng thanh tâm mở khiếu,thông đàm định kinh.
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng để điều trị huyết khối não,di chứng sau trúng phong,đọng kinh ,chấn thương hoặc chấn động não dẫn tới bất thường về tinh thần,tinh thần phân biệt,di chứng của viêm não B….
II/CÁC PHƯƠNG THUỐC ÔN KHAI
Thông quán tán.
TP: Tạo giác,Tế Tân lượng bằng nhau.
CD: Các vị thuốc tán mịn hòa đều,lúc dùng thổi vào mũi gây hắt hơi.
Công Dụng:Thông quan khai khiếu.
Phân Tích: Phương thuốc dùng Tạo giác để khu đàm,Tế Tân để thông khiếu,thổi vào mũi để thông khai phế khiếu,vì phế chủ khí toàn thân,khi hắt hơi làm cho phế khí được tuyên thông thì chứng bế được cứu thoát.
Ứng dụng lâm sàng:Ngày nay thường dùng trong trường hợp cấp cứu chứng trúng phong hoặc đàm quyết,thường gặp ở bệnh nhân Hysteria,lên cơn động kinh,tuyệt đối không dùng với chứng thoát,hôn mê trong tai biến mạch máu não,chấn thương sọ não.Phương này chỉ dùng cấp cứu sau khi bệnh nhân đã tỉnh,phải xem nguyên nhân hôn mê để dùng thuốc cho thích hơp.

BÀI THUỐC CỐ SÁP
Liễm hãn
61  Mẫu lệ tán
62  Ngọc bình phong tán
61   MẪU LỆ TÁN             
TP:      Mẫu lệ: 40g  Hoàng kỳ: 40g
Ma hoàng căn: 40g
CD: Tán nhỏ. Uống mỗi ngày 12g với nước Tiểu mạch (hạt gạo). Dùng thang sắc với liều thích hợp
TD: Cố biểu liễm hãn
CT: Chứng tự hãn, đạo hãn (đêm ra nhiều hơn), hồi hộp, dễ lo sợ, khí đoản, buồn phiền, mệt mỏi
PT: Mẫu lệ: ích âm tiềm dương, trừ phiền, liễm hãn, là Quân; Hoàng kỳ ích khí cố biểu, chỉ hãn, làm Thần; Ma hoàng căn chỉ hãn. Tiểu mạch ích tâm khí, dưỡng tâm âm, thanh tâm chỉ phiền, cũng có tác dụng cầm mồ hôi, cùng làm Sứ
ƯDLS: Điều trị rối loạn chức năng TK thực vật, sau sinh cơ thể yếu, lao phổi, …

62  NGỌC BÌNH PHONG TÁN   
TP:      Phòng phong: 80g  Bạch truật: 240g
            Hoàng kỳ: 360g      
CD: Tán nhỏ, mỗi lần uống 8 - 12g. Ngày uống 2 lần
TD: Ích khí, cố biểu liễm hãn
CT: Biểu hư, vệ dương bất cố. Chứng tự hãn, dễ cảm phải phong tà, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch phù hư
PT: Hoàng kỳ ích khí, ngoài thì cố biểu liễm hãn, trong thì đại bổ Tỳ Phế, là Quân; Bạch truật kiện tỳ ích khí; Phòng phong: khu phong, cản không cho phong ở ngoài vào.
GG: Viêm mũi dị ứng → gia Tân di, Ké đầu ngựa, Bạch chỉ
ƯDLS: θ miễn dịch, chống dị ứng, nhiễm khuẩn, nâng cao công năng tuyến yên - vỏ thượng thận


Cố tinh sáp niệu
63  Kim toả cố tinh hoàn

63   KIM TOẢ CỐ TINH HOÀN
TP:      Bạch tật lê: 2 lạng   Long cốt: 1 lạng
            Khiếm thực: 2 lạng Mẫu lệ: 1 lạng
Liên tu: 2 lạng         
CD: Mẫu lệ nấu với nước muối nhạt 1 ngày đêm → nung đỏ. Các vị tán mịn, dùng Liên nhục tán mịn làm hồ hoàn; Uống mỗi lần 9g với nước muối nhạt, ngày uống 1-2 lần. Dùng thuốc thang liều thích hợp
TD: Bổ thận sáp tinh, ngừng di tinh
CT: Thận hư, tinh suy tổn, di tinh, thần mệt mỏi, người vô lực, chân tay rã rời, lưng mỏi tai ù
PT: Bạch tật lê bổ thận, sáp tinh để chống di tinh, làm Quân; Liên nhục giao Tâm - Thận. Khiếm thực ích tỳ, chỉ trọc, hỗ trợ cho bổ thận sáp tinh, làm Thần; Liên tu, Long cốt, Mẫu lệ sáp tinh chỉ di, thu liễm cố thoát, làm Sứ
GG: Nếu còn thấy đại tiện khô táo → gia Nhục thung dung, Đương quy để dưỡng huyết nhuận tràng
- Nếu đại tiện lỏng → gia Ngũ vị tử, Bổ cốt chỉ
- Lưng mỏi đau → gia Đỗ trọng, Tục đoạn
- Có liệt dương → gia Dâm dương hoắc, Toả dương
- Thiên về thận âm hư → gia Trinh nữ tử, Quy bản
ƯDLS: Dùng trong θ vô sinh nam, di tinh, chức năng tình dục bị suy giảm, viêm tuyến tiền liệt mạn tính

Sáp trường chỉ tả
64  Lý trung hoàn (bài số 1 - Trừ hàn)
65  Dưỡng tạng thang
             (Chân nhân dưỡng tạng thang)

47  DƯỠNG TẠNG THANG
TP:      Bạch thược: 54g     Đẳng sâm: 24g
Trích cam thảo: 32g           Đương quy: 24g
Nhục đậu khấu: 20g           Mộc hương: 56g
Bạch truật: 24g       Nhục quế: 32g
Kha tử: 48g Anh túc xác: 144g
CD: Tán bột. Uống ngày 8 - 12g trước bữa ăn với nước ấm. Kiêng các chất sống lạnh, cá tanh, dầu mỡ
TD: Sáp trường cố thoát. Ôn bổ Tỳ - Thận
CT: Tả lỵ lâu ngày, Tỳ Thận hư hàn, ỉa ko cầm được, bụng đau, thích xoa ấm, phân có máu mủ, mót rặn, đau quanh rốn, đau quặn, người mệt mỏi, ăn ít
PT: Anh túc xác sáp trường chỉ tả. Quế nhục ôn thận chỉ tả, bổ hoả sinh thổ, ôn ấm, làm Quân; Nhục đậu khấu ôn thận noãn tỳ, nhằm sáp trường. Kha tử sáp trường chỉ tả. Đẳng sâm, Bạch truật ích khí kiện tỳ, là Thần; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết hoà dinh. Mộc hương điều khí đạo trệ, chỉ thống. Các vị này làm ; Cam thảo điều hoà các vị thuốc, phối hợp với Sâm truật để bổ trung, phối hợp Bạch thược để hoãn cấp chỉ thống, làm Sứ
GG: Lòi dom → gia Thăng ma, Sài hồ để thăng đề
ƯDLS: θ viêm ruột kết mạn tính, lao ruột, kiết lị mạn tính, tiết tả lâu ngày mà tì thận hư hàn


