Nhi khoa


BÀI 2:SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
Đại cương
-   Bệnh SDD ở trẻ em, YHDT thường gọi là chứng cam. Bệnh này luôn có sự liên quan đến sự hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên YHCT còn gọi là cam tích
-   Khả năng chữa SDD trẻ em bằng YHCT đem lại kết quả tốt
-    SDD độ I chữa như ỉa chảy. Độ II ỉa chảy suy dinh dưỡng, YHDT gọi là tỳ hư gây chứng cam. Độ III gọi là can cam (can là khô)
1. Ỉa chảy suy dinh dưỡng: Do tỳ hư còn gọi là Tỳ cam (suy dinh dưỡng độ II)
Triệu chứng: Mặt vàng, người gầy, miệng khô, khát nước, triều nhiệt, sôi bụng, ỉa chảy
Có trường hợp do tân dịch giảm gây âm hư sinh táo bón, bụng to, gây xanh nổi lên, nước giải đặc trắng, rêu lưỡi trắng
Pháp: Bổ khí, bổ tỳ vị cố sáp
Phương thuốc: Bài 1: Bạch truật 6; Ý dĩ 6; Hoài sơn 12; Sa nhân 2; Cam thảo nam 4; Mạch môn 4
Bài 2: Bạch truật 6; Hoài sơn 8; Hạt đỗ ván trắng 8; Chỉ thực 4; Trần bì 4; Kê nội kim 4
-   Nếu có tích trệ đồ ăn, bụng chướng thêm: Đại phúc bì 4; Sơn tra 4; Thần khúc 4
-   Nếu do giun gây tích trệ, đau bụng thêm Sử quân tử 4
Bài 3: Tiêu cam lý tỳ thang gia giảm (Bạch truật 4; Trần bì 4; Binh lang 2; C.thảo 4; Hồ hoàng liên 6; Thần khúc 6; Tam lăng 2; Nga truật 4; Thanh bì 4; Lô hội 0,2; Sử quân tử 4; Hoàng liên 4; Mạch nha 6; Nga truật 4
Bài 4: Nếu suy dinh dưỡng, ỉa chảy do giun, dùng bài Lô hội phì nhi hoàn gia giảm (Hồ hoàng liên 40; Lô hội 5; Hoàng liên 40; Ngân sài hồ 6; Sơn dược 80; Xạ hương 0,5; Binh lang 20; Mạch nha 6; Vu di 40; Biển đậu 80; Sơn tra 40; Bạch đậu khấu 40; Sử quân tử 80; Thần khúc 80) Tán nhỏ làm viên, uống một ngày 4 – 8g

2. SDD thể khô: Do khí huyết hư, can thận hư, YHCT gọi là can cam (SDD độ III)
Triệu chứng: Người gầy, da khô, bộ mặt người già, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, tiếng khóc nhỏ, rêu lưỡi mỏng khô, lông tóc khô. Ngoài ra còn các triệu chứng khác, khô loét giác mạc, loét miệng, lắng đọng sắc tố, tử ban, phù thũng
Pháp: Bổ khí huyết, bổ can thận tỳ vị
Phương thuốc: Bài 1: Thục địa 12; Hà thủ ô 8; Kê huyết đằng 8; Ý dĩ 8; Đỗ đen 8; B.truật 6; Ngũ gia bì 6; Liên nhục 8; Kê nội kim 6
Bài 2: Bát trân thang gia giảm (Đẳng sâm 8; Phục linh 6; Bạch truật 8; Cam thảo 4; Thục địa 8; Xuyên khung 8; Xuyên quy 8; Bạch thược 8
-   Nếu loét, khô giác mạc thêm Kỷ tử 8, Cúc hoa 8 hoặc uống viên Kỷ cúc địa hoàng hoàn 12 – 16g/ngày
-   Nếu loét miệng, thêm ngọc trúc 6, thăng ma 6, hoàng liên 4           
-   Nếu tử ban, lắng đọng sắc tố, thêm Hoàng kỳ, A giao
-   Nếu có sốt mà xuất huyết, thêm sinh địa 12, Đan bì 6, Rễ cỏ tranh 12       
-   Nếu có phù dinh dưỡng thêm Quế chi 2, Phục linh 12

Chữa suy dinh dưỡng bằng châm cứu
Thường dùng các phép cứu các huyệt: Tâm du, Tỳ du, Vị du, Cao hoang, Túc tam lý, Tam âm giao
Châm huyệt Tứ phùng: dùng kim tam lăng châm vào huyệt Tứ phùng ở hai bàn tay, sâu chứng 1 / 10 thốn, nặn dịch bạch huyết, ngày một lần, chú ý không để chảy máu.