BÀI THUỐC LÝ KHÍ
Hành khí (điều trị khí trệ)
66  Việt cúc hoàn (Khung truật hoàn)
67  Kim linh tử tán
67   VIỆT CÚC HOÀN
TP:      Thương truật           Xuyên khung
Chi tử             Hương phụ
Thần khúc           các vị bằng lượng
CD: Tán mịn làm hoàn. Uống mỗi lần 8 - 12g với nước ấm. Hoặc dùng thang liều thích hợp
TD: Hành khí giải uất
CT: Khí uất, khó chịu ngực hoành, bụng trên chướng đau, ợ hơi, nuốt chua, buồn nôn, nôn, ăn khó tiêu
PT: Hương phụ: hành khí giải uất, trị khí uất, làm Quân; Xuyên khung: hoạt huyết khứ ứ; Chi tử thanh nhiệt tả hoả dùng trị hoả uất; Thương truật táo thấp vận tỳ dùng trị thấp uất; Thần khúc tiêu thực dẫn thoát bế trệ dùng trị thực uất
GG: Chứng tâm thần phân liệt thể khí uất → gia Uất kim, Diên hồ sách, Xích thược
- Chứng rối loạn tiêu hoá, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua → gia Sa nhân, Trần bì
ƯDLS: θ viêm gan mạn tính, loạn TK dạ dày ruột, viêm tuyến vú, hội chứng tuổi già, viêm xương chậu

68  KIM LINH TỬ TÁN
TP: Kim linh tử: 30g                        Diên hồ sách: 30g
CD: Tán mịn, Uống mỗi lần 9g với rượu hoặc nước nóng. Hoặc dùng thang sắc liều thích hợp
TD: Hành khí sơ can, Hoạt huyết chỉ thống
CT: Chứng đau do can khí uất trệ, khí uất hoá hoả sinh chứng đau ngực sườn hoặc đau bụng kinh, lúc tăng lúc giảm, bứt rứt, khó chịu, ăn chất nóng đau tăng, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác
PT: Kim linh tử sơ can khí, tiết can hoả. Huyền hồ hành khí hoạt huyết chỉ thống. Dùng trong các loại đau do khí huyết trệ thuộc nhiệt
GG: Nếu trị thống kinh → gia Hương phụ, Ích mẫu, Đan sâm, Hồng hoa
- Chữa đau thoát vị → gia Quất hạch. Người thiên về hàn → gia Ngô thù du, Tiểu hồi hương; Người nuốt chua, ọc ạch → Ô tặc cốt; Người thiên về nhiệt → gia Bạch thược, Hoàng cầm
ƯDLS: θ loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, viêm gan mạn, viêm túi mật, đau TK gian sườn, đau bụng kinh, đau thoát vị

Giáng khí (điều trị khí nghịch)
69  Tô tử giáng khí thang
70  Tử ma thang
71  Đinh hương thị đế thang

68  Ô TỬ GIÁNG KHÍ THANG
TP:      Tô tử: 8g                   Cam thảo: 4g
Nhục quế: 2g           Bán hạ chế: 8g
Tiền hồ: 8g    Sinh khương: 4g
Đương qui: 8g          Hậu phác: 6g
Trần bì: 4g
CD: Sắc uống nóng, ngày chia làm 2 lần uống
TD: Giáng khí bình suyễn. Khứ đàm chỉ khái
CT: Thượng thực hạ hư: Đờm dãi nhiều, ho suyễn khí đoản, ngực hoành đầy tức, đau lưng, chân tay rã rời hoặc chân tay phù nề, rêu lưỡi trắng trơn
PT: Tô tử: giáng khí khứ đàm, chỉ khái bình suyễn, làm Quân; Bán hạ, Hậu phác, Tiền hồ: khứ đàm, chỉ khái bình suyễn, cùng làm Thần; Nhục quế ôn bổ hạ hư, vừa có thể trị khái nghịch khí xộc lên; Sinh khương, Tô diệp để tán hàn tuyên phế, cùng làm ; Cam thảo, Đại táo: hoà trung điều vị, làm Sứ
GG: Nếu đờm dãi nhiều, ho suyễn khiến không nằm yên được → gia Trầm hương; Kiêm có biểu chứng phong hàn → bỏ Nhục quế, Đương quy, gia Ma hoàng, Hạnh nhân
- Thận dương hư suy, người rét, chân tay lạnh, mạnh trầm nhược vô lực → gia Trầm hương, Bạch quả, Hạnh nhân, Ngũ vị tử
ƯDLS: Dùng điều trị viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, tràn khí phổi

69  TỨ MA THANG
TP:      Nhân sâm: 3g           Tân lang: 9g
Trầm hương: 3g      Ô dược: 9g
CD: Thang sắc uống. Uống ngày 2 lần
TD: Hành khí giáng nghịch. Khoan hung, tán kết
CT: Thất tình gây tổn thương ở trong, làm can khí uất kết: ngực hoành phiền muộn (bồn chồn khó chịu), khí thượng lên Phế gây suyễn cấp (khó thở cấp), bụng đầy, không muốn ăn uống
PT: Ô dược: để hành khí sơ can, giải uất. Trầm hương: để thuận khí giáng nghịch, nhằm bình suyễn. Tân lang: để hành khí hoá trệ, nhằm trừ đầy. Nhân sâm: để ích khí phù chính, nhằm giữ gìn cho chính khí không bị suy khi khí kết bị phá
GG: Nếu có chân tay quyết lạnh hoặc thất tình gây ra uất kết (đau căng ở tâm và bụng) → gia Mộc hương
- Nếu có chứng thực mà không có biểu hư → bỏ Nhân sâm, thêm Chỉ xác 6g
ƯDLS: Thường dùng điều trị hen, tắc ruột, nấc cụt, đau dạ dày

70  ĐINH HƯƠNG THỊ ĐẾ THANG
TP:      Đinh hương: 6g       Nhân sâm: 3g
            Thị đế: 9g                  Sinh khương: 6g
CD: Thang sắc uống
TD: Ôn trung ích khí, giáng nghịch chỉ nấc
CT: Vệ khí hư hàn, nấc không ngừng, ngực bĩ (tắc) khó chịu, mạch trì
PT: Đinh hương ôn vị tán hàn, hạ khí chỉ nấc. Thị đế (ôn, sáp) chuyên chữa nấc. Hai vị thuốc trên kết hợp với nhau → chủ yếu chữa nấc do vị hàn; Nhân sâm ích khí bổ hư. Sinh khương ôn vị giáng nghịch
GG: Nếu vị khí không hư mà chỉ có vị hàn gây nấc → bỏ Nhân sâm
- Nếu nấc cụt nhiều → gia Đao đậu tử để dứt nấc
- Nếu có khí trệ đờm ngưng đọng → gia Bán hạ, Trần bì, Trầm hương
- Người hàn nặng → bỏ Sinh khương, gia thêm Can khương hoặc Cao lương khương
ƯDLS: θ cơ hoành co thắt, nấc cụt do thần kinh, nôn mửa do thần kinh, có thai nôn mửa, viêm dạ dày trào ngược dịch mật

BÀI THUỐC LÝ HUYẾT
Hoạt huyết khứ ứ (trị huyết ứ)
72  Đào nhân thừa khí thang
73  Huyết phủ trục ứ thang
74  Quế chi phục linh hoàn

72  ĐÀO NHÂN THỪA KHÍ THANG
TP:      Đào nhân: 12g         Đại hoàng: 12g
Trích cam thảo: 6g  Mang tiêu: 6g
Quế chi: 6g
CD: Sắc trước 4 vị trừ Mang tiêu, cho Mang tiêu vào sắc sau cùng. Uống lúc ấm ngày 3 lần sau ăn
TD: Phá huyết hạ ứ
CT: Hạ tiêu chứa huyết, bụng dưới cấp kết, đái dầm, nói sảng, phiền khát, nóng sốt, có thể sốt cao phát cuồng, huyết ứ kinh bế, hành kinh đau, vết thương đau do bị ngã, mạch trầm thực hoặc sáp
PT: Đào nhân phá huyết khứ ứ. Đại hoàng hạ ứ tiết nhiệt, cùng làm Quân; Quế chi thông mạch hành huyết, giúp Đào nhân phá huyết khứ ứ; Mang tiêu tả nhiệt nhuyễn kiên, giúp Đại hoàng tả hạ ứ nhiệt, cùng làm Thần; Chích cam thảo ích khí hoà trung, đồng thời làm hoãn tính kịch liệt của các vị thuốc khác, để khứ ứ mà ko làm tổn thương cái chính, làm Sứ
GG: Nếu đại tiện lỏng → bỏ Mang tiêu
- Bụng dưới co thắt rõ rệt → bội Quế chi, hoặc gia thêm Ô dược
- Tiểu tiện khó → gia Trạch tả, Xa tiền tử
- Chảy máu mũi hoặc thổ huyết đen tím → gia Sinh địa, Bạch mao căn
ƯDLS: θ chứng hành kinh đau, bế kinh, kinh nguyệt ko đều, chửa ngoài dạ con, viêm khoang chậu cấp tính, sau đẻ sản dịch ko xuống hết, viêm ruột, tắc ruột

73   HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG
TP:      Xuyên khung: 6g     Cam thảo: 4g
Đương quy: 12g      Chỉ xác: 8g
Sinh địa: 12g            Sài hồ: 4g
Xích thược: 8g        
Đào nhân: 16g         Cát cánh: 6g
Hồng hoa: 12g         Ngưu tất: 12g
CD: Thang sắc uống
TD: Hoạt huyết khứ ứ, Hành khí chỉ thống
CT: Huyết ứ ở ngực, huyết hành ko thông lợi (ngực đau, đầu đau lâu ko khỏi, đau như kim châm, có chỗ đau nhất định, nấc lâu ko khỏi, hoặc uống nước thì sặc, nôn khan, trống ngực hồi hộp, đêm ko ngủ được, hoặc ngủ ko yên giấc, dễ cáu gắt đến chiều thì sốt, lưỡi có đám tím, rìa lưỡi có huyết ứ, hai mắt quầng tím, mạch sáp hoặc huyền khẩn)
PT: Phương thuốc này là hợp thành của Tứ vật đào hồng, Tứ nghịch tán thêm Cát cánh, Ngưu tất.
Tứ  vật đào hồng để hoạt huyết hoá ứ nhằm dưỡng huyết; Tứ  nghịch tán để hành khí hoà huyết và sơ can; Cát cánh để khai phế dẫn thuốc lên ngực, hợp với Chỉ xác làm điều hoà sự thăng giáng của khí ở thượng tiêu nhằm khoan hung. Ngưu tất để thông lợi huyết mạch dẫn huyết đi xuống
GG: Nếu huyết ứ dưới cơ hoành thành khối cục, hoặc TE có khối cục hoặc đau bụng 1 chỗ không di động, khi nằm thì thấy có vật trong bụng → bỏ Sinh địa, Sài hồ, Ngưu tất, Cát cánh, thêm Ngũ linh chi, Đan bì, Ô dược, Diên hồ sách, Hương phụ
- Nếu bụng dưới tích khối huyết ứ đau hoặc ko, hoặc đau song ko có tích khối hoặc bụng dưới căng đầy, hoặc kinh nguyệt tháng thấy 3-5 lần hoặc băng lậu, bụng dưới đau, hoặc khi có kinh đau lưng bụng dưới đau → chỉ giữ Tứ vật thang bỏ Sinh địa thêm Quan quế, Tiểu hồi 7 hạt, Can khương, Diên hồ sách, Bồ hoàng, Ngũ linh chi gọi là Thiểu phúc trục ứ thang
- Nếu khí huyết làm tắc kinh gây đau vai, đau tay, đau lưng, đau đùi hoặc đau toàn thân lâu không khỏi → giữ Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Ngưu tất, Cam thảo, thêm Tần giao, Khương hoạt, Một dược, Ngũ linh, Hương phụ, Địa long gọi là Thân thống trục ứ thang 
ƯDLS: θ đau thắt ngực do sơ cứng mạch vành, thấp tim, đau ngực do chấn thương và viêm sụn xương sườn, đau đầu do di chứng của chấn thương