Kết luận: Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em chữa bằng các phương pháp y học dân tộc đem lại kết quả tốt
-    Người xưa cho rằng, người từ 15 tuổi trở lên mà suy nhược gọi là hư lao, trẻ nhỏ dưới 15 tuổi trở xuống bị suy dinh dưỡng gọi là cam tích. Khi đã bị suy dinh dưỡng thì hoạt động về khí huyết tân dịch của tạng phủ đều giảm sút nên tuỳ các triệu chứng của các tạng phủ mà người xưa còn gọi các tên khác nhau: Tỳ cam, Phế cam, Tâm cam, Thận cam…..Khi chữa bệnh ngoài việc bồi bổ khí huyết là chính người ta còn thêm các vị thuốc chữa bệnh về tỳ, can, phế, thận….
-    Thí dụ có tài liệu lấy bài thuốc Tập thánh hoàn làm trung tâm rồi gia giảm theo chứng cam ở các tạng phủ: Lô hội 0,8; Ngũ linh chi 4; Dạ minh sa 4; Sa nhân 6; Trần bì 6; Xuyên khung 8; Xuyên quy 8; Mộc hương 6; Sử quân tử 8; Nga truật 6; Hoàng liên 6; Thịt cóc 12; Thanh bì 6. Tán nhỏ hoà với nước mật lợn làm viên mỗi ngày uống 6 -8g
Gia giảm:     - Tỳ cam: dùng hai bài trên
- Can cam: co giật bỏ Nga truật, Sa nhân, Trần bì, thêm chi tử, Phòng phong, thiên ma, thuyền thoái
- Tâm cam: Bỏ trần bì, sa nhân, mộc hương, thanh bì, thêm sinh địa, phục linh
- Thận cam: Bỏ sa nhân, thanh bì, thêm thục địa, phục linh, hoài sơn, đan bì, trạch tả
- Phế cam: bỏ trần bì, sa nhân, mộc hương, xuyên khung, thêm Tang bạch bì, Cát cánh, Lá tía tô, A giao

BÀI 3:ỈA CHẢY TRẺ EM
Đại cương Ỉa chảy TE còn gọi là chứng rối loạn tiêu hoá thực tích, tích trệ.
-    Nguyên nhân gây bệnh do ăn uống, nhiễm khuẩn, nhiễm giun làm tổn thương đến công năng hoạt động của tỳ vị gây các triệu chứng chủ yếu: Nôn, ỉa chảy, gày còm. Bệnh có thể gặp cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh tiêu chảy cấp thường gặp ở TE dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ mắc bệnh này thường bị hai nguy cơ đe doạ là:
+ Mất nước và điện giải nếu không được bù đắp kịp thời sẽ gây ra tử vong do mất nước và điện giải
+ Làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột gây ỉa chảy kéo dài và suy dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến tử vong
-    Các phương pháp điều trị bằng YHCT chỉ thích hợp với chứng ỉa chảy cấp tính đơn thuần và ỉa chảy mạn tính do tỳ hư. Còn ỉa chảy cấp tính do nhiễm khuẩn có biến chứng nhiễm độc TK do mất nước và điện giải thì phải dùng các phương pháp chữa bệnh của YHHĐ

1. Chứng ỉa chảy cấp
Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn trực tiếp đường tiêu hoá hoặc do dị ứng nhiễm khuẩn
Triệu chứng: Trẻ ỉa nhiều lần một ngày (có thể trên 10 lần) phân lỏng toàn nước, mùi khẳn, toàn trạng trẻ sốt, nôn mửa, sôi bụng, bụng trướng, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng khô, hậu môn đỏ rát.
Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp
Phương thuốc: bài Cát căn cầm liên thang (Cát căn 12; Hoàng cầm 8; Hoàng liên 8; Cam thảo 4)
-    Nếu thiên về thấp: Rêu lưỡi trắng dày, ỉa chảy nhiều nước, buồn nôn hoặc nôn, gia: Thương truật 4, Bán hạ chế 4.