74  QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN
TP:      Quế chi: 9g   Thược dược: 9g
Phục linh: 9g            Đào nhân: 9g
Đan bì: 9g    
CD: Các vị nghiền bột, luyện mật làm hoàn. Uống mỗi ngày 3-5g. Có thể làm thang với liều thích hợp
TD: Hoạt huyết hoá ứ, hoãn tiêu trưng khối
CT: Huyết ứ lưu kết ở tử cung, thai động không yên, rong huyết không dứt, màu huyết tím đen xám tối, bụng đau, sợ ấn (cự án)
PT: Quế chi ôn thông huyết mạch. Phục linh thẩm lợi đi xuống mà ích khí của tâm tì, vừa giúp để chạy được huyết ứ, vừa có lợi ở chỗ yên được gốc của thai; làm Quân; Đan bì, Xích thược hợp với Đào nhân để hoá ứ huyết, đồng thời thanh ứ nhiệt do lưu đọng thành khối kết trưng, uất đọng lâu ngày có thể hoá nhiệt; làm Thần; Phong mật dùng làm hoàn, lấy cái sức của mật hoà hoãn với các vị thuốc khứ ứ dẫn đến tác dụng hoãn tiêu, là Sứ
GG: Nếu khí trệ, huyết hứ → gia Huyền hồ, Hương phụ, Thanh bì, Đương quy, Ích mẫu thảo
- Nếu đau kịch liệt → gia Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Nhũ hương, Một dược
- Khối hòn rắn chắc → gia Tam lăng, Nga truật, Xuyên sơn giáp, Miết giáp
ƯDLS: θ hội chứng thời kỳ hành kinh, băng huyết rong huyết, u cơ tử cung sưng nang buồng trứng, viêm khoang chậu, sảy thay quen lệ, sau sinh sản dịch không ra hết, …

Chỉ huyết (điều trị xuất huyết)
75  Hoè hoa tán
76  Tứ sinh hoàn
77  Tiểu kế ẩm tử


78   HOÈ HOA TÁN
TP:      Hoè hoa (sao)          Bách diệp
Kinh giới tuệ          Chỉ xác          các vị đồng lượng
CD: Sao đen tồn tính, tán mịn. Uống 8 - 12g/lần với nước cơm lúc bụng rỗng. Dùng thang liều thích hợp
TD:  Thanh nhiệt ở đại trường. Cầm máu.
         Sơ phong hạ khí
CT: Xuất huyết do trường phong hoặc tạng độc. Chảy máu do thấp nhiệt biểu hiện: ỉa máu tươi và tia máu khi đi ngoài. Tạng độc do khí của âm độc biểu hiện: ỉa máu ứ sẫm trước hoặc sau khi ỉa ra phân
PT: Hoè hoa: thanh thấp nhiệt ở đại trường, lương huyết và cầm máu làm Quân; Trắc bách diệp hỗ trợ cho Hoè hoa lương huyết, chỉ huyết. Kinh giới sơ phong và cũng có tác dụng cầm máu, cùng làm Thần; Chỉ xác để hạ khí khoan trường làm  Sứ
GG: Nếu trĩ và có ỉa máu do phong tà nhiệt độc hoặc thấp nhiệt → gia Phòng phong, Hoàng cầm
ƯDLS: Điều trị trĩ, xuất huyết, rách hậu môn
Chú ý: Thuốc có tính hàn lương thì ko nên dùng lâu

79  TỨ SINH HOÀN
TP: Sinh hà diệp: 20g                   Sinh trắc bách diệp: 20g
        Sinh ngải diệp: 12g       Sinh địa hoàng: 12g
CD: Thang sắc uống
TD: Lương huyết cầm máu
CT: Chảy máu do nhiệt bức huyết vong hành (nôn máu, máu cam, sắc máu đỏ tươi, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch huyền sác)
PT: Trắc bách diệp lương huyết cầm máu là Quân; Sinh địa thanh nhiệt lương huyết, giúp Trắc bách diệp tăng tác dụng cầm máu và dưỡng huyết sinh tân, để phòng nhiệt làm tổn thương âm, là Thần; Hà diệp, Ngải diệp vừa cầm máu, vừa hoá ứ làm cho cầm được máu song không có huyết ứ là Sứ
GG: Nếu nhiệt ở vị bốc mạnh → gia Đại hoàng
- Xuất huyết do ứ trệ→gia Đan bì, Tam thất, X.thược
- Muốn tăng sức lương huyết, chỉ huyết → gia Ngẫu tiết, Tiên mao căn, Hạn liên thảo, Tiểu kế
ƯDLS: θ xuất huyết đường tiêu hoá trên, lao phổi, khạc ra máu, giãn phế quản khạc máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, băng lậu huyết, …

80  TIỂU KẾ ẨM TỬ
TP:      Sinh địa: 20-30g      Đạm trúc diệp: 8-12g
Mộc thông: 1-12g   Hoạt thạch: 16-20g
Chi tử: 8-12g            Ngẫu tiết: 12g
Bồ hoàng: 8-12g     Tiểu kế: 12-16g
Đương quy: 12g      Cam thảo: 4g
CD: Thang sắc uống
TD: Lương huyết chỉ huyết, lợi thuỷ thông lâm
CT: Hạ tiêu có ứ nhiệt gây tiểu tiện máu, đái dắt, nước tiểu đỏ sáp nóng, tiểu tiện đau, lưỡi đỏ mạch sác
PT: Tiểu kế lương huyết chỉ huyết, là Quân; Ngẫu tiết, Bồ hoàng giúp Tiểu kế lương huyết chỉ huyết, tiêu ứ. Hoạt thạch thanh nhiệt lợi thuỷ thông lâm. Đạm trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt hoả ở tâm, phế, tam tiêu cho đi ra ngoài bằng đường tiểu tiện, làm Thần; Sinh địa để dưỡng âm thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Đương quy để duỡng huyết hoà huyết, cùng làm dược; Cam thảo để hoà trung điều hoà các vị thuốc, làm Sứ dược
GG: Nếu huyết nhiều, đau→gia Tam thất, Hổ phách
- Sỏi niệu đạo, đau nhiều không chịu nổi → gia Kim tiền thảo, Hải kim sa, Kê nội kim
- Bụng thắt lưng đau mỏi →gia Thược dược, C. thảo
ƯDLS: Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm thận tiểu cầu cấp tính, albumin niệu , … (Đạo xích tán gia giảm)
ƯDLS: Điều trị viêm PQ cấp (mãn) tính, hen PQ, viêm phổi, sởi, cúm, viêm mũi dị ứng, dị ứng nổi ban


BÀI THUỐC BỔ
Bổ âm
81  Lục vị địa hoàng hoàn
82  Tả quy ẩm
83  Tả quy hoàn
84  Hà sa đại tạo hoàn

78  LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN
TP:      Thục địa: 320g         Trạch tả: 120g
            Hoài sơn: 160g        Đan bì: 120g
Sơn thù: 160g          Phục linh: 120g
CD: Tán bột, hoàn. Uống 2 lần/ngày với nước muối nhạt lúc bụng trống; Dùng thang sắc liều thích hợp
TD: Tư bổ Can Thận
CT: Chứng Can Thận âm hư, hư hoả bốc lên, lưng gối mỏi yếu, nhức trong xương, ngũ tâm phiền nhiệt, hoa mắt chóng mặt ù tai, di tinh, đạo hãn, họng đau khô khát, răng lung lay, lưỡi khô đỏ, rêu ít, m tế sác
PT: Thục địa tư âm trấn tinh là Quân; Sơn thù dưỡng Can nhiếp tinh. Sơn dược kiện tỳ cố tinh, là Thần; Trạch tả thanh tả Thận hoả. Đan bì: thanh tả Can hoả. Phục linh đạm thẩm lợi thấp, là Sứ
GG: Tri bá địa hoàng hoàn: do bài Lục vị gia thêm Tri mẫu, Hoàng bá → t/d tư âm giáng hoả mạnh hơn, θ chứng cốt trưng, triều nhiệt, đạo hãn → điều trị đau mắt đỏ, viêm kết mạc mắt theo mùa
- Kỷ cúc địa hoàng hoàn: do bài Lục vị gia Kỷ tử, Cúc hoa → θ quáng gà, giảm thị lực do Can Thận hư
- Bát tiên hoàn (Bát tiên trường thọ hoàn): do bài Lục vị gia Ngũ vị tử, Mạch môn → θ chứng Phế thận âm hư, ho khan, ho ra máu, triều nhiệt, đạo hãn. Chủ trị chứng thận hư gây ho suyễn nhiều
- Lục vị quy thược: do bài Lục vị gia Đương quy, Bạch thược → t/d bổ âm mạnh hơn bài Lục vị
ƯDLS: Điều trị suy nhược TK, lao phổi, đái đường, basedow, lao thận, cao HA, rong huyết thể Can Thận âm hư; Tăng cường chức năng miễn dịch và hormon vỏ thượng thận, cải thiện chức năng thận và nâng cao chuyển hoá cơ thể

79   TẢ QUY ẨM
TP:      Thục địa 12g            Phục linh: 8g
Hoài sơn: 8g Kỷ tử: 8g
Sơn thù: 8g   Cam thảo: 4g
CD: Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày
TD: Bổ ích Tỳ âm
CT: Thận thuỷ bất túc gây đau thắt lưng, di tinh, ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, dương thịnh, tỳ hư, phát sinh nghẹn; Bệnh Thương hàn, tân dịch bị hư tổn, môi lưỡi đen, khát nhiều, đòi uống nước
PT: Thục địa, Kỷ tử, Sơn thù: tư bổ Can Thận âm khiến cho thuỷ vượng, đủ để chế hoả; Phục linh, Sơn dược, Trích cam thảo: nuôi dưỡng Tỳ vị âm khiến cho thổ nhuận, dưỡng phế, tư thận
GG: Phế nhiệt mà phiền → gia Mạch môn 8g
- Huyết trệ → gia Đan bì 8g, Xích thược
- Tâm nhiệt mà táo → gia Huyền sâm 8g; Tỳ nhiệt, hay đói → gia Thược dược 8g
- Thận nhiệt, cốt trưng, triều nhiệt, ra  mồ hôi nhiều → gia Địa cốt bì 8g
- Huyết nhiệt vọng động → gia Sinh địa 8g
- Âm hư không được yên ổn → gia Nữ trinh tử 8g;
- Huyết hư mà táo trệ → gia Đương quy 8g
- Thượng thực hạ hư → gia Ngưu tất 8g
- Nếu tiêu hoá không tốt → gia Trần bì, Sa nhân
- Miệng khô khát → gia Sa sâm, Thiên hoa phấn
ƯDLS: Điều trị đái tháo đường, kinh nguyệt ko đều, hội chứng cao tuổi tắt dục, phụ nữ không thai nghén được, lao  phổi, viêm thận mạn tính, cao huyết áp, suy nhược TK, ưu năng tuyến giáp, …

80  TẢ QUY HOÀN
TP:      Thục địa: 320g         Cao ban long: 160g
Hoài sơn: 160g        Quy bản sao: 160g
Sơn thù: 160g          Kỷ tử: 160g
Ngưu tất: 120g        Thỏ ty tử: 160g
CD: Tán nhỏ, viên. Uống ngày 12 - 16g vào lúc đói với nước muối loãng. Dùng thang sắc liều thích hợp
TD: Tư âm bổ thận
CT: Chữa tinh huyết can thận đều hư, thận âm bất túc, lưng gối mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đạo hãn, miệng lưỡi khô, di tinh, đái dầm, mạch tế hoặc sác
PT: Thục địa: tư thận, bổ chân âm. Câu kỷ: ích tinh sáng mắt. Sơn thù du: sáp tinh chỉ hãn; Lộc giao thiên về bổ dương và Quy giao thiên về bổ âm cùng phối hợp để khơi thông nhâm đốc, tích tinh điền tuỷ;  Thỏ ty tử phối hợp với Ngưu tất mạnh lưng gối, kiện gân cốt. Sơn dược tư ích tỳ vị
GG: Nếu hư phần khí → gia Nhân sâm, Hoàng kỳ;
- Hấp thu ăn uống kém → gia Sa nhân, Trần bì
- Di tinh → gia Khiếm thực, Kim anh tử, Mạch đông
- Đại tiện táo kết → gia Nhục dung, Ma tử nhân
- Huyết hư → gia Đương quy, Thủ ô;
- Dương suy → gia Nhục quế, Toả dương
- Thấp thịnh → gia Bạch truật, Hậu phác
ƯDLS: Suy nhược TK, suy nhược cơ thể, người già yếu mới ốm dậy