-    Đi tiểu ít gia: Phục linh 8, Sa tiền 8

Chứng ỉa chảy kéo dài
Nguyên nhân: Do tỳ hư gây ra (thường gặp do rối loạn tiêu hoá loạn khuẩn)
Triệu chứng: Ỉa chảy kéo dài, phân sống ỉa ngày 2 - 3 lần. TE chậm lớn, người gày yếu, mệt mỏi, ăn kém sắc mặt vàng, tự ra mồ hôi hay ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi trắng ướt
Pháp: Ôn bổ tỳ vị
Phương thuốc: bài Sâm linh bạch truật tán (Đẳng sâm 20; Bạch linh 16; Bạch truật 16; Sa nhân 8; Cam thảo 6; Trần bì 8; Liên nhục 16; Sơn dược 16; Cát cánh 8; Biển đậu 16; Ý dĩ 16)
Châm cứu: dùng các huyệt: Thiên khu, Quan nguyên, Túc tam lý, Âm lăng tuyền. Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 2 – 3 huyệt
-    Nếu sốt: châm Nội đình, Ỉa nhiều sợ truỵ mạch có thể cứu Thần khuyết, cách muối nhiều lần, liên tục

Chứng tích trệ
1. Tích trệ đồ ăn:
Nguyên nhân: Do ăn uống quá nhiều không tiêu hoá kịp
Triệu chứng: Trẻ bú ít, nôn mửa, hay quấy khóc. Bụng đầy chướng, ỉa chảy mùi chua, phân sống. Rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch hoạt, chỉ tay chìm
Pháp: Tiêu thực đạo trệ
Phương thuốc: Bài 1: Sơn tra 8; Mạch nha 8; Thần khúc 10; Kê nội kim 4; Trần bì 4; Hạt cải củ 4; Ý dĩ 12. Sắc uống hay tán bột làm viên, mỗi ngày uống từ 12 – 16 g
Bài 2: Nếu trẻ em còn bú nguyên nhân do tích sữa không tiêu thì dùng bài Tiêu nhũ hoàn (H.phụ 80; Sa nhân 20; Trần bì 10; Mạch nha 40; Thần khúc 40; Chích thảo 20). Tán bột ngày uống 4 - 6g chia làm 2 lần
Bài 3: Bảo hoà hoàn thang (Sơn tra 6; Thần khúc 6; Hạt cải củ 4; Mạch nha 6 Trần bì 2; Bán hạ chế 4; Phục linh 6; Liên kiều 6
-    Nôn mửa gia: Hoắc hương 4; Trúc nhự 2                  - Sốt gia: Hoàng liên 4
-    Ỉa chảy nhiều: Trạch tả 6        - Khát nước: bỏ Trần bì, Bán hạ; gia Thiên hoa phấn
Bài 4: Mộc hương hoàn (Mộc hương 12; Bạch truật 12; Mạch nha 12; Liên kiều 8; Chỉ thực 12; Sa nhân 8; Hoàng liên 12; Sơn tra 6; La bạc tử 8; Trần bì 12; Thần khúc 12). Tán nhỏ làm viên ngày uống 04 – 08g
Bài 5: Nếu trẻ sức khoẻ yếu (hư chứng) có thể dùng bài Sâm linh bạch truật tán, ngày uống từ 06 - 12g (Đẳng sâm 20; Bạch linh 16; Bạch truật 16; Sa nhân 8; Cam thảo 6; Trần bì 8; Liên nhục 16; Sơn dược 16; Cát cánh 8; Biển đậu 16; Ý dĩ 16)

2. Do trùng tích :
Nguyên nhân: Do giun đũa hoặc giun kim
Triệu chứng: trẻ ngứa ngáy, da vàng khô, hay quấy khóc, hay lên cơn kinh giật, ăn uống thất thường, buồn nôn, đau bụng, bụng chướng, đại tiện lỏng
Pháp: Kiện tỳ trừ thấp, trừ trùng
Phương thuốc: Bài 1: Đẳng sâm 16; Hoàng liên 10; Sơn tra 12; Bạch truật 20; Lô hội 2; Sử quân tử 16; Chích thảo 6; Phục linh 12; Thần khúc 16 ; Mạch nha 10. Tán nhỏ làm viên mỗi ngày uống 8 – 12g
hấp,Bệnh thần kinh…
BÀI 4: THỦY ĐẬU:
I/ĐẠI CƯƠNG:
 Thủy đậu còn gọi là thủy hoa(tên khác còn gọi là:thủy bào,thủy trấn,thủy sang).Dân gian gọi là Phỏng rạ.Là một bệnh truyền nhiễm hay gặp ở mùa đông xuân,hay mắc ở trẻ em,chứng trạng chủ yếu là mọc những nốt dạ (bào chẩn).
N/N do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua mũi miệng,kết hợp với thấp trọc lâu ngày ở bên trong gây ảnh hưởng chủ yếu đến hai tạng:phế -tỳ.Phế chủ bì mao nên tà khí trước tiên phát tiết ra ngoài da tạo nên các mụn nước:Thủy đậu là một bệnh nông nhẹ thường ở phần vệ và khí,rất ít gặp ở phần huyết,.
II/LS:
1/Thể nhẹ:Lúc bắt đầu sổ mũi,nhức đầu,RLTH.Vài ngày sau thì xh rải rác những nốt đỏ ở sau lưng,sau đó lan ra khắp chân tay gọi là bào chẩn.bào chẩn chóng lớn to dần không đều nhau,hình bầu dục chứa một chất nước trong,không nung mủ có vành đỏ xung quanh,kéo dài độ 3-4 ngày thì khô và bong ra.Đặc điểm các nốt thủy đậu có tuổi khác nhau,nốt này mọc,nốt kia bay khác với đậu mùa.
2/Thể nặng:Thủy đậu mọc dày,sắc tím tối,màu nước đục,xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm,sốt cao g,phiềm khát,mặt đỏ,môi hồng,n/m miệng có những nốt phỏng, L:đỏ ,R:vàng (tà vào phần khí và phần dinh).
III/ĐIỀU TRỊ:
1/Thể nhẹ:
a/ Pháp: Sơ phong,giải biểu,thanh nhiệt.trừ thấp và giải độc.
b/Phương:
*/Bài 1: lá dâu 12g  Cam thảo đất  12g Rễ sậy  16g  lá tre  16g  Sinh khương  5g  hoa cúc 8g  Bạc hà  6g  ngân hoa 10g  Kinh giới  8g  Thuyền thoái 4g .
*/Bài 2: Thông xị cát cánh thang.
Hành tăm  8 củ Liên kiều  8g  Cát cánh  8g   Bạc hà  4g  Đạm đậu xị  8g  Sơn chi 6g  Trúc diệp  8g kinh giới  8g  Cam thảo  4g  Sinh khương  5g.
Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp,giải độc.
*/Bài 3: Đại liên kiều ẩm gia giảm:
Phòng phong  8g  kinh giới  6g  Hoàng cầm  6g  Thuyền thoái  4g  Hoạt thạch  20g  Xích thược 10g  Cam thảo  4g   Sinh khương  5g   Huyền sâm  12g Kim ngân hoa 8g  Liên kiều  8g  Ngưu bàng tử 8g   Sa tiền  12g  Mộc thông  10g  Đương Quy  12g   Thăng ma  12g.
2/Thể nặng:
a/Pháp:Sơ phong,thanh nhiệt,giải độc,thẩm thấp.
b/Phương:
*/Bài 1: Kinh giới  8g  Phòng phong  8g  Đương Quy  12g  Sinh địa  12g  Xích thược   8g  Huyền sâm  12g  Kim ngân  12g   Liên kiều  8g  Bồ công anh  16g  Chi tử  8g  Cam thảo  4g  Sinh khương  5g
 Đau họng : Xạ can  8g , Sơn đậu căn  8g.Phiền táo: Hoàng liên  8g  .Khát nước,miệng khô:Thiên hoa phấn . Sa Sâm,Mạch môn:12g.Táo bón: Đại hoàng  6g.
IV/PHÒNG BỆNH VÀ CHĂM SÓC:
1/Phòng bệnh :-Phòng đặc hiệu: Đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng hàng tháng.
-Phòng không đặc hiệu:Rất khó đạt hiệu quả vì bệnh có thể lây 24-48 giờ trước khi có bóng nước.
Khi phát hiện cách ly bệnh nhân,tránh tiếp xúc với bệnh nhân cho đến khi nốt đậu đóng mày.
2/ Chăm sóc: -Vệ sinh răng miệng,da:Chăm sóc cho trẻ xúc miệng,rửa tay,tắm rửa sach sẽ bằng dung dịch sát trùng(nước trè xanh)thay quần áo hàng ngày.Bôi dung dịch xanh Metylen,Acyclovir hoặc Castellanin.
-Cho trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng,dễ tiêu hóa.


BÀI 5:HO GÀ.
I.ĐẠI CƯƠNG:
Ho Gà la ệnh rền nhiễm cấp tính đường hô hấp do trực khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây ra,hay gặp ở mùa xuân.YHCT gọi tên là bách nhật khái (ho cơn).
Do tà khí qua mũi miệng vào phế,phế khí không thông,nghịch lên gây ho,bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế khí,phế âm và sinh ra biến chứng.