81  HÀ SA ĐẠI TẠO HOÀN     
TP:      Tử hà sa: 1 chiếc     Ngưu tất: 60g
Đẳng sâm: 40g         Hoàng bá: 40g
Thiên môn: 60g       Hoài sơn: 40g
Đỗ trọng: 20g          Mạch môn: 60g
Quy bản: 40g
CD: Tán bột, uống ngày 12g lúc đói, có thể uống với nước muối nhạt
TD: Dưỡng âm thanh nhiệt. Ích tinh bổ phế
       (Đại bổ âm dương khí huyết thiên về âm huyết)
CT: Chứng ngũ lao, thất thương, âm hư, di tinh, ho, người gày ốm, tinh thần uể oải, mồ hôi trộm, …
PT: Tử hà sa: đại bổ tinh huyết là Quân; Quy bản tư bổ thận âm. Mạch môn, Thiên môn dưỡng tâm nhuận phế. Hoài sơn, Đẳng sâm ích khí sinh tân. Ngưu tất, Đỗ trọng bổ can thận, cường gân cốt. Hoàng bá: thanh hoả, trừ cốt trưng
ƯDLS: θ suy nhược cơ thể, thiếu máu (người già yếu, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy)

Bổ dương
82  Bát vị quế phụ (Thận khí hoàn)
83  Hữu quy ẩm
84  Hữu quy hoàn

85   BÁT VỊ QUẾ PHỤ (Thận khí hoàn)
TP:      Thục địa: 320g         Đan bì: 120g
Hoài sơn: 160g        Phục linh: 120g
Sơn thù: 120g          Nhục quế: 40g
Trạch tả: 120g         Phụ tử chế: 20g
CD: Tán bột làm viên nhỏ, mỗi lần uống 12g x 2 lần/ngày với nước sôi để nguội hay nước muối nhạt
TD: Ôn bổ thận dương
CT: Chứng thận dương hư (đau lưng mỏi gối, lưng và chi dưới lạnh, tiểu nhiều lần, mạch nhu nhược, có thể kèm theo đàm ẩm, cước khí
PT: Phụ tử chế, Nhục quế ôn bổ thận dương, là Quân; Lục vị hoàn: tư bổ thận âm là Thần, Sứ
GG: Tế sinh thận khí hoàn do bài Thận khí hoàn gia thêm Ngưu tất, Sa tiền tử làm tăng t/d lợi niệu, tiêu thũng → trị chứng thận hư, eo lưng nặng nề, chân phù, tiểu tiện không lợi
- Thập bổ hoàn do bài Thận khí hoàn gia Lộc nhung, Ngũ vị tử → trị các chứng tạng Thận hư nhược (sắc mặt đen, chân lạnh, phù, tai ù điếc, cơ thể gày còm, đầu gối mềm yếu, tiểu tiện ko lợi, eo lưng và đầu gối đau nhức)
ƯDLS: θ viêm thận mãn tính, đái đường, đau lưng, TK suy nhược thể thận dương hư; Tăng cường chức năng miễn dịch, chống lão suy, dự phòng đục thuỷ tinh thể, hạ đường huyết, …

86  HỮU QUY ẨM
TP:      Thục địa: 12g           Đỗ trọng: 8g
Hoài sơn: 8g Nhục quế: 4g
Sơn thù: 4g   Kỷ tử: 8g
Phụ tử chế: 4g         Chích cam thảo: 4g
CD: Sắc uống chia 2 lần trong ngày, uống trước ăn
TD: Ôn bổ thận dương
CT: Thận dương bất túc, chân tay lạnh, mạch tế hoặc âm thịnh cách dương, giả nhiệt
PT: Thục địa ngọt ấm, bồi dưỡng cho Thận để điền bổ cho tinh, là Quân; Kỷ tử, Sơn thù bổ thận âm, tư thận, nuôi can huyết. Nhục quế, Phụ tử chế ôn dưỡng thận dương mà khu hàn. Hoài sơn, Chích cam thảo bổ trung ích khí, kiện tỳ. Đỗ trọng cường tráng gân cốt, ích tinh tuỷ
GG: Nếu hoả suy không sinh thổ, nôn mửa nuốt chua → gia Bào can khương
- Bụng dưới đau nhiều → gia Ngô thù du
- Nếu huyết thiếu, huyết trệ, lưng gối đau lỏng → gia Đương quy
ƯDLS: θ cao HA, suy giảm chức năng miễn dịch, rối loạn chức năng tạo huyết, lupus ban đỏ hệ thống, …

87  HỮU QUY HOÀN
TP:      Thục địa: 30g           Đỗ trọng: 160g
Hoài sơn: 160g        Nhục quế: 8g
Sơn thù: 160g          Kỷ tử: 160g
Phụ tử chế: 80g       Thỏ ty tử: 160g
Đương qui: 120g     Lộc giác giao: 160g
CD: Tán bột, làm viên. Uống ngày 4-8g
TD: Ôn bổ thận dương
CT: Mệnh môn hoả suy, tiên thiên bẩm suy, lão suy, suy nhược TK thể thận (+) hư (sợ lạnh, ng mệt mỏi, chân tay lạnh,liệt dương, hoạt tinh, lưng gối mềm yếu
PT: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Kỷ tử bổ thận âm; Nhục quế, Phụ tử chế, Thỏ ty tử ôn dưỡng thận dương; Lộc giác giao, Đỗ trọng cường tráng gân cốt, ích tinh tuỷ; Đương quy bổ huyết dưỡng huyết
GG: Nếu dương hư, khí hư → gia Nhân sâm
- Nếu âm hư, dương liệt → gia Ba kích nhục, Nhục thung dung
ƯDLS: Suy nhược TK thể ức chế giảm, khí phế thũng, hội chứng tuổi già, …

Bổ khí
85  Tử quân tử thang  
86  Sâm linh bạch truật tán
87  Bổ trung ích khí thang
88  Sinh mạch tán