II. T/C:
1: Giai đoạn đầu:(cảm nhiễm,phế hàn).
*/T/C: Chảy nước mũi .ngạt mũi,ho liên tục,ngày nhẹ,đêm nặng,R:Trắng mỏng.
2:Giai đoạn ho cơn:(thường do đờm nhiệt.phế nhiệt)
*/ T/C: Sau khi mắc bệnh khoảng 1 tuần,ho càng ngày càng nặng,ho cơn,sau khi ho có tiếng rít,nôn ra đờm dãi,thức ăn;nếu ho  nhiều có thể ra máu,xuất huyết dưới giác mạc,chảy máu cam,mi mắt nề, R:vàng hoặc vàng dày.
3: Giai đoạn hồi phục (Phế khí hư hoặc phế âm hư).
*/ T/C: Cơn ho giảm nhẹ dần,số lần ho ít hơn,tiếng rít giảm dần đến hết,cơn ho yếu,thở ngắn dễ ra mồ hôi,khát nước,triều nhiệt, L:đỏ.
III/ ĐIỀU TRỊ:
1/ Giai đoạn đầu:(cảm nhiễm,phế hàn).
a/ Pháp: Sơ phong giải biểu,tuyên phế chỉ khái hóa đàm.
b/Phương:
*/Bài 1: Tô diệp  12g   Lá hẹ 8g  Lá xương sông  8g  Ma hoàng 6g  Hạnh nhân 8g  ngũ vị tử 8g Trần bì  6g  Bán hạ  10g Cát cánh  12g  bách bộ 8g   Cam thảo 4g  Sinh khương  5g.
Nếu có sốt thêm Hoàng cầm  8g , Tang bạch bì  12g.
*/Bài 2: Tiểu thanh long thang gia giảm:
Ma hoàng 6g  Quế chi  4g  Bạch Thược 12g  Cam thảo  4g  Trần bì  6g Bán hạ chế  8g Xuyên bối mẫu  8g  Sơn đậu căn 8g  Ngũ vị tử  8g Hạnh nhân  8g  Cát cánh   12g  Bách bộ 8g  Tang bạch bì  12g  Sinh khương  5g.
2:Giai đoạn ho cơn:(thường do đờm nhiệt.phế nhiệt)
a/Pháp: Thanh phế tiết nhiệt,tán hàn,chỉ huyết.
b/Phương:
*/Bài1: Cao bách bộ.
Bách bộ 250g  Rễ chanh  250g  Cỏ nhọ nồi 250g  Cỏ mần trầu 250g  Rau má  250g  Lá mơ tam thể  150g  Cam thảo dây 150g  Đường kính  150g  Trần bì  100g   Sinh khương  50g.
  Cho vào 6 lít nước,sắc còn lại 1 lít,dùng phèn phi tán nhỏ với đường hòa lẫn đun sôi còn lại  vừa đủ 1lit .liều dùng:Mỗi ngày uống 2-3 lần.
6 tháng đến 1 năm :mỗi lần uống 2 thìa con . 1 tuổi đến 2 tuổi :4 thìa , 2 tuổi  đến 4 tuổi: 6 thìa.4 tuổi đến 7 tuổi : 7 thìa.
*/Bài2: Ma hạnh thạnh cam thang gia giảm:
Ma hoàng  6g   Hạnh nhân  8g  Thạch cao  20g   Tang bạch bì  12g Xạ can   8g  bối mẫu  8g  Cam thảo  4g  Hoàng cầm 8g  bách bộ 8g  Trúc nhự  8g  Cỏ nhọ nồi 12g Sinh khương   5g.
Nếu XH: Chi tử sao đen  8g  ,  Rễ cỏ gianh 12g.Đờm nhiều: Bán hạ chế  8g  ,Hạt cải củ   8g .
3: Giai đoạn hồi phục (Phế khí hư hoặc phế âm hư).
a/Pháp: Tư dưỡng phế âm,phế khí.
b/Phương:
*/Bài1: tang bạch bì  12g  mạch môn  12g  Ngọc trúc  12g  Bách bộ 8g  Tử uyển  8g  Cam thảo  4g  Sa Sâm  12g  Bạch linh  12g  Trần bì  6g  Bạch truật  12g  Ngũ vị tử  8g  Sinh khương 4g.
 Nếu tự ra mồ hôi :Phế khí hư gia: Đẳng sâm.  16g  ; Bạch truật 16g.