88  TỨ QUÂN TỬ THANG
TP:      Đẳng sâm                  Bạch truật
Bạch linh                   Cam thảo
CD: Các vị đồng lượng, tán bột làm viên. Uống mỗi lần 8 - 12g. Có thể dùng thang với liều thích hợp
TD: Bổ khí. Kiện tỳ, dưỡng vị
CT: Chứng Tỳ vị khí hư, vận hoá kém gây sắc mặt trắng bệch, nói nhỏ, ăn kém, ỉa phân nát, tay chân mỏi mệt, mạch tế nhược hoặc hư nhược
PT: Đẳng sâm: ngọt ấm, kiện tỳ, dưỡng vị, bổ trung ích khí là Quân; Bạch truật đắng ấm, kiện tỳ, táo thấp là Thần; Phục linh ngọt nhạt, phối hợp Bạch truật để kiện tỳ táo thấp, tăng cường c/năng vận hoá của Tỳ Vị là Tá; Cam thảo ngọt ấm, kiện tỳ, bổ trung ích khí, điều hoà các vị thuốc là Sứ
GG: Bài Tứ quân gia Hoắc hương, Mộc hương, Cát căn → kiện tỳ chỉ tả gọi là bài Thất vị bạch truật tán
- Dĩ công tán do Tứ quân gia Trần bì → chữa Tỳ vị hư khí trệ, gặp ở trẻ em tiêu hoá kém, ăn kém, ỉa chảy
- Lục quân tử thang do Tứ quân gia Trần bì, Bán hạ → điều trị các chứng nôn mửa do thai nghén, Tỳ vị khí hư kiêm đàm thấp gây viêm PQ mãn tính, ho, đờm nhiều
- Hương sa lục quân tử do Lục quân gia Mộc hương, Sa nhân → θ các chứng Tỳ vị khí hư kiêm hoàn thấp ở trung tiêu gây đầy tức, đau thượng vị, ợ hơi, nôn mửa, ỉa chảy, rêu lưỡi trắng nhớt, hay gặp ở viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng.
ƯDLS: θ viêm dạ dày, loét dạ dày, ỉa chảy mãn tính, phụ nữ có thai nôn nhiều

89  SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN
TP:      Đẳng sâm: 80g         Cát cánh: 40g
            Bạch linh: 80g          Hoài sơn: 80g
            Bạch truật: 80g       Sa nhân: 40g
            Cam thảo: 80g         Ý dĩ: 40g
Bạch biển đậu: 40g Liên nhục: 40g
CD: Tán nhỏ thành bột, ngày dùng 8 - 12g chia 2 lần.
TD:  Bổ khí, kiện tỳ. Thẩm thấp, hoà vị.
        Lý khí hoá đàm
CT: Tỳ vị hư nhược, ăn uống ko tiêu hoặc nôn hoặc ỉa chảy, hình thể gày yếu, chân tay vô lực, mạch hư
PT: Tứ quân điều trị Tỳ vị hư  nhược; Hoài sơn, Biển đậu, Liên nhục bổ khí, kiện tỳ, hoà vị; Sa nhân lý khí; Ý dĩ kiện tỳ thẩm thấp; Cát cánh đưa thuốc đi lên, lý khí hoá đàm
GG: Thấp nhiệt nặng → gia Hoàng liên, Hoàng bá
- Ăn không ngon, khó tiêu → gia Thần khúc, Cốc nha, Mạch nha
- Bụng căng đau nhiều → gia Mộc hương, Chỉ xác
- Đờm dãi úng thịnh → gia Trần bì
ƯDLS: θ viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, tiêu hoá kém, rối loạn chức năng dạ dày ruột, tiểu đường

90  BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG
TP:      Đẳng sâm: 12g         Thăng ma: 6g
Hoàng kỳ: 12g          Sài hồ: 6g
Đương quy: 4g         Trần bì: 4g
Bạch truật: 8g          Cam thảo: 6g
CD: Thang sắc uống
TD: Bổ Tỳ vị. Ích khí thăng dương
CT: Chứng Tỳ vị khí hư (ăn kém, mệt mỏi, tự hãn hoặc phát sốt, mạch hư vô lực, …); Tỳ khí hư hạ hãm gây ra các chứng sa (trực tràng, dạ dày, sinh dục, …); Chứng sốt cơ năng kéo dài, ng mệt mỏi, chân tay vô lực, bụng đầy, khát ko muốn uống, đại tiện lỏng, nôn
PT: Hoàng kỳ bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu là Quân; Đẳng sâm, Bạch truật, Cam thảo ôn bổ khí, kiện tỳ, ích vị, là Thần; Trần bì lý khí hoá trệ, kết hợp với Thăng ma, Sài hồ thăng dương khí. Các vị này là Sứ
GG: Nếu khí hư, chóng mặt buồn nôn → gia Thiên ma, Bán hạ, Đởm nam tinh
- Ra nhiều mồ hôi → gia Mẫu lệ, Phù tiểu mạch
- Nhức đầu → gia Mạn kinh tử, Xuyên khung
- Khí hư tiết tả → gia Sơn dược, Thạch lựu bì
- Khí hư đái dầm → gia S.dược, Ích trí nhân, Ô dược
- Băng huyết, rong kinh → bỏ Đương quy, gia Xích thạch chi, Bổ cốt chỉ
ƯDLS: θ hội chứng tiền đình (đau đầu, hoa mắt chóng mặt, người chòng chành; θ chảy máu kéo dài (rong kinh, rong huyết), tỳ hư không nhiếp huyết
Chú ý: Ko dùng cho người cao huyết áp, âm hư

91  SINH MẠCH TÁN
TP:      Nhân sâm: 4g
Mạch môn: 12g       Ngũ vị tử: 8g
CD: Thang sắc uống
TD: Ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân
CT: Chứng thử  nhiệt làm tổn thương đến tân dịch và khí, gây ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, thở gấp, miệng khát, mạch hư; Chứng ho lâu ngày do phế khí hư, đờm ít, thở ngắn, tự ra mồ hôi, miệng khô, mạch hư.
PT: Nhân sâm ngọt bình, bổ phế, đại phò nguyên khí, làm Quân; Mạch đông: ngọt hàn, dưỡng âm sinh tân, thanh lọc hư nhiệt mà trừ sự bứt rứt, làm Thần; Ngũ vị tử: vị chua, liễm phế chỉ hãn, là Sứ
GG: Chữa viêm phế quản mạn, lao phổi → gia Bách hợp, Khoản đông hoa
- Suy nhược thần kinh thể âm hư (tâm phiền, mất ngủ) → gia Toan táo nhân, Bá tử nhân
ƯDLS: θ chứng nhiệt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết, …
Chú ý: Bài thuốc này có t/d thu sáp, nếu ngoại tà chưa giải hoặc bệnh oi nực nhiệt bốc nhiều mà khí và tân đều chưa tổn thương đều không nên sử dụng

Bổ huyết
89  Tứ vật thang           
90  Quy tỳ thang

89  TỨ VẬT THANG
TP:      Xuyên khung: 12g   Thục địa: 12g
Đương quy: 12g      Bạch thược: 12g
CD: Sắc uống hoặc làm viên, Uống ngày 12g
TD: Bổ huyết, điều huyết
CT: Chứng huyết hư, huyết trệ, xung nhâm hư tổn gây kinh nguyệt không đều, thống kinh, lúc nóng lulcs lạnh, sắc mặt vàng võ, chất lưỡi nhạt, mạch tế
PT: Thục địa: tư âm bổ huyết, là Quân; Đương quy: hoà huyết dưỡng can, hoà huyết điều kinh, là Thần;  Bạch thược dưỡng huyết hoà âm. Xuyên khung hoạt huyết, hành khí, thông xướng khí huyết. Là , Sứ
GG: Bài Tứ vật thang gia thêm Đẳng sâm, Hoàng kỳ → có tác dụng bổ khí huyết
- Bài Tứ vật thang gia Đào nhân, Hồng hoa gọi là bài Tứ vật đào hồng → có tác dụng chữa huyết ứ
- Bài Tứ vật gia Đại hoàng, Mang tiêu → trị táo bón
- Bài Tứ vật thang gia Tiểu kế, Huyết dư → cầm máu
ƯDLS: Chữa chứng thiếu máu, chứng dị ứng nổi ban

90   QUY TỲ THANG     
TP:      Đẳng sâm: 12g         Phục thần: 12g
Hoàng kỳ: 12g          Mộc hương: 6g
Đương quy: 8g         Long nhãn: 12g
Bạch truật: 12g       Chích cam thảo: 6g
Táo nhân: 12g          Viễn trí: 4g
CD: Sắc uống hoặc viên hoàn, Uống ngày 12-16g
TD: Kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết
CT: Chứng Tâm Tỳ hư, khí huyết hư gây các chứng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, ăn kém, mệt mỏi, sắc mặt vàng, miệng nhạt, mạch nhược; Chứng tỳ hư không nhiếp được huyết gây kinh nguyệt không đều, rong huyết, chảy máu dưới da
PT: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo bổ khí kiện tỳ để sinh huyết, là Quân; Đương quy: dưỡng tâm huyết; Phục thần, Long nhãn, Táo nhân: dưỡng tâm, an thần; Viễn trí thông tâm thận, định trí minh tâm; Mộc hương lý khí ôn tỳ
ƯDLS: Suy nhược cơ thể, suy nhược TK, rối loạn KN, rong kinh, rong huyết, xuất huyết dưới da

Bổ khí huyết
91  Bát chân thang
92  Thập toàn đại bổ

91  BÁT CHÂN THANG
TP:      Đẳng sâm: 12g         Xuyên khung: 8g
Bạch linh: 12g          Đương quy: 12g
Bạch truật: 12g       Thục địa 12g
Cam thảo: 6g           Bạch thược: 12g
CD: Sắc uống trước ăn với 3 lát gừng và 2 quả táo
TD: Bổ huyết, bổ khí
CT: Chứng khí huyết lưỡng hư (sắc mặt trắng nhợt hay vàng nhạt, hồi hộp, ăn kém, chậm tiêu, đoản khí, ngại nói, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng, mạch hư tế nhược, vô lực)
PT: Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo bổ ích tỳ khí; Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược bổ huyết, điều huyết; Sinh khương, Đại táo giúp Nhân sâm, Bạch truật nhập vào khí phận để điều hoà Tỳ Vị
GG: Nếu khí hư nhiều → bội Nhân sâm, Hoàng kỳ
- Nếu huyết hư nhiều → gia Thủ ô, Câu kỷ tử
- Ăn uống kém, chậm hấp thu→ gia Trần bì, Sa nhân
- Sau khi hành kinh, đau bụng dưới nhiều → gia Quế chi, Cam thảo
- Huyết hư, kinh bế → gia Kê huyết đằng, Đan sâm
ƯDLS: θ suy nhược cơ thể sau mắc bệnh nặng, kinh nguyệt không đều, rong kinh

92   THẬP TOÀN ĐẠI BỔ
TP:      Đẳng sâm: 12g         Xuyên khung: 8g
Bạch linh: 12g          Đương quy: 12g
Bạch truật: 12g       Thục địa 12g
Cam thảo: 6g           Bạch thược: 12g
Hoàng kỳ: 12g          Nhục quế: 4g
CD: Thang sắc uống; Hoàn: 6-9g/ lần x 2-3 lần/ ngày, dùng 3 lát Gừng sống, 2 quả Đại táo làm thang; Cao: 15g/ lần x 2 lần/ ngày
TD: Ôn bổ khí huyết
CT: Chứng khí huyết đều hư thiên về dương hư, hư hàn; Hư lao, ho suyễn, di tinh, mất máu, kinh nguyệt không đều (do hư hàn, dương hư)
PT: Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo: bổ ích tỳ khí; Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược bổ huyết, điều huyết; Hoàng kỳ ích khí, bổ trung, thông dương, cố biểu;  Nhục quế ôn thận dương, cay ngọt nóng, vận dương khí để cổ vũ sự sinh trưởng của khí huyết; Gừng, Táo trợ Sâm, Truật nhập vào khí phận để điều hoà Tỳ vị
GG: Nhân sâm dưỡng vinh thang do bài Thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung, gia Ngũ vị tử, Viễn trí, Trần bì, Sinh khương, Đại táo → trị chứng hư lao, hô hấp thiếu khí, mất ngủ, hồi hộp, hoảng hốt, bàng hoàng, miệng họng khô táo
- Thái sơn bàn thạch thang do bài Thập toàn đại bổ bỏ Nhục quế, Phục linh, gia Tục đoạn, Hoàng cầm, Sa nhân → trị chứng động thai, hồi hộp, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, vô lực, không muốn ăn uống, lưỡi nhạt, mạch hoạt vô lực. Đề phòng sảy thai cho trường hợp hay sảy thai, đẻ non thì cứ cách 3-5 ngày uống 1 thang, uống liền trong 3-4 tháng   
   + Thể trạng hàn → bội Sa nhân, giảm Hoàng cầm
   + Thể trạng nhiệt → giảm Sa nhân, bội Hoàng cầm
ƯDLS: θ suy nhược cơ thể, KN ko đều, doạ sảy thai, phụ nữ sau sinh, người già yếu, người sau ốm