*/Bài 2: Chỉ thấu tán gia giảm :
Cát cánh  12g  Sa Sâm  12g  Tử uyển 8g  Trần bì  6g  Bán hạ chế 8g Bách bộ  8g  Macoj môn 8g  Ngũ vị tử 8g  Bạch linh  12g  Bạch truật  12g  Xuyên khung  8g  Đương Quy  12g  Thục địa  10g  Bạch Thược  12g  Cam thảo  4g  Sinh khương  4g .
IV/ CHỮA HO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC.
1/ Châm Cứu
-Giai đoạn đầu:(cảm nhiễm,phế hàn):Châm bổ phong môn,Phế du, Xích trạch  ,Phong long ,Liệt khuyết  ,Thiên đột.
- Giai đoạn ho cơn:(thường do đờm nhiệt.phế nhiệt) châm tả các huyệt trên.
_ Giai đoạn hồi phục (Phế khí hư hoặc phế âm hư): Châm bổ hay cứu Phế du ,Khí hải  ,Cao Hoang,  Túc Tam Lý .
2/ Nhĩ châm.
 Châm vùng Phế,Phế quản ,Tuyến thượng thận ,Thần môn , huyệt : bình xuyễn.
3/ KINH NGHIỆM DÂN GIAN : Hoa hòng bạch hấp với đường kính uống ngày 2-3 lần.
V/ PHÒNG BỆNH VÀ CHĂM SÓC :
1/Phòng bệnh:
-Phòng đặc hiệu: Đưa trẻ đi  tiêm phòng theo lịch tiêm chủng hàng tháng.
-phòng không đặc hiệu : Rất khó đạt hiệu quả vì bệnh có biểu hiện lân sàng không điển hình khá nhiều hoặc có 1 số không có t/c lâm sàng.
2/ Chăm sóc:
-Trẻ có nguy cơ cao với biến chứng của bện ho gà:Viêm phổi,giãn phế quản,tràn khí màng phổi,khí phế thũng,xẹp phổi,Biến chứng thần kinh:Viem não và để lại di chứng trầm trọng nên cho trẻ ăn nhiều bữa,đầy đủ chất dinh dưỡng,dễ tiêu hóa.Nồi hoàn nước,điện giải đầy đủ đặc biệt ở trẻ nôn nhiều.
-Theo dõi sát hô hấp để phát hiện dấu hiệu ngừng thở đột ngột ở trẻ sơ sinh,hoặc trẻ có sẵn bệnh từ trước:bệnh tim,bệnh hô


BÀI 6: QUAI BỊ.
I/ĐẠI CƯƠNG:
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm hay xay ra ở mùa đông xuân,thường gặp ở trẻ em từ 5-9 tuổi.T/C chủ yếu là viêm sưng tuyến mang tai.
-N/n do dịch độc qua mũi miệng vào thiếu dương,đi theo đởm kinh ra ngoài sinh bệnh.Đởm và can có quan hệ biểu lý tạng phủ nên khi có bệnh có các triệu chứng của can và kinh can kèm theo;viêm tinh hoàn,hôn mê,co giật,biến chứng não.
II/T/C LS:
1/Thể nhẹ: Bắt đầu thấy ê ẩm vùng dái tai,sau đó sưng,đỏ,đau,có thể thấy phát sốt,sợ lạnh,đau đầu,đau họng,nhai nuốt khó.Bn mệt mỏi,nôn,mửa. L: đỏ, R: Trắng hoặc hơi vàng, M: phù sác.Sưng tuyến mang tai 1 bên,nhiều trường hợp sưng cả hai bên.T/g sưng 5 đến 6 ngày rồi khỏi hoàn toàn(tất cả các t/c đều diễn biến từ 6 đến 12 ngày).
2/thể nặng (nhiệt độc uất kết).
Sốt cao liên tục,đau nhức dữ dội vùng mang tai,há miệng và nhai nuốt khó khăn,phiền táo,miệng khô khát nước,tiểu tiện ngắn đỏ,đại tiện táo, L:đỏ, R:vàng dày, M:hoạt sác hữu lực.nặng có thể mê man co giật.
III/ĐIỀU TRỊ:
1/Thể nhẹ:
a/Pháp: Sơ phong,thanh nhiệt,giải độc,tán kết,tiêu thũng.
b/Phương:
*/Bài 1: Kinh giới  6g  Kim ngân hoa  10g  Sài đất  12g   Bồ công anh   16g  Đẳng sâm.  12g   Bạch linh   12g   Bạch truật  12g  Trần bì   6g   Cam thảo  4g   Sinh khương   5g.
*/Bài  2: Sài hồ cát căn thang gia giảm:
 Sài hồ   10g  Thăng ma   10g  Liên kiều  8g   Kim ngân hoa  10g   Cam thảo   4g   Sinh khương   5g  Ngưu bàng tử  12g   Cát căn  12g  Hoàng cầm    8g   Cát cánh   10g  Thạch cao  20g   Huyền sâm  12g  Mẫu lệ   20g    Xa tiền   12g.
-Phếp gia giảm:-Tuyến mang tai đau,rắn:Xạ can 10g.-Viêm tinh hoàn :Hạt vải 12g, khổ luyện tử  12g.
*/Bài  3:Hạt Gấc giã nát chưng với giấm đắp vào chỗ viêm ngày 2 lần.
2/thể nặng (nhiệt độc uất kết).ư
a/Pháp:Thanh nhiệt,giải độc,nhuyễn kiên,tán kết hoặc thanh nhiệt,giải độc,tức phong,trấn kinh.
b/Phương:
*/Bài 1: Phổ tế tiêu độc ẩm gia giảm: Sài hồ  10g   Thăng ma 10g  Liên kiều   8g  Huyền sâm  12g  Ngưu bàng tử  12g  Cam thảo  4g  Sinh khương  5g   cương tàm  12g  Hoàng cầm   8g  Cát cánh  10g   Xạ can  12g   Thạch cao   20g  Hạt vải   10g  Mẫu lệ   20g.
*/Bài 2: Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm: Thạch cao  20g   Sinh địa  16g  Hoàng cầm  8g  tri mẫu  10g  Liên kiều   8g  Xích thược  10g Huyền sâm  12g  Câu đằng  12g  Thiên ma  10g  Xạ can  10g  Hạt vải  20g   Cam thảo   4g   Sinh khương  5g.
*/ Châm Cứu:- châm tả: Hợp Cốc ,giáp xa, Uyển cốt,ế phong, Dương khê.
-Nhĩ châm:Châm vị trí:Tuyến nội tiết,tuyến mang tai.
IV/ PHÒNG BỆNH VÀ CHĂM SÓC:
1/ Phòng bệnh :- Phòng đặc hiệu: Tiêm vác xin sống giảm động lực(thường kết hợp với vác xin khác như sởi,ho gà…)liều 0,5 ml tiêm dưới da 1 lần duy nhất phòng bệnh cho thanh thiếu niên nhi đồng chưa có miễn dịch(đặc biệt cho những người chỉ có một tinh hoàn).Vaccin cho miễn dịch tốt,không có tai biến,bảo vệ được 3 đến 5 năm.
-P/n có thai khi bị bệnh nếu có điều kiện tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu liều 0.3mg/kg dùng một liều duy nhất tiêm bắp.
-Phòng không đặc hiệu:Rất khó đạt hiệu quả vì bệnh có thể lây 6 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
+cần phát hiện cách ly sớm bện nhân hạn chế lây lan,tránh tiếp xúc với người bệnh.
+nâng cao thể trạng nhằm nâng cao chính khí tránh tà khí xâm nhập vào.
+mang khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân,khử trùng mũi họng bằng nước muối,thuốc sát trùng.
2/ Chăm sóc:-vệ sinh,chăm sóc răng miệng:cho trẻ xúc miệng bằng dung dịch sát trùng,nước muối,acid boric 5%.
-Nàm nghỉ,đắp ấm vùng tuyến sưng,cho thuốc hạ nhiệt,giảm đau,mặc quần lót để nâng tinh hoàn.
-cho trẻ ăn nhiều bữa,đầy đủ chát dinh dưỡng,dễ tiêu hóa.


BÀI 7: VIÊM PHỔI TRẺ EM
Nguyên nhân do: phong hàn, phong nhiệt, đàm nhiệt xâm nhập vào phế làm phế bị trở ngại gây ho, khó thở sốt cao, nếu nhiệt độc mạnh vào doanh huyết làm trở ngại đến sự vận hành của huyết gây chứng: Sắc mặt xanh, tím tái ở đầu chi, nếu sốt cao có thể gây hôm mê co giật, nếu chính khí quá suy yếu có thể xuất hiện chứng truỵ mạch: ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ muốn mất
1. Thể phong hàn
-T/c: Sốt, ho, sợ rét, không có mồ hôi, ho nặng tiéng, cổ có đờm, khó thở, cánh mũi phập phồng, miệng không khát, ăn kém, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn
- Pháp: Tuyên phế khí, tán hàn tà
- phương:
+ Hoa cái tán
Ma hoàng 6, chích thảo 4, hạnh nhân 8, phục linh 10, tang bạch bì 8 , tử tô 6, trần bì 6
+ Tam ẩm thang gia giảm
Ma hoàng 6, hạnh nhân 8, cam thảo 4, bách bộ 8, tử uyển 8, tiền hồ 8, bạch tiền 8
2. Thể phong nhiệt độc:
- T/c: Sốt cao, thở nhanh gấp,mũi phập phồng, ho đờm vàng, ra mồ hôi ít, mặt đỏ môi hồng, họng khô, miệng khát, nước tiểu đỏ, lưỡi khô rêu vàng, mạch phù sác
- Pháp: Tuyên phế hoá đàm, thanh nhiệt giải độc
- Phương: Ma hạnh thạch cam thang gia: hoàng liên, hoàng cầm, liên kiều, ngân hoa
3. Thể đàm nhiệt
- T/c: Bệnh nhân khó thở nhiều, sốt cao, phiền táo, thở gấp, cánh mũi phập phồng, sắc mặt xanh, khò khè suyễn, nặng nữa có thể hôn mê, co giật, gáy cứng, nước tiểu vàng ít, táo bón, chất lượi đỏ, rêi vàng, mạch hồng sác
- Pháp: thanh nhiệt giải độc, tuyên phế trừ đàm
- Phương: đình lịch đại táo tả phế thang phối hợp với ma hạnh thạch cam thang
4. Thể phế hư
- T/c: Sắc mặt trắng bệch, khó thở, trán có mồ hôi, hai mắt không có thần, người gầy, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, mạch có khi muốn mất biểu hiện chứng dương khí thoát
- Pháp: Bổ thổ sinh kim cứu thoát
- Phương: Nhân sâm ngũ vị thang
Nhân sâm 6, Ngũ vị tử 8, Phục linh 8, mạch môn 12, bạch truật 12, đại táo 12, chích thảo 4, sinh khương 5
5. Châm cứu:
Huyệt chung: Xích trạch, liệt khuyết, phế du, khúc trì, chiên trung, thiên đột
- đờm nhiều gia: phong long, thái uyên
- co giật: thái xung, thần môn
- hôm mê: nhân trung, nội quan
- truỵ mạch: quan nguyên, khí h


BÀI 8: CO GIẬT TRẺ EM
Co giật trẻ em YHCT gọi là chứng kinh phong là một bệnh thuộc diện cấp cứu do nhiều nguyên nhân gây ra
- YHCT chia làm 2 loại: co giật có sốt và co giật không có sốt. Co giật có sốt thường do viêm nhiễm: Viêm não, màng não, chấn thương, tắc mạch não, xuất huyết não... Co giật không sốt như: Hạ can xi huyết, hạ đường huyết, ngộ độc thức ăn, động kinh..
- YHCT căn cứ vào tính chất hàn nhiệt, hư thực và tính chất hoãn cấp của quá trình phát sinh ra bệnh và chia ra 2 thể cấp và mạn gọi là cấp kinh phong và mạn kinh phong
- Chứng co giật trẻ em cần cấp cứu kịp thời bằng các phương pháp tổng hợp của YHHĐ và YHCT
I. Cấp kinh phong: thuộc nhiệt, thực chứng có những biểu hiện lâm sàng sau: Phát bệnh nhanh, hôn mê co giật, hai mắt trực thị, hàm răng cắn chặt, gáy cứng, chân tay co quắp do 4 chứng: Đàm, nhiệt, phong, kinh gây ra
Phương pháp chữa cơ bản là: sơ phong thanh nhiệt, khai khiếu, hoát đàm = kéo đàm ra, bình can trấn kinh
1, Kinh phong do ngoại cảm hay ngoại phong: Gặp ở các trường hợp co giật nhưng không có hôn mê, sốt cao co giật, hội chứng não cấp, viêm màng não, viêm não thời kỳ đầu
- T/c: Phát bệnh nhanh, có biến chứng, sốt, phiền táo, có khi nôn mửa, đột nhiên gáy cứng, chân tay co quắp, tinh thần không minh mẫn
- Pháp: Sơ phong chỉ kinh
Phương: Ngân kiều tán gia giảm
kim ngân 16, liên kiều 12, đậu xị 12, ngưu bàng tử 8, kinh giới 12, cát cánh, bạc hà 16, cam thảo 4
Nếu nôn mửa, rêu lưỡi trắng nhớt, dính gia hương nhu 12, hoắc hương 6, xương bồ 